Hải Nguyễn (VNTB) Việc bắt cho bằng được TXT, bất kể luật pháp quốc tế cũng như luật pháp nước Đức sở tại đã cho thấy đảng và nhà cầm quyền luôn thích đứng trên pháp luật bằng mọi cách và mọi giá.
Chuyến công du của thủ tướng Việt Nam trên nước Đức, chưa được bao lâu sau buổi hòa nhạc du dương êm ái được nước chủ nhà mời thưởng thức, giờ đây dư âm của buổi hòa nhạc đã trở nên u ám hơn bao giờ hết khi mà nhà cầm quyền VN đã làm mích lòng đối tác chiến lược của mình bởi một hành động thật sự rất thiếu suy nghĩ.
Có lẽ, xuất phát từ việc xin dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước không thành, bởi chưa có hiệp định ký kết dẫn độ giữa hai nước, cho nên đảng và nhà cầm quyền không còn cách nào khác buộc phải sử dụng đòn ” bắt cóc hạ cấp ” để bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh về quy án.
Việc bắt cho bằng được TXT, bất kể luật pháp quốc tế cũng như luật pháp nước Đức sở tại đã cho thấy đảng và nhà cầm quyền luôn thích đứng trên pháp luật bằng mọi cách và mọi giá.
Sở dĩ, đảng và nhà cầm quyền đi tới hành động nông nổi của mình ngày hôm nay có lẽ một phần do ảnh hưởng người bạn ” 4 tốt 16 vàng “. Phần còn lại như một dị tật bẫm sinh khó có thuốc chữa trị, đó là quyền lực độc đảng trong tay, dẫn đến quyền sinh sát tùy tiện bất kể vụ việc nào đó có đúng luật pháp hay hiến pháp đi nữa.
Cũng như việc bắt những người bất đồng chính kiến, bỏ tù những nhà hoạt đồng vì môi trường môi sinh, vì quê hương biển đảo bị xâm chiếm, của những năm tháng trước đây và ngay cả thời gian gần đây trong nước đã tạo nên một tiền lệ xấu cho chính bản thân nhà cầm quyền, nên giờ đây mới xảy ra hệ lụy xấu trên nước Đức.
Việc coi thường người dân, mị dân trong những việc dầu sôi lửa bỏng của đất nước đã trở thành nếp nghĩ của đảng và nhà cầm quyền bấy lâu nay. Cũng chính vì lẽ đó mà hôm nay người dân lại được nghe báo đài của đảng và nhà cầm quyền nói rằng : Trịnh Xuân Thanh đã về đầu thú ở bộ công an, nhưng ngay sau đó bộ ngoại giao Đức đã ra tuyên bố qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Martin Schäfer : ” Chính phủ Đức không nghi ngờ rằng Đại sứ quán và cơ quan tình báo Việt Nam đã tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7 “.
Và, ” Để đáp lại hành động không thể chấp nhận, chúng tôi công bố đại diện chính thức của cơ quan tình báo thuộc Đại sứ quán Việt Nam là ” persona non grata ” và hạn cho ông ta 48 giờ để rời khỏi nước Đức”.
Giờ đây, đảng và nhà cầm quyền VN sẽ phản ứng ra sao trước bước tiếp theo của chính phủ Đức có thể đã công bố sẽ trục xuất cả vị đại sứ quán của VN tại Đức và đòi trả lại Trịnh Xuân Thanh.
Nếu lỡ, VN không đáp ứng đòi hỏi của chính phủ Đức, thì liệu rằng nước Đức có chấm dứt quan hệ ngoại giao với VN hay không và hệ lụy giao thương kinh tế của VN sẽ ra sao trên thương trường quốc tế?.
Thật khó nghĩ!!.
Đứng trước nội tình của đất nước ngày một tối tăm, giấc mơ TPP qua những tháng ngày đàm phán vất vã cũng đã tiêu tan, cái phao cuối cùng là FTA đang đứng trước sự mong manh dễ vỡ tiếp theo. Biển Đông thì chòng chành muôn vàng sóng dữ, mõ dầu và khí thì bị Trung Quốc hăm he chiếm trọn ngay trên thềm lục địa của mình.
Đảng và nhà cầm quyền VN có cần luật pháp quốc tế can thiệp?
Như thường lệ lâu nay, đảng và nhà cầm quyền vẫn hô hào với bạn bè quốc tế rằng : Việt Nam luôn tôn trọng các luật pháp quốc tế để giải quyết những xung đột xảy ra.
Nhưng, lần này có lẽ đảng và nhà cầm quyền VN đã vi phạm luật quốc tế cũng như luật pháp riêng của Đức một cách nghiêm trọng, khác nào tự chôn mình trên chính trường quốc tế cho những ngày tháng sắp tới.
Hội nghị APEC tháng 11 tại Đà Nẵng lại cận kề, liệu đảng và nhà cầm quyền gặt hái được kết quả gì ở hôi nghị này hay không?
Người dân, lại phải lo lắng cho khoảng tiền lớn sẽ bỏ ra sắp tới để tiếp đãi hội nghị APEC, trong tâm thể bất an khi uy tín trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với luật pháp quốc tế trong những năm qua và hiện tại ngày một xấu đi không điểm dừng.
Niềm tin với người dân trong nước, uy tín với bạn bè quốc tế, không bỗng dưng ngày một ngày hai mà mai một đi được, nếu như đảng và nhà cầm quyền VN không tạo ra những tiền lệ xấu không hay để đối xử không tốt với người dân của mình, không tốt cho đất nước của mình, thì lẽ nào ngày hôm nay và ngay cả mai sau cho những thế hệ tiếp theo phải gánh một biển nợ khổng lồ không biết bao giờ mới trả hết được.