Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thời điểm này, rất không nên ‘tìm kháng thể’ sau chích ngừa

ưu tiên vắc xin

Nguyễn Huỳnh

 

(VNTB) – Vì rất có thể người dân sẽ ùn ùn chọn chích ngừa bằng các loại vắc xin do Trung Quốc sản xuất, điều này dẫn đến rối loạn trật tự trị an, đặc biệt là với những viên chức chính phủ vốn đã chích vắc xin Mỹ như Pfizer/ BioNTech, Moderna.

 

Ngay cả những người chích mới một mũi AstraZeneca, biết đâu chừng họ cũng sẽ phản ứng đòi chích mũi 2 là Vero Cell của Trung Quốc.

Ngày 3-10-2021, trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế cho biết “Không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích”. Bộ Y tế cho biết, hiện Tổ chức Y tế thế giới chưa đưa ra khuyến cáo về ngưỡng đáp ứng bảo vệ đối với virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, xét nghiệm huyết thanh học phát hiện kháng thể không sử dụng để xác định đang nhiễm virus, và không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh Covid-19, chủ yếu phục vụ trong nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị.

Phân tích kỹ hơn về xét nghiệm kháng thể, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Giảng viên Bộ môn Miễn dịch Sinh lý Sinh lý bệnh, Đại học Y dược TP.HCM, kiêm Phó trưởng Đơn vị Tiêm Chủng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết virus gây Covid-19 có thể nhận dạng qua nhiều kháng nguyên khác nhau như kháng nguyên protein gai (S), kháng nguyên nucleocapsid (N).

Sau khi mắc bệnh tự nhiên hoặc chích vắc xin, hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Khi mắc bệnh thì cơ thể tạo ra đủ loại kháng thể tương ứng chống lại cả kháng nguyên S và N.

Sau khi chích vắc xin Covid-19, dựa theo cơ chế sản xuất vắc xin thì đa số đều chỉ tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên S hoặc RBD (vùng có gắn kết kết với protein S); trừ nhóm vắc xin bất hoạt lấy thành phần là toàn bộ virus đã chết. Các kháng thể có thể cần vài ngày hoặc vài tuần để phát triển trong cơ thể. Vì vậy, không nên đi làm xét nghiệm kháng thể ngay sau khi vừa chích vắc xin xong.

Theo bác sĩ Hiền Minh, với virus gây Covid-19 thì protein gai (S) có vai trò quyết định khả năng xâm nhập tế bào. Các công ty làm kit xét nghiệm kháng thể Covid-19 đều chọn lựa phát triển sản phẩm theo hướng khác nhau, và trên thị trường xét nghiệm dịch vụ hiện nay phần lớn đều tập trung định lượng kháng thể IgG chống kháng nguyên S. Hoặc, các test nhanh kiểm tra kháng thể IgM, IgG là xét nghiệm định tính của phản ứng gắn kết kháng nguyên – kháng thể.

“Đây là xét nghiệm kháng thể sử dụng rộng rãi hiện nay, cho kết quả nhanh nhưng chúng không cho biết mức độ phản ứng của hệ miễn dịch hoặc hiệu quả bảo vệ thế nào”, bác sĩ Minh giải thích.

Theo bác sĩ Hiền Minh, xét nghiệm đơn thuần định lượng nồng độ kháng thể chống lại kháng nguyên S hay N của virus gây Covid-19 chỉ đại diện cho một khía cạnh của phản ứng miễn dịch phức tạp. Thiếu hoặc ít kháng thể IgG trong xét nghiệm không có nghĩa là cơ thể không được bảo vệ, vì phản ứng trí nhớ miễn dịch được tạo ra từ nhiễm virus hoặc chích ngừa trước đó vẫn có thể tạo ra sự bảo vệ khi lần sau tái phơi nhiễm với virus.

Ở một góc nhìn khác từ nhóm vắc xin bất hoạt.

Về nguyên tắc chung, khi chúng ta được chích các vắc xin chế tạo “dựa trên nền tảng protein S làm kháng nguyên” như Pfizer/ BioNTech, Moderna, AstraZenec, hoặc J&J thì cơ thể của chúng ta sẽ chỉ tạo ra các kháng thể nhận biết protein S mà thôi.

Còn đối với loại vắc xin chế tạo dựa trên “virus bất hoạt” như vắc xin của Sinopharm hoặc Hayat-Vax, thì cơ thể chúng ta sẽ tạo ra các kháng thể nhận biết ngoài protein S, còn các protein khác của virus nữa.

Như vậy, nếu được chích vắc xin chế tạo “dựa trên nền tảng protein S làm kháng nguyên”, thì đương nhiên không thể sử dụng xét nghiệm dựa trên cơ chế tìm protein N hoặc các protein khác, mà “phải là” xét nghiệm tìm protein S.

Việc xét nghiệm kiểm tra kháng thể sau khi chích vắc xin để biết vắc xin có hiệu quả hay không, nên được thực hiện sau 3 tuần kể từ ngày chích mũi thứ 2 (để có thời gian cho hệ miễn dịch tạo kháng thể), không nên để quá lâu (sau 3-6 tháng) vì lượng kháng thể có thể giảm nhanh hay chậm, tùy thuộc vào loại vắc xin và tùy vào thể trạng của người được chích.

Từ các tóm tắt sơ lược ở trên, giả dụ như người dân chích vắc xin bất hoạt của Trung Quốc là Vero Cell, giờ đã đủ thời gian từ 3 đến 4 tuần lễ ở mũi thứ 2, nếu họ thắc mắc về chất lượng của vắc xin này, để rồi nhất quyết đi yêu cầu xét nghiệm tìm kháng thể cho ‘ra ngô – ra khoai’.

Giả dụ khi kết quả từ phòng thí nghiệm nào đó cho ra kết quả những người chích đủ 2 mũi Vero Cell có kháng thể của không chỉ protein S, mà còn có cả kháng thể protein nucleocapsid – hay gọi tắt là protein N vốn có ở người đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên.

Nếu tình huống ở trên xảy ra, thì khi ấy liệu những người ‘kém may mắn’ khi ‘lỡ’ chích Pfizer/ BioNTech, Moderna, AstraZenec, vốn chỉ sinh ra mỗi kháng thể protein S, họ có dậy lên làn sóng yêu cầu được chích mũi thứ 3 là vắc xin Vero Cell, Hayat-Vax mà Đảng và Nhà nước đã mua về mới có mấy chục triệu liều mà thôi hay không?

Khi đó an ninh trật tự sẽ rơi vào rối loạn ngay, và các nhà sản xuất Pfizer/ BioNTech, Moderna, AstraZenec chắc chắn ế ẩm dài dài.

Vì những lẽ ‘tế nhị’ như trên, nên Bộ Y tế đã yêu cầu “Không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích”, bởi rất có thể người Việt Nam sẽ làm quảng cáo không công cho vắc xin Trung Quốc, ảnh hưởng đến kết quả “ngoại giao vắc xin” của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua.


Tin bài liên quan:

VNTB – Nhập cảnh trái phép sao mà dễ dàng đến vậy?

Phan Thanh Hung

VNTB – Hậu dịch Vũ Hán ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB – ​Đón ‘Xuân vận’, chuẩn bị ‘kích hoạt’ bệnh viện dã chiến số 13

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo