Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 4)

Đồng Tâm

Quang Nguyên 

 

(VNTB) – Vụ tấn công vào làng Đồng Tâm là một vết nhơ không thể rửa sạch của ngành công an nói riêng, và đảng, chính quyền Việt Nam nói chung.

 

Bài 4:  Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?

 

Bài 1: Các chiến công lẫy lừng của nguyên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm

Bài 2: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới

Bài 3:  Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái (*)

 

Vụ công an Việt Nam tấn công vào làng Đồng Tâm, giết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, 57 tuổi đảng và sau đó ruồng bố, bắt giữ nhiều người là một vết nhơ lớn, không thể rửa sạch của ngành công an nói riêng, và đảng, chính quyền Việt Nam nói chung.

Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã để cho cấp dưới tham gia tấn công, dùng nhục hình tra tấn trong lúc điều tra dân làng Đồng Tâm và tùy tiện bắt giữ người đã bị đặt câu hỏi về tính chính đáng của cuộc tấn công được cho là thực hiện theo kế hoạch tuyệt mật số 419a của Bộ Công An (BCA)(1). 

Ba cảnh sát thiệt mạng trong cuộc tấn công đều là thành viên của BCA. Sau cuộc tấn công Đồng Tâm, ngày 14/1/2020, Bộ công an đã tổ chức lễ tưởng niệm những người thiệt mạng, do Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang chủ trì (2). Hơn thế nữa, Tướng Tô Lâm không thể khẳng định không biết gì về vụ việc sau khi có thông tin từ Đặc phái viên LHQ.

Năm 1980, chính phủ Việt Nam đã thu hồi 47,36 ha đất nông nghiệp của người dân làng Đồng Tâm, ngoại ô Hà Nội, để xây dựng sân bay quân sự. 47,6 ha đất nông nghiệp này là một phần của cánh đồng Sênh, một khu đất rộng 59 ha mà dân làng Đồng Tâm đã trồng trọt qua bao nhiêu đời. Dân làng ủng hộ việc sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, tuy nhiên, sân bay dự định chưa bao giờ được xây dựng. 

Năm 2014, Bộ Quốc phòng quyết định giao khu đất này cho Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), công ty viễn thông thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, để xây dựng nhà máy. 

Qua các văn bản, hồ sơ từ trước, người dân Đồng Tâm phát hiện việc thu đất nông nghiệp của dân trái thỏa thuận ban đầu với bộ quốc phòng và muốn lấy lại đất của mình (3) Ngày 16 tháng 4 năm 2017, giả vờ dở trò đo đạc để phân định ranh giới giữa “đất quân sự” và “đất nông nghiệp”, công an đã bắt giữ bốn đại diện của thôn Đồng Tâm, trong đó có cụ Lê Đình Kình, một trong những chủ sở hữu đất. Công an đánh đập dã man và làm gãy chân cụ (4) Lo sợ bị tấn công vào làng, dân làng đã bắt giữ  38 người gồm 28 cảnh sát cơ động, Phó trưởng công an huyện Mỹ Đức, đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra công an huyện Mỹ Đức và một số người khác có liên quan(5)

 Sau một tuần đàm phán với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, dân làng đã thả các con tin để đổi lấy lời hứa không bị trừng phạt, không truy tố tội bắt giữ con tin của ông Nguyễn Đức Chung. Ông Chung cũng viết giấy lời hứa giải quyết thỏa đáng khiếu nại về đất đai của dân làng trong vòng 45 ngày(6) 

Nhưng Chủ Tịch Thành Phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nguyên là thiếu tướng công an, đã nuốt lời. Khuya 9 tháng 1 năm 2020, Công an đột ngột tấn công vào làng, giết ông Lê Đình Kình (7) và bắt giữ 29 người trong làng, trong đó có 19 nam và 10 nữ. (8)

Theo báo cáo, có ba sĩ quan cảnh sát đã chết trong cuộc tấn công; công an cho rằng một số người dân trong làng đã đổ xăng thiêu chết 3 công an này. Ngày 14/1, Bộ Công an tổ chức họp báo, Đại tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, nay là bộ trưởng, xác nhận công an vào thôn Đồng Tâm nhưng không có lệnh bắt ai.(10)

Bạo lực do lực lượng công an thực hiện đã được tóm tắt trong một thông cáo từ Nhiều Thủ Tục Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc, UN Special Procedures, gửi chính phủ Việt Nam:

“Ông trưởng thôn 85 tuổi Lê Đình Kình đã bị giết khi công an xông vào nhà ông khi ông và gia đình đang ngủ. Ông Lê Đình Kình bị giữ ở nhà trong khi gia đình ông bị bắt đi và bị đánh đập. Khi gia đình trở lại thì phát hiện ông đã bị giết.”(11)

Sau cuộc tấn công chết người, gia đình ông Kình và dân làng khác đã bị xét xử trong những phiên tòa dối trá, dẫn đến hai bản án tử hình và án tù từ 15 tháng đến 16 năm. Đường vào làng đều bị phong tỏa không cho người dân đến dự đám tang ông Kình. Một người dân quay phim đám tang đã bị cảnh sát đe dọa hành hung. 

Theo ghi chép của Điều Tra Viên Bộ Công An Trần Việt Dũng, Thượng tá Đặng Việt Quảng kể lại việc ông ta bắn ông Kình:

“… 01 đối tượng nam giới cao tuổi tóc bạc tay phải cầm 01 quả lựu đạn dơ lên hướng về phía phòng khách quay lưng về phía tôi, đối tượng đứng ngay trước cửa phòng 2 và phía ngoài phòng khách các đồng chí công an vẫn đang làm nhiệm vụ thì đối tượng này hô lên “tao cho nổ chúng mày chết” tôi thấy thế nên ngay lập tức nổ súng về phía đối tượng 02 lần và đối tượng dựa người vào trong phòng đồng thời tôi rút ra ngoài

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nghi ngờ lời cáo buộc này của Thượng tướng Quảng vì ông Kình khi đó đã 84 tuổi lại bị gãy chân.”

Trong khi đó những người dân làng bị công an bắt giam trở thành đối tượng cho chiến dịch bôi nhọ của chính phủ. Vợ ông Lê Đình Kình xuất hiện trong một video trên Facebook cho biết bà đã liên tục bị công an tát ở đồn Công an Miếu môn Hà Nội và chứng kiến cảnh con cháu mình bị tra tấn ở đó.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh yêu cầu bị cáo giơ tay nếu chưa bị đánh đập trong lúc hỏi cung. Chỉ có 10 người giơ tay trong khi 19 người còn lại ngồi im, nghĩa là 9 người còn lại đã bị tra tấn.

Luật sư Lê Văn Luân, thành viên tổ bào chữa cho biết, vụ tấn công của công an được thực hiện theo Phương án số 419a/KHPV01-PV02-MP do Công an TP. Hà Nội soạn thảo và được Bộ Công an phê duyệt173. Yêu cầu của nhóm luật sư bào chữa về việc công bố bản kế hoạch đó làm tang vật đã bị tòa án từ chối. 

Một thành viên nhóm luật sư bào chữa sau đó giải thích với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, VOA, rằng khi đọc hồ sơ vụ án này, nhóm của ông đã tìm thấy việc đề cập đến Kế hoạch số 419a/KHPV01-PV02-MP để giải thích cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm là theo lệnh cấp trên.

Tại phiên điều trần kháng cáo vào tháng 3 năm 2021, nhóm luật sư bào chữa nêu lên lo ngại rằng họ đã bị từ chối tiếp cận các bằng chứng cấp nhà nước cần thiết để bảo vệ thân chủ của mình. 

Dựa theo Báo cáo nhân quyền năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Thẩm phán bác bỏ tuyên bố của các luật sư bào chữa rằng tòa án không cấp cho các luật sư quyền tiếp xúc với thân chủ trước và trong phiên tòa phúc thẩm, đồng thời ngăn cản luật sư bào chữa tiếp cận bằng chứng của nhà nước, do đó cản trở nỗ lực bào chữa của các luật sư.”

Ngày 14/9/2020, TAND nhân dân tuyên án tử hình hai con trai và một cháu trai của ông Lê Đình Kình  chung thân, ông Hiểu, người lớn tuổi thứ hai trong làng 16 năm tù, và 25 người khác từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù.

Ngày 11-1- 2021, Bộ trưởng Công An Tô Lâm đã đến thăm, chia buồn và động viên gia đình 3 cán bộ, chiến sỹ Công an “hi sinh trong vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm”. Tô Lâm khi đó đã phát biểu rằng “những chiến sỹ Công an, giữa thời bình vẫn chịu nhiều hy sinh… vì cuộc sống bình yên cho nhân dân.” 3 sĩ quan công an đã được Tô Lâm ra quyết định thăng hàm trong cùng ngày đồng thời cung cấp nhiều đãi ngộ cho thân nhân của những người này.

Hơn một năm sau, khi nói về “chiến công đàn áp dân lành ” tại xã Đồng Tâm, Tô Lâm cho vụ Đồng Tâm là một trong 10 “thành tích nổi bật” mà lực lượng công an đạt được trong năm 2020 sau khi giải quyết được điểm nóng phức tạp về ANTT từ nhiều năm qua.

Vinh quang, thành tích thuộc về Tô Lâm và 3.000 quân tham gia trấn tấn công Đồng Tâm.  Còn gia đình những nạn nhân thực sự của lực lượng công an dưới trướng Tô Lâm đã không còn gì nữa để mất bởi vì họ đã chẳng còn gì nữa.

 

Bài 5: Công an bắt  người sau phiên tòa.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Hợp đồng mang mật danh “Khơ Me Đỏ” của Tô Lâm

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Có giảm được khiếu kiện khi sửa Luật Đất đai không?

Do Van Tien

VNTB – Tô Lâm là ai? (Bài 10)

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo