Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thư gửi ông Đỗ Văn Phúc về quyền bảo hộ tài sản trí tuệ của ông tại Việt Nam

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Ở Việt Nam lâu nay có tiếng là chuyện gì liên quan đến an ninh chính trị đều được các lực lượng an ninh bảo vệ chính trị nội bộ ‘đặc biệt chăm sóc’

 

Vì nước Việt Nam Cộng Sản nằm ngoài tầm tay của chúng tôi, chúng tôi khó nhờ cậy đến luật pháp Hoa Kỳ để bảo vệ tác quyền của mình và cũng không có cách gì để theo dõi các sự vi phạm hiện nay hay trong tương lai.

Trong một bài viết dưới dạng bản văn thông cáo, ông Đỗ Văn Phúc hiện đang sống ở Mỹ, cho biết cuốn sách nhan đề “Chuyện Dài Chữ Nghĩa” do ông giữ quyền tác giả đã bị một người đang sống ở Việt Nam xâm phạm quyền tài sản trí tuệ và khai thác thương mại qua việc rao bán ngay tại Việt Nam cũng như trên website Amazon.com.

(Chi tiết tại https://vietnamthoibao.org/vntb-ton-phi-danh-cap-tai-san-tri-tue/)

“Vì nước Việt Nam Cộng Sản nằm ngoài tầm tay của chúng tôi, chúng tôi khó nhờ cậy đến luật pháp Hoa Kỳ để bảo vệ tác quyền của mình và cũng không có cách gì để theo dõi các sự vi phạm hiện nay hay trong tương lai” – trích thông cáo của ông Đỗ Văn Phúc.

Tim hiểu cụ thể ở trang https://saigonpick.com/2022/04/05/gioi-thieu-sach-sua-loi-chinh-ta-va-loi-ngu-phap-cua-cac-tac-gia-do-van-phuc-va-ton-phi/, cuốn sách “Chuyện Dài Chữ Nghĩa” của ông Đỗ Văn Phúc, được ghi tác giả là “Tôn Phi” ở cuốn sách có tên “Sửa lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp”, Nhà xuất bản Sống Mới, tháng 9-2021.

Theo tự giới thiệu thì Nhà xuất bản Sống Mới được ông Tôn Phi, còn gọi triết gia Lê Minh Tôn, thành lập. Địa chỉ: Quốc lộ 1A, thôn Làng Lau, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Với những tóm tắt kể trên, bước đầu cho thấy có dấu hiệu của vi phạm pháp luật về xuất bản, về quyền sở hữu trí tuệ và chỉ dấu của Điều 117, Bộ luật hình sự hiện hành.

Trước hết, Luật xuất bản (tu chỉnh năm 2018) ở Điều 3 cho ghi rằng việc xuất bản ở Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu “mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế – xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

“Điều 5. Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.

3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Điều 10.2 của Luật xuất bản, “Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;

b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;

c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;

d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;

đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép”.

Theo quy định ở Điều 26, thì, “Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện”.

(Tham khảo chi tiết tại http://congbao.chinhphu.vn/thuoc-tinh-van-ban-so-28-vbhn-vpqh-28577)

Vấn đề tiếp theo, ngày 26 tháng 12 năm 1997 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt “Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả”, ký tại Hà Nội ngày 27 tháng 6 năm 1997.

Theo Hiệp định, “Điều 3: Tác phẩm được bảo hộ

1- Những tác phẩm được bảo hộ theo Hiệp định này bao gồm những tác phẩm mà một công dân hoặc người thường trú của một trong các Bên ký kết có những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại lãnh thổ của Bên kia, hoặc khi những quyền nói trên thuộc về một pháp nhân do bất kỳ một công dân hoặc người thường trú nào của Bên kia kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân, miễn là quyền sở hữu nói trên phát sinh trong vòng một năm kể từ ngày công bố lần đầu các tác phẩm đó tại một nước thành viên của một Điều ước đa phương về quyền tác giả mà một trong các Bên ký kết là thành viên tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực.

Kiểm soát gián tiếp nghĩa là kiểm soát được thực hiện thông qua cơ sở phụ thuộc hoặc chi nhánh, bất kể cơ sở hoặc chi nhánh đó đặt tại đâu”.

(Tham khảo: https://vbpl.vn/bovanhoathethao/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=7492; và http://congbao.chinhphu.vn/thuoc-tinh-van-ban-so-07-vbhn-vpqh-29525?cbid=27782)

Từ một số ghi nhận ở trên cho thấy ông Đỗ Văn Phúc hãy gửi một văn thư đến email: info@vietnamembassy.us yêu cầu tùy viên văn hóa của Tòa đại sứ Việt Nam tại Washington, DC xử trí vụ việc.

Lưu ý, ở Việt Nam lâu nay có tiếng là chuyện gì liên quan đến an ninh chính trị đều được các lực lượng an ninh bảo vệ chính trị nội bộ ‘đặc biệt chăm sóc’. Bởi vậy nên trong chuỗi vụ việc kể trên về xuất bản – phát hành, ông Đỗ Văn Phúc hoàn toàn có lý khi cho rằng, “Vì nước Việt Nam Cộng Sản nằm ngoài tầm tay của chúng tôi, chúng tôi khó nhờ cậy đến luật pháp Hoa Kỳ để bảo vệ tác quyền của mình và cũng không có cách gì để theo dõi các sự vi phạm hiện nay hay trong tương lai”.


Tin bài liên quan:

VNTB – Khởi tố vụ án, nhưng có khởi tố bị can hay chưa?

Phan Thanh Hung

VNTB – Thuyết âm mưu và lằn ranh của “xuyên tạc”

Do Van Tien

VNTB – Lấy ý kiến học sinh về Luật Đất đai (sửa đổi): hành vi không phù hợp Hiến định và luật dân sự

Do Van Tien

2 comments

Nguyễn Tuấn Anh 08.04.2022 2:01 at 02:01

Ông Đỗ Văn Phúc cần viết thêm mấy bài chống Đảng, chống chế độ, thế là mấy ông/bà ở Việt Nam sẽ tự động rút ra, cạch luôn, hổng dám đụng tới chữ nghĩa của bác .

Reply
Michael 13.04.2022 7:42 at 07:42

Cám ơn ý kiến của ông!
Tôi nghi TP này cò mồi của VC. Anh ta từng gia nhập phong trào P.H (chống Cộng), được phong trào đưa qua Cambodia huấn luyện nhưng bị đuổi về VN vì tội hám gái.
Anh ta có viết một bài ca tụng HCM! Mời xem thêm trong trang web sau:
https://minhtrietviet.net/thu-tong-ket-ve-viec-con-chau-bac-ho-tiem-danh-an-viet/

Mời ông Nguyễn Tuấn Anh vào trang web của tôi để xem những bài bình luận chính trị. Phía Việt Cộng biết tôi rành lắm!
http://www.michaelpdo.com

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo