Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trại giam Việt Nam vi phạm luật pháp và nhân quyền

Người Tân Định

 

(VNTB) – So với trước đây vài năm, trại giam không còn khủng khiếp như trước, nhưng vẫn còn đầy ngược đãi và vi phạm nhân quyền.

 

Do thúc ép từ các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ trong, ngoài nước và cộng đồng quốc tế, tình trạng giam giữ trong các nhà tù Việt Nam có một chút thay đổi. So với trước đây vài năm, trại giam không còn khủng khiếp như trước, nhưng vẫn còn đầy ngược đãi và vi phạm nhân quyền.

Những hành vi này vi phạm luật pháp và các quy định quốc tế về nhân quyền, chẳng hạn như Công ước Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn (CAT)- Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment. Trong nhiều quốc gia, các hành vi này được coi là tội phạm và người giám đốc hay cán bộ trại giam có thể bị truy tố.

Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực năm 2021, ông Phạm Chí Dũng được chuyển đến trại giam Xuân Lộc. Ông Phạm Chí Dũng và các tù nhân chính trị bị giam giữ trong phân trại 2 (K2) của Trại giam Xuân Lộc. Theo lời kể của ông Phạm Chí Dũng, đây là nơi từng xảy ra những vụ đàn áp dã man mỗi khi tù nhân đòi hỏi cải thiện điều kiện giam giữ. 

Ông Phạm Chí Dũng cho biết, mặc dù phòng giam đã được sửa chữa khá hơn vài năm trước, nhưng trong phòng giam có 1 bóng đèn tròn bật sáng 24/24  cùng 2 camera giám sát suốt ngày đêm. Đèn sáng suốt ngày đêm có thể gây áp lực tâm lý liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của tù nhân. Thiếu ngủ vì ánh sáng liên tục làm xáo trộn đồng hồ sinh hoc, làm suy nhược cơ thể và có thể gây căng thẳng, rối loạn giấc ngủ. 

Việc giám sát bằng camera có thể cần thiết cho an ninh, nhưng xâm phạm đến quyền riêng tư của tù nhân, đặc biệt nếu camera hoạt động 24/7 và không chừa ra các khu vực riêng tư như nhà vệ sinh, nhà tắm. Mặc dù việc có quạt trần và tivi có thể giúp cải thiện phần nào điều kiện sống, nhưng không thể thay thế cho các nhu cầu cơ bản khác như tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, và sự tương tác xã hội, không nói về cách tuyên truyền nhồi sọ tù nhân qua một kênh truyền hình duy nhất của tuyên giáo. Các điều kiện này cần được đánh giá trong bối cảnh quyền lợi cơ bản của tù nhân, bao gồm quyền được đối xử nhân đạo, quyền được nghỉ ngơi và giấc ngủ, cũng như quyền được duy trì sức khỏe tâm lý và thể chất.

Các tù nhân trong mỗi phòng giam không được ra sân chung. Tù nhân chính trị chỉ nhìn thấy người ở phòng giam khác và trao đổi “vài câu” trong lúc lấy cơm. Đây phải được xem là một hình thức ngược đãi tù nhân. Việc bị ‘cách ly’ khỏi các tù nhân khác và chỉ được trao đổi “vài câu” trong lúc lấy cơm có thể dẫn đến tình trạng bị cô lập xã hội, một yếu tố quan trọng góp phần vào sự suy giảm tinh thần và sức khỏe tâm lý. Tù nhân không được không có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc hoạt động thể chất, thể dục, thể thao, đầy đủ.

Cô lập kéo dài có thể gây ra các vấn đề như trầm cảm, lo âu, và các rối loạn tâm lý khác. Khi không được ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cũng có thể gây hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của tù nhân. Thiếu ánh sáng tự nhiên có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu vitamin D, bệnh ngoài da, rối loạn giấc ngủ, và suy giảm tinh thần, trầm cảm.

Ông Phạm Chí Dũng và các tù nhân lương tâm khác bị giam chung có quyền tham gia các hoạt động tập thể để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Việc cấm tù nhân chính trị tham gia các hoạt động này có thể được coi là một hành động phân biệt đối xử và vi phạm quyền lợi cơ bản.

Ông Phạm Chí Dũng và nhiều tù nhân khác luôn than phiền về nước uống và nước sinh hoạt bị nhiễm phèn, thậm chí có cả đất vụn. Vì vậy, họ phải tự mua nước đóng chai để uống. 

Tình trạng nước uống và nước sinh hoạt bị nhiễm phèn và có đất vụn trong tù là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt khi chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tù nhân. Việc phải tự mua nước đóng chai bằng tiền lưu ký cho thấy rằng điều kiện cơ bản về nước uống sạch không được bảo đảm, điều này vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền.

Nước uống không đạt tiêu chuẩn bị nhiễm phèn còn có đất vụn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn, và các vấn đề về da. Tù nhân có quyền được tiếp cận với nước uống sạch và an toàn. Việc tù nhân phải tự bỏ tiền ra để mua nước uống sạch, vì nước uống được cung cấp bởi trại giam không đạt tiêu chuẩn, là một dấu hiệu của việc thiếu sót trong việc bảo đảm quyền lợi cơ bản của tù nhân.

Ông Phạm Chí Dũng và những người tù khác không được phép giữ, mua giấy bút và thân nhân không được gửi giấy bút vào. Trại giam không cho ông viết thư gửi về gia đình mà không giải thích lý do. Ngoài ra ông không được khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm như luật định. Những điều này bị coi là vi phạm nghiêm trọng quyền con người của tù nhân và vi phạm các quy định pháp lý, vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền này phải được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh. Nhà tù đã ngăn cản tù nhân thực hiện quyền liên lạc với thế giới bên ngoài, gồm cả việc duy trì mối quan hệ với gia đình và nhận hỗ trợ tinh thần. Sự cô lập thông tin và ngăn cản liên lạc có thể gây ra sự suy giảm tinh thần, cảm giác cô đơn, và làm tăng căng thẳng tâm lý.

Theo tiêu chuẩn quốc tế và luật pháp của nhiều quốc gia, ngay cả Việt Nam, tù nhân có quyền được chăm sóc y tế đầy đủ, gồm cả việc khám sức khỏe định kỳ. Nhà tù không cho khám sức khỏe tổng quát hàng năm là vi phạm quyền cơ bản này và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà không được phát hiện kịp thời.

Gia đình và những người quan tâm đến bảo vệ tù nhân lương tâm có thể tham khảo thông tin nợi các trang web và tổ chức quốc tế để biết về quyền của tù nhân và những quy định nhằm ngăn chặn việc vi phạm các quyền này. Các trang web đáng tin cậy, có cả những hướng dẫn giúp báo cáo đến các cơ quan thẩm quyền về sự vi phạm của trại giam hay chính quyền. 

  1. Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc ( OHCHR):

Trang web chính thức của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) cung cấp các tài liệu về quyền con người, bao gồm cả quyền của tù nhân. Họ thường xuyên cập nhật các tài liệu, báo cáo và công ước quốc tế liên quan đến quyền của tù nhân.

  1. Amnesty International. Một tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động về nhân quyền. Trang web của họ có nhiều thông tin về quyền của tù nhân, các trường hợp vi phạm, và chiến dịch nhằm bảo vệ quyền lợi của tù nhân.
  2. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch). Một tổ chức quốc tế chuyên giám sát và bảo vệ nhân quyền. Họ cung cấp nhiều báo cáo và tài liệu về tình trạng tù nhân và quyền lợi của họ.
  3. Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc (UNCAT) giám sát việc thực thi Công ước Chống Tra tấn và các hành vi vô nhân đạo khác. Trang web của họ cung cấp các tài liệu liên quan đến quyền của tù nhân.
  4. Penal Reform International (PRI). Đây là một tổ chức quốc tế hoạt động vì cải cách hệ thống tư pháp hình sự và quyền lợi của tù nhân. Họ có các tài liệu, hướng dẫn về quyền của tù nhân và các tiêu chuẩn quốc tế.

Nếu các điều kiện giam giữ như thế này còn kéo dài và không có các biện pháp tốt hơn, cục quản lý trại giam bộ công an bị coi là ngược đãi tù nhân, đặc biệt đối với tù nhân chính trị, vi phạm quyền con người và sẽ dẫn đến sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế cũng như các tổ chức nhân quyền. Theo các công ước quốc tế như Công ước Chống Tra tấn và Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị, các điều kiện và hành vi vi phạm quyền cơ bản của tù nhân như trong những điều kiện trên có thể bị xem là ngược đãi, tra tấn, hoặc vô nhân đạo.

 

_________________________________

Tham khảo:

https://lawnet.vn/thong-tin-phap-luat/tu-van-luat/quyen-va-nghia-vu-cua-pham-nhan-theo-phap-luat-viet-nam-118340.html

https// quochoi vn>vankien>list Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính ( Cổng Thông Tin Quốc Hội)

https://luatsuhoangngoc.com/quyen-va-nghia-vu-cua-pham-nhan

 


 

Tin bài liên quan:

VOA – Vietnam Arrests Prominent Blogger Pham Chi Dung

Phan Thanh Hung

VNTB- Khi nào đảng phải đối thoại với bất đồng chính kiến?

Phan Thanh Hung

Để thoát Trung, không thể không thoát cộng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo