Diễm My
(VNTB) – Bất chấp lo ngại từ các tổ chức môi trường và các quốc gia hạ vùng sông Mekong, Lào vẫn thông qua kế hoạch triển khai xây đập thủy điện thứ 6, Dattang Sanakham.
Bộ ngoại giao Việt nam trong buổi họp báo chiều 14/5 lên tiếng khẳng định, các quốc gia có lợi ích chính đáng trong sử dụng tài nguyên nước sông Mekong để phát triển, đồng thời phải có trách nhiệm chung trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
“Việc phát triển các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác dụng tiêu cực, bao gồm các tác động xuyên biên giới đến môi trường, đời sống kinh tế – xã hội của các nước ven sông, nhất là các nước ở hạ nguồn, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định của Ủy hội sông Mekong Quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Câc nhà môi trường cũng chỉ trích Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vì đã thúc đẩy một kế hoạch “phá hủy” khác trên sông Mekong, vốn đã bị các dự án thủy điện bóp nghẹt.
Dòng chảy của sông Mekong, con sông dài nhất ở Đông Nam Á, đã bị bức tử bởi hàng loạt thuỷ điện trên dòng sông chính.
Lào đã xây dựng hai đập hạ lưu Xayaburi và Don Sahong, và quốc gia này hy vọng sẽ xây dựng thêm 7 đập nữa để đạt được mục tiêu trở thành “ắc quy châu Á.”
Các nước vùng hạ lưu sông như Thái Lan, Campuchia và Việt nam đang đối diện với tình trạng hạn hán bất thường, khi mực nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Các quyết định thuỷ điện dù vấp phải phản đối từ các chuyên gia và tổ chức môi trường nhưng thường vẫn được triển khai, do nhu cầu khát năng lượng từ các nước. Hệ quả là ngày có nhiều bằng chứng cho thấy thuỷ điện gây ra thiệt hại sinh thái đối với một trong những tuyến đường thủy đa dạng sinh học nhất thế giới. Các quốc gia nằm ven Mekong cũng đối diện với tình huống hạn hán khu vực tồi tệ nhất trong 40 năm và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang trở nên tồi tệ hơn.
Áp lực kinh tế và động lực thị trường năng lượng dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến thủy điện trong khu vực.
Tại Lào biến đổi khí hậu đã bắt đầu gay gắt ở khắp mọi nơi, đó là một trong những lý do tại sao chính phủ thừa nhận rằng họ cần kiểm tra sự phụ thuộc chặt chẽ hơn vào thủy điện.
Theo các báo cáo gần đây, Trung Quốc cố tình lưu trữ nước ở các phần của sông Mekong (được gọi là sông Lancang), dẫn đến dòng chảy hạ lưu và sông khô không đủ, làm tăng mối lo ngại về độ tin cậy của đập.
Báo cáo của Uỷ hội sông Mekong cho thấy vào năm 2030, nhiệt độ trung bình dự kiến sẽ tăng khoảng 0,8 độ C. Con số này sẽ tăng dần trong suốt phần còn lại của thế kỷ, và mỗi lần tăng sẽ làm tăng cường độ và nguy cơ tác động. Tổ chức này cũng chỉ ra rằng theo “kịch bản khí hậu khô cằn”, dòng chảy hàng năm của sông Mekong chảy qua Viêng Chăn, thủ đô của Lào, sẽ giảm 50% trong 40 năm tới.
Các dự án năng lượng mặt trời được coi là bổ sung hoặc thay thế thủy điện không đáng tin cậy. Hiểu đúng hơn điều kiện hạn hán và thời tiết trong những năm gần đây đã bất ngờ làm suy yếu độ tin cậy của sản lượng thủy điện, vì vậy một số thị trường có thể tìm kiếm các nguồn tải cơ sở đáng tin cậy khác để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
Khác với Lào, Campuchia là một quốc gia đã từ chối sử dụng các đập chính lớn. Chính phủ Campuchia đã trì hoãn một dự án mới trên sông Mekong trong mười năm vào tháng trước. Điều này có nghĩa là hai dự án tiềm năng – Stung Treng và Sambor – khó có thể tiến hành.
Theo Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, nói với VnExpress. vào mùa mưa, khu vực tập trung nhiều nước nhất ở sông Mekong là ở Lào và Tây Nguyên của Việt Nam. Cũng theo ông Eyler đập thủy điện càng lớn và càng gần nguồn nước thì càng gây tác động lớn đến hạ nguồn. Điều này dự báo hạn hán ở hạ lưu sông Mekong sẽ tái diễn thường xuyên hơn trong tương lai.
Giải pháp đề ra cho hạn hán ở vùng đồng bằng sông Cửu Long miền Tây Việt nam là tạo ra các hồ chứa nước vào mùa mưa và tiếp tục kiến nghị các quốc gia ven Mekong đánh giá đầy đủ tác động của các đập thủy điện để đề ra giải pháp tối ưu trong quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trên sông Mekong.