Việt Nam Thời Báo

VNTB- Tích tụ ruộng đất trong xã hội cộng sản – lợi và hại

Đào Đức Thông

(VNTB) – Chính sách của nhà nước  Việt Nam đang thay đổi từng ngày, ở đây chúng ta không bàn sâu vì trong xã hội CS người dân chỉ được lắng nghe, không có quyền phản biện, quan cũng không thèm nghe những phản biện của dân mà còn cho những ý kiến phản biện đó là phản động.



Có một số quan điểm cần nhìn lại:

Năm 1954, giới lãnh đạo CS miền bắc Việt Nam đã đánh vào giai cấp địa chủ trong việc cải cách ruộng đất, lúc bấy giờ ai có vài mẫu ruộng lập tức bị quy chụp là địa chủ cường hào áp bức bóc lột, và mang ra đấu tố đập chết không thương tiếc, thậm chí còn khuyến khích việc con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau trên đình làng v.v… Khiến cho bao cảnh nhà ly tán, tan thương khắp cả miền Bắc Việt Nam!

Ngay sau đó ông Hồ Chí Minh đã xin lỗi đồng bào cả nước, ông Trường Chinh phải từ chức Tổng bí thư đảng, đảng CS đã phải điều chỉnh lại chính sách.

Đã hơn 63 năm đổi mới, nay chúng ta lại về vị trí xuất phát đó là cho phép tích tụ ruộng đất với tư duy nhằm tạo đà thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Nhớ lại 63 năm trước, những doanh nghiệp ngày ấy chính là những người bị quy chụp địa chủ, cường hào ?!

Ngày nay đất nước Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tầng lớp bị coi là địa chủ thì nhiều vô kể

Trong quá trình thực hiện “luật” tạo đà phát triển cho doanh nghiệp chắc chắn sẽ có bóng dáng của những ông địa chủ mới, đó là ý tưởng của người có tiền, thậm chí là giàu từ việc tham nhũng! Theo luật tích tụ ruộng đất này thì đương nhiên họ sẽ thành ông chủ xã hội chủ nghĩa hợp pháp, khi họ, con cái hay người thân của họ là cổ đông lớn tại những doanh nghiệp này.

Chúng ta đã thấy bóng dáng việc này từ lâu rồi, bởi khi đồng tiền tham ô được thông qua cổ đông các doanh nghiệp để rửa sạch thì nó được khoác lên mình một màu sắc mới, đó là màu sắc của đổi mới tư duy, hội nhập, nhanh nhạy, linh hoạt, nên thành công và hội nhập kịp cùng thế giới.

Việt Nam  đổi mới tư duy là  điều tốt nhưng  phải đổi mới đồng bộ nghĩa là phải đổi mới cả về dân chủ, chứ không chỉ đổi mới những vấn đề có lợi cho các tầng lớp thượng tầng mà lại có hại cho tầng lớp hạ tầng.

Nếu một mai, các doanh nghiệp và những người giàu thông qua doanh nghiệp chỉ đền bù một chút như kiểu bố thí cho cô hồn mà lại đúng luật, để thâu tóm toàn bộ đất đai trong lãnh thổ Việt Nam về cho họ thì người nông dân nghèo thấp cổ bé họng sẽ làm gì? Nhà cầm quyền Việt Nam đã tính được bước tiếp theo là giải quyết công ăn việc làm cho những nông dân thất nghiệp chưa? Hay là họ nhận tiền đền bù rồi đi ra phố ngắm cảnh? Sau khi hết tiền họ sẽ làm gì? Hay lại làm thuê cho ông chủ doanh nghiệp kiểu mới, làm thuê trên chính mảnh đất một thời từng là của họ? Đó là chưa tính tới trường hợp đất đai Việt Nam lọt vào tay người nước ngoài mà nhất là kẻ thù Phương Bắc qua doanh nghiệp thì hệ lụy khôn lường.

Chúng ta có thể lưu ý rằng, đây cũng có thể tạo ra một kẽ hở lớn trong quy hoạch đất đai như đồn điền đổi thửa, tạo một sân chơi cho cán bộ địa phương câu kết với doanh nghiệp để vơ vét, mà hiện tượng này đang xuất hiện tràn lan trên cả nước Việt Nam hiện nay.

Ở Việt Nam yêu nước quá khó!

Ông trưởng ban kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình cùng các cơ quan hoạch định chính sách cần phải lắng biết nghe ý kiến của người dân để tính toán thật kỹ trước khi ban hành luật, tránh trường hợp luật vừa ban hành đã lạc hậu hoặc không khả thi, vừa tốn tiền thuế của dân vừa đẩy đất nước Việt Nam vào con đường cùng quẫn. Đừng quy chụp những ý kiến phản biện của nhân dân là phản động.

Quốc hội Việt Nam phải có những điều luật để trị luật, phải mạnh tay tống giam những công chức thực thi bảo vệ pháp luật mà cố tình sai luật. Luật, các văn bản dưới Luật nếu  ban hành gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước thì cần phải được Quốc Hội bãi bỏ, đồng thời cũng phải tống giam những người đưa đã ra chủ trương không đúng đắn, hoặc những văn bản không phù hợp làm chậm tiến trình cải tổ đổi mới dân chủ của đất nước.

Ở Việt Nam, người có tài thì không đảm nhiệm chức vụ vì họ không phải đảng viên. Chỉ có đảng viên mới được làm quan. Lâu dần đã hình thành nhóm lợi ích trong đó đến hàng trăm ngàn người! Do vậy chúng ta cần xem lại cơ chế này. Muốn phát triển đất nước Việt Nam thì ai tài giỏi người đó đều có cơ hội ra làm lãnh đạo đất nước, không phân biệt đảng phái, tín ngưỡng, dân tộc vùng miền, giới tính… Và mọi lãnh đạo chủ chốt đều phải được bầu cử và tranh cử công khai, người dân Việt Nam phải được trực tiếp cầm lá phiếu bầu cho những người đại diện mình quản lý đất nước. Có như vậy đất nước Việt Nam mới phát triển, nhân dân Việt Nam mới làm chủ đất nước, lúc đó chính quyền Việt Nam mới thực sự là của dân, do dân và vì dân.

Tin bài liên quan:

VNTB- Một nền giáo dục làm hỏng nhiều thế hệ

Phan Thanh Hung

VNTB- Tiểu phẩm: Chuyện về Sơn tinh và Thủy Tinh

Phan Thanh Hung

VNTB- Bảo tồn văn hóa Việt trước sự xâm lăng của phương Bắc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo