VNTB – Tổ chức Giải phóng Palestine lên án phong trào Hồi giáo Hamas?

VNTB – Tổ chức Giải phóng Palestine lên án phong trào Hồi giáo Hamas?

Lynn Huỳnh

 

(VNTB) – Hà Nội lâu nay vẫn luôn ủng hộ Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).

 

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã khẳng định những hành động và chính sách của phong trào Hồi giáo Hamas không đại diện cho người Palestine, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela hôm 15-10, theo Hãng tin Reuters.

Ông Abbas chỉ ra Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) mới là “đại diện hợp pháp duy nhất của người Palestine”. Hôm 13-10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nhấn mạnh: “Chúng ta không thể bỏ qua sự thật rằng đại đa số người Palestine không liên quan gì đến Hamas và các cuộc tấn công kinh hoàng của Hamas”.

Đại sứ quán nhà nước Palestine tại Hà Hội đã đưa ra lời nhấn mạnh, rằng, “PLO không chỉ là một phong trào giải phóng dân tộc đấu tranh để giành được các mục tiêu dân tộc của người dân Palestine, trong đó có mục tiêu thành lập một Nhà nước Palestine độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô”.

PLO được thành lập năm 1964 và là hiện thân của phong trào dân tộc Palestine. PLO là một mặt trận dân tộc rộng lớn, hay một tổ chức trung ương, quy tụ rất nhiều phong trào kháng chiến, các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng, và các cá nhân độc lập từ mọi tầng lớp xã hội.

Hội nghị Thượng đỉnh Ả Rập năm 1974 đã công nhận PLO là “đại diện hợp pháp và duy nhất của nhân dân Palestine” và từ đó PLO đã đại diện cho Palestine tại Liên Hợp Quốc, tại Phong trào Không Liên kết (NAM), tại Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và nhiều diễn đàn khác.

Bên cạnh các mục tiêu dân tộc và chính trị khái quát, PLO đã giải quyết rất nhiều nhiệm vụ liên quan tới cuộc sống của người dân Palestine tại các cộng đồng chính của họ và trên toàn thế giới, thông qua việc thành lập một số cơ quan trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và dịch vụ xã hội.

Như vậy, PLO không chỉ là một phong trào giải phóng dân tộc đấu tranh để giành được các mục tiêu dân tộc của người dân Palestine, trong đó có mục tiêu thành lập một Nhà nước Palestine độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô.

Cơ cấu tổ chức của PLO, bao gồm:

Hội đồng Dân tộc Palestine (PNC), cơ quan ra quyết định cao nhất của PLO, được coi là nghị viện của toàn bộ người dân Palestine ở cả trong và ngoài Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, bao gồm cả Jerusalem.

PNC thường đưa ra các chính sách cho PLO, bầu Ban Chấp hành và có những điều chỉnh cần thiết về thành viên của chính mình, cũng như về Hiến chương Dân tộc Palestine (cần có một cuộc họp đặc biệt) và Hiến pháp của tổ chức.

Hội đồng có các ủy ban thường trực riêng cho nhiều lĩnh vực công việc khác nhau như ủy ban pháp chế và ủy ban chính trị. Thành phần của PNC đại diện cho tất cả các bộ phận của cộng đồng Palestine trên toàn thế giới và bao gồm nhiều phong trào kháng chiến, đảng phái chính trị, các tổ chức nhân dân (mỗi nhóm có chỉ tiêu đại diện cụ thể) và các cá nhân độc lập từ mọi tầng lớp xã hội như trí thức, các lãnh đạo tôn giáo và doanh nhân.

Hội đồng Trung ương được PNC thành lập năm 1973, là cơ quan đứng thứ hai của PLO. Hội đồng Trung ương hoạt động như một cơ quan trung gian giữa PNC và Ban Chấp hành. Hiện tại, Hội đồng này có 124 thành viên, trong đó có 15 đại diện của Hội đồng Lập pháp Palestine (PLC).

Ban Chấp hành là cơ quan điều hành công việc hàng ngày của PLO và đại diện cho tổ chức này ở phạm vi quốc tế. Ban Chấp hành được bầu bởi các thành viên của Hội đồng Dân tộc Palestine (PNC) và chịu trách nhiệm trước PNC.

Nhiệm vụ chính của Ban Chấp hành là thực thi các chính sách và quyết định của PNC và Hội đồng Trung ương. Ban Chấp hành cũng chịu trách nhiệm thông qua ngân sách và giám sát hoạt động của các phòng ban của PLO (trách nhiệm này được phân chia cho các ủy viên Ban Chấp hành). Các quyết định của Ban được đa số thông qua. Hiện tại Ban Chấp hành có 18 ủy viên, bao gồm Chủ tịch. Chủ tịch hiện tại là Tổng thống Mahmoud Abbas (Abu Mazen).

Quỹ Quốc gia Palestine được quản lý bởi Ban giám đốc và một Chủ tịch do PNC lựa chọn và cũng tham gia Ban Chấp hành. Các thành viên khác của Ban giám đốc được Ban chấp hành chỉ định, tối đa là 11 thành viên. Nguồn thu của quỹ đến từ hai nguồn – một là khoản thuế cố định tính trên lương của toàn bộ người Palestine sống tại các nước Ả Rập, do chính phủ các nước đó thu, và hai là các khoản đóng góp tài chính từ các chính phủ và người dân các nước Ả Rập.

Khi được thành lập năm 1964, Quân đội Giải phóng Palestine (PLA) là nhánh quân đội chính quy của PLO, theo các nghị quyết của Hội nghị Palestine lần thứ I. Vào thời điểm đó, ba đơn vị đã được thành lập: Ein Jalut ở Gaza và Ai Cập, Kadissiyah ở Iraq, và Hiteen ở Syria. Với sự ra đời của Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA) vào giữa những năm 1990, các nhóm quan trọng của các đơn vị này đã được sáp nhập vào lực lượng an ninh PNA.

PLO đã thành lập các phòng ban chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng, mỗi phòng do một thành viên Ban chấp hành phụ trách, như Phòng Chính trị, Phòng Quân nhân Phục viên, Phòng Văn hóa và Thông tin, hay Phòng Các tổ chức quần chúng.

Hamas và Fatah: một rừng có hai hổ

Hamas và Fatah là hai phong trào có vai trò chủ đạo ở Palestine. Năm 2017, hai phong trào này thông báo họ đã đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng chia rẽ kéo dài một thập kỷ, từng là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột vũ trang năm 2007. Hamas là lực lượng kiểm soát khu vực dải Gaza từ năm 2007 sau khi đánh bại đảng Fatah của cựu Tổng thống Mahmoud Abbas trong cuộc bầu cử quốc hội.

Lực lượng Hamas đi theo hệ tư tưởng Hồi giáo trong khi Fatah theo thế tục (thế tục là trạng thái trung lập, trong đó chủ thể tách biệt khỏi tôn giáo. Không liên kết ủng hộ và cũng không liên kết chống đối bất kỳ giáo phái nào). Chiến lược của Hamas với Israel là kháng cự vũ trang, trong khi Fatah chủ trương đàm phán.

Hamas không công nhận Israel nhưng chấp nhận một nhà nước Palestine theo biên giới năm 1967. Trong khi đó, Fatah công nhận Israel và cũng muốn xây dựng một nhà nước theo biên giới năm 1967.

Hamas và Fatah lần lượt cai quản các vùng lãnh thổ của Palestine bị chiếm đóng ở dải Gaza và Bờ Tây. Trong khi hai nhóm này hướng đến mục tiêu chung là xây dựng một nhà nước Palestine trên các vùng lãnh thổ mà Israel chiếm đóng năm 1967, bao gồm Đông Jerusalem, dải Gaza và Bờ Tây thì có một vài khác biệt lớn giữa hai bên.

Fatah là viết tắt của Harakat al-Tahrir al-Filistiniya hay Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine. Từ Fatah có nghĩa là chinh phục. Fatah được thành lập vào cuối những năm 1950 bởi ông Yasser Arafat – Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), đồng thời là Chủ tịch Nhà nước Palestine (PA) cùng với các cố vấn Khalil al-Wazir, Salah Khalaf và Mahmoud Abbas – người sau này cũng trở thành Tổng thống Palestine. Họ muốn vận động người Palestine tiến hành các cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel để giành lại lãnh thổ.

Cánh quân chính của lực lượng này là al-Asifah. Các chiến binh al-Asifah có căn cứ tại một số nước Arab cũng như khu vực Bờ Tây và dải Gaza.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phong trào trên là thái độ của họ với Israel. Trong khi Hamas gắn với các cuộc đấu tranh vũ trang thì Fatah đặt niềm tin vào việc đàm phán với Israel và hoàn toàn từ bỏ các cuộc tấn công.

Hiệp định Oslo trao cho Israel quyền kiểm soát toàn bộ kinh tế Palestine cũng như các vấn đề an ninh và dân sự trong hơn 60% khu vực Bờ Tây. Theo hiệp định này, chính quyền Palestine phải phối hợp với Israel về an ninh và các cuộc tấn công vũ trang được lên kế hoạch nhằm vào người Israel. Điều này được cho là gây tranh cãi mạnh mẽ và bị một số người cho là chính quyền Palestine đang hợp tác với hành vi chiếm đóng của Israel.

Trung Đông với những cớ sự trên nên xung đột chiến sự và âm ỉ của thùng thuốc súng sẽ còn triền miên…


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)