Tác giả: Zachary Abuza
(VNTB) – Tân Tổng bí thư Tô Lâm đã đưa những người thân tín vào các vị trí có ảnh hưởng và sử dụng bộ máy an ninh để loại bỏ các đối thủ
Trước khi đi chuyến công du đầu tiên ở Trung Quốc trên cương vị Tổng Bí Thư, Tô Lâm đã nhanh chóng củng cố quyền lực. Tô Lâm đã đưa các đồng minh chủ chốt vào các vị trí quan trọng, đồng thời ra sức vô hiệu hóa hai lĩnh vực tiềm ẩn có thể phản đối việc ông ta đắc cử trọn nhiệm kỳ Tống Bí Thư tại Đại hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 1 năm 2026.
Nắm toàn quyền kiểm soát
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tô Lâm đang nắm toàn quyền kiểm soát.
Sau lễ tang của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Tô Lâm nắm quyền tổng bí thư.
Tô Lâm ra tay nhanh chóng. Sự nhanh nhạy đó đã được chứng minh từ khi Tô Lâm bắt đầu nhắm vào các đối thủ trong Bộ Chính trị vào tháng 12 năm 2022 có hệ thống. Trong vòng 20 tháng, Tô Lâm đã khiến cho bảy trong số 18 thành viên Bộ chính trị phải từ chức. Những uỷ viên này đã được bầu ra tại Đại hội 13 vào tháng 1 năm 2021.
Đây là mức độ xáo trộn chính trị và tham vọng cá nhân lớn chưa từng có, trong một hệ thống chính trị luôn tự hào về sự ổn định và lãnh đạo tập thể.
Ngay cả trước khi được bầu làm quyền Tổng bí thư, Tô Lâm đã thường xuất hiện khi thay thế cho Nguyễn Phú Trọng đang trong tình trạng tuổi già sức yếu.
Trong khi mọi người chú tâm vào các vụ từ chức do bị Tô Lâm ép buộc, thì cũng cần phải để ý đến việc Tô Lâm đang củng cố quyền lực không kém phần hiệu quả.
Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 4, sau khi chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng buộc phải từ chức.
Tô Lâm muốn giữ cả chức chức chủ tịch nước lẫn Bộ Trưởng Bộ Công an, nhưng đã gặp phải sự phản đối từ cả Ủy ban Trung ương và Quốc hội. Trong khi phe phản đối cố đưa ông Trần Quốc Tổ, em trai của cựu chủ tịch Trần Đại Quang lên thay thế, ông Lâm đã nâng được lính của mình lên.
Ngoài việc là phó tướng lâu năm của Tô Lâm, Lương Tam Quang còn có mối quan hệ gia đình mật thiết với Tô Lâm. Cả hai đều cùng quê Hưng Yên. Trong chiến tranh chống Mỹ, cha của Lương Tam Quang đã từng là vệ sĩ riêng của cha Tô Lâm.
Vào ngày 16 tháng 8 năm 2024, Tô Lâm đã đưa được Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị.
Nhưng Tô Lâm đã lót đường cho các đồng minh là các cựu quan chức của Bộ Công an vào các vị trí chủ chốt khác.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng Văn phòng Trung ương Đảng được bổ nhiệm vào Ban Bí thư trong một phiên họp giữa tháng 8.
Cũng tại cuộc họp này, Ban Chấp hành Trung ương đã bổ nhiệm hai người khác vào Ban Bí thư là Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội và là Ủy viên thường trực Thường vụ Quân ủy Trung ương. Người thứ hai là Lê Minh Trí, Trưởng ban Dân vận Trung ương và là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tức là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao của chính phủ.
Ban Bí thư phụ trách các công việc thường ngày của đảng, và ngày càng có nhiều thành viên là cựu an ninh phản ánh sự bất an tiềm ẩn của nhà cầm quyền về một ‘cuộc cách mạng màu’.
Bộ Chính trị gần đây đã phê chuẩn Thiếu tướng Công an Vũ Hồng Vân, cũng quê Hưng Yên, làm Phó chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương, làm phó cho Trần Cẩm Tú.
Mặc dù không thể biết bản chất thực sự của mối quan hệ giữa Tô Lâm và Trần Cẩm Tú, nhưng người ta tin rằng có hai bên có chút hiềm khích. Nhiều người coi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan phụ trách điều tra các nhà lãnh đạo cấp cao, là một trong hai cơ quan kiểm soát thể chế duy nhất đối với Tô Lâm. Vì Tô Lâm đã sử dụng các nguồn lực điều tra của Bộ Công an để hạ bệ các đối thủ trong Bộ Chính trị.
Vũ Hồng Vân được coi là tai mắt của Lâm ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương để bảo đảm rằng Ủy ban này không chống lại tổng bí thư hoặc các đồng minh của ông.
Nếu trước đây có những lo ngại về phe Nghệ An-Hà Tĩnh thống trị chính trường Việt Nam, thì những lo ngại đó dường như đã giảm bớt kể từ khi Vương Đình Huệ bị buộc phải từ chức vào đầu tháng 4. Tô Lâm đã làm cho phe Hưng Yên chiếm ưu thế.
Ngoài những người được đề cập ở trên, hàng ngũ cấp cao của Bộ Quốc phòng và Quân đội Nhân dân đang dần được bổ sung những người gốc Hưng Yên, như Trung tướng, Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến và Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Quân khu 1, một trong hai quân khu dọc biên giới với Trung Quốc.
Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì Quân đội Nhân dân là trung tâm quyền lực thay thế cho Bộ Công an. Đây là một thể chế chính trị đáng tin cậy mà Tô Lâm không có nhiều ảnh hưởng, mặc dù hiện Tô Lâm cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội.
Tô Lâm có thể đang cố đưa một số người thân tín vào quân đội những quân đội và công an luôn là hai đối thủ cạnh tranh về mặt thể chế. Ít nhất, Tô Lâm muốn chắc rằng quân đội sẽ không cản trở ông ta tại Đại hội lần thứ 14 vào năm 2026. Quân đội hiện có người nhiều nhất trong Ban Chấp hành Trung ương, với khoảng 13 phần trăm số thành viên.
Có lẽ ngoại lệ đối với phe Hưng Yên là sự bổ sung gần đây vào Bộ Chính trị của Lê Minh Hưng, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lê Minh Hưng quê Hà Tĩnh nhưng lại có quan hệ gia đình gần gũi với Tô Lâm. Cha của Lê Minh Hưng là cựu Bộ trưởng Công an Lê Minh Hưởng, người định hướng sự nghiệp của Tô Lâm. Lê Minh Hưng hiện là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phụ trách việc bổ nhiệm nhân sự của đảng trước Đại hội lần thứ 14, và là đồng minh không thể thiếu của Tổng bí thư.
Lê Minh Hưng, cùng với Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang và một ủy viên Bộ Chính trị thứ ba, Đỗ Văn Chiến, đã tháp tùng Tô Lâm sang Trung Quốc.
Chiến dịch chống tham nhũng đang bùng nổ sẽ tiếp tục.
Trong nửa đầu năm nay, khoảng 308 tổ chức đảng và 11.000 đảng viên, trong đó có 47 cán bộ cấp cao trực thuộc Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương, đã bị kỷ luật. Trong số đó có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, người đã bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương.
Tô Lâm được kỳ vọng sẽ tiếp tục biến chiến dịch chống tham nhũng thành vũ khí chống lại các đối thủ, để nắm tầm kiểm soát các quan chức và cũng như có được sự trung thành của họ, đồng thời để ngăn chặn phe đối đầu.
Vẫn có tin đồn rằng tướng về hưu Lương Cường sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch nước nhằm đảm bảo có đủ “tứ trụ”. Tuy nhiên, Tô Lâm có vẻ khá thoải mái với cả hai công việc. Sau chuyến đi tới Trung Quốc, Tô Lâm sẽ đi Hoa Kỳ vào tháng 9 để phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Nếu có ai đó có thể thách thức chuẩn mực của sự lãnh đạo tập thể, thì đó chính là Tô Lâm. Ông ta đang dàn xếp mọi thứ vào đúng chỗ để tích lũy quyền lực chưa từng có.
Zachary Abuza là giáo sư tại Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, DC, chuyên về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á. Quan điểm của cá nhân ông không phản ánh quan điểm của Học viện Chiến tranh Quốc gia hoặc Bộ Quốc phòng.
______________________
Nguồn: Vietnam’s To Lam is ruthlessly cementing control and reshaping the party in his image
1 comment
chơi cờ phải có định hướng mục đích đến dung hòa giãm cạnh tranh khi có chủ trương ĐK đổi mới hợp lòng dân là nước cờ XHHT hiện tại VN rất bối rối cạnh tranh QL mục đích tâm hơn thua dễ tan nát kéo dài mất ổn định CP cơ hội đầu tư rời bỏ sự hoang mang lan tỏa lấy đâu nuôi ổn định đồng ý TL siết chống bè phái bảo thủ trì trệ vì lợi ích nhóm nhưng TL cũng phải có định hướng đổi mới sáng ý hợp lòng dân thì chưa thấy nên bối rối ai tin trong ngoài với chủ trương quyết đoán thay đổi tốt nhưng thiếu mục đích nền tảng cũng cố xây dựng vì lý trí gì cần kết nối rỏ định hướng