VNTB – Trung Quốc nhìn từ nước Đức

VNTB – Trung Quốc nhìn từ nước Đức

Nguỵ Hữu Tâm

 

(VNTB) – Trung Quốc giàu, mạnh hơn – nhưng giới lãnh đạo không tin người dân. 

 

Nhân cuối năm 2020 có bài báo hay trên tờ Spiegel đánh giá tình hình Trung Quốc, xin tóm tắt giới thiệu cho bạn đọc VNTB.   

CHLB Đức là nước giàu, mạnh nhất EU, họ nhìn Trung Quốc thế nào thì đáng để chúng ta tham khảo. Xin giới thiệu ở dạng tóm lược bài báo của tác giả Bernhard Zand đăng trên tờ Spiegel số 51, ra ngày 12.12.2020. Bài dài 7 trang nên ở khuôn khổ tờ báo này, tôi chỉ nói được ý chính, xin mời bạn đọc quan tâm tìm xem.  

Zand là đại diện thường trú tờ Spiegel đến Bắc Kinh mùa thu 2012, ngay trước khi  họ Tập „lên ngôi“. Nay sau tám năm, hết nhiệm kỳ, ông thực hiện một chuyến đi khắp nước Trung Hoa rộng lớn để nhìn lại nước này mà ngay ở lời dẫn nhập, ông bảo: „nước này giàu, mạnh hơn – nhưng giới lãnh đạo không tin người dân. Nếu vậy bạn đọc có tin họ không, nhất là khi nay ai cũng nói đến từ nhân dân! Hay mị dân? 

Khi đến đó Zand còn chứng kiến họ Tập phát biểu ở Đại lễ đường Nhân dân… „nhân dân yêu cuộc sống. Họ kỳ vọng nền giáo dục tốt hơn, chỗ làm việc ổn định hơn, lương cao hơn và một môi trường tốt đẹp hơn. Ưóc vọng của nhân dân tới một cuộc sống tốt, đẹp hơn là cái đích mà chúng ta vươn tới“. Ước vọng đó cũng là của phương Tây và tất cả mọi người trên thế giới này. Tập kết luận: „Trung Quốc phải học thế giới nhiều và thế giới cũng phải học nhiều về Trung Quốc“.

Một phần quan trọng của lời hứa của họ Tập đã thành hiện thực, những ước vọng khác tan biến. Bên trong thịnh vượng gia tăng, nghèo đói giảm, đồng thời quyền lực nhà nước cũng tăng, quyền lực của đảng được củng cố, nhà nước giám sát được hoàn thiện, họ Tập được bảo đảm làm suốt đời. Ở phía Tây đất nước hàng chục vạn người Hồi bị giam cầm ở các trại cải tạo, những người phê phán chế độ phải bỏ trốn hay bị chặn họng. Ở ngoài thì Trung Quốc xuất hiện một cách tự tin về quyền lực của mình hơn tất cả các triều đại trước. Ở Biển Đông, Bắc Kinh mở rộng các đảo thành những tiền tiêu quân sự và ở Hồng Kông, Trung Quốc phá nát một hiệp ước quốc tế và thực hiện được một luật an ninh hà khắc. Được điểm yếu của phương Tây khích lệ, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của họ.           

Khủng hoảng dịch covid 19, sự kiện nhiều hệ quả nhất tám năm qua, đã gia tăng xu hướng này. Ngày nay họ Tập vẫn còn nói về „chính sách cải cách và mở cửa“, nhưng từ lâu chẳng còn nói về việc Trung Quốc phải học thế giới nữa.

Cuộc sống người Trung Quốc thay đổi ra sao sau tám năm đó, họ nghĩ sao về nước họ, mà sự nhận biết và tự nhận biết của nó đã thay đổi đến thế. Zand cùng nữ nhân viên và lái xe đi khắp Trung Quốc từ Bắc xuống Nam, từ Mãn Châu Lý qua Bắc Kinh rồi Thượng Hải, theo Trường giang lên Vũ Hán và Trùng Khánh, vào hậu phương tỉnh Quí Châu rồi theo hướng Nam đến đảo Hải Nam. Họ gặp lại những người cũ nhưng cả những thành phố và làng mạc mới biết, nhà nước Trung Quốc biết mỗi bước mà họ đã qua, không chỉ các nhân viên an ninh luôn theo sát họ, mà ở mỗi trong số 11 tỉnh mà họ đến luôn xuất hiện App trên màn hình di động nơi họ đến. Một chuyến đi Trung Quốc thời covid 19.  

Hắc Long Giang: Biên giới Trung-Xô, 30 năm qua, Liên Xô đã tan rã, nhưng thời chiến tranh lạnh, Trung-Xô là đối thủ, ngày nay mối quan hệ đã khác, với nhiều người phương Tây, bây giờ Trung Quốc là kẻ thù mà trước đây Liên Xô là vậy, nhưng Trung Quốc khác Liên Xô trước hay Nga nay là sức mạnh kinh tế. Phía Nga taiga, đèn dầu leo lét, Trung Quốc đường cao tốc, đèn sáng như Thụy Sĩ hay Rocky Mountain. Thế nhưng dẫu đối lập Nga-Trung, Mãn Châu Lý với 110 triệu dân và khu công nghiệp nặng cũ, các nhà máy thép, than, xi-măng và vũ khí, vẫn là vùng nghèo của Trung Quốc. Miền Bắc dẫu được bơm hàng tỷ vẫn không vượt qua được sự thay đổi cấu trúc. Con gái anh lái xe cùng vợ đã xuống một thành phố triệu dân 2000km về phía Nam, còn con gái bạn anh thì ở lại Bắc Kinh: „ở đây con nhận lương gấp 4 lần ở chỗ bố, con học đại học để làm gì?“

Yusheng: Yusheng là một làng nhỏ trong số 600.000 làng xã nằm giữa 113 thành phố trên triệu dân mà ta phải zoom trên google mới nhận ra, nó chỉ cách Cáp Nhĩ Tân 50km. Bruce là thanh niên đầu tiên xuất thân từ nông dân trong làng ra Bắc Kinh học tiếng Anh. Sau anh tốt nghiệp TS về văn học dân tộc thiểu số Mãn Châu, 10 triệu dân, anh kể, các giáo sư ở Harvard và Oxford rất quan tâm tới công trình khoa học của anh và dân tộc anh, trong khi nó lại bị nước Trung Hoa hiện đại ghét bỏ vì nó gắn với triều nhà Thanh bị nhấn chìm năm 1911 cùng với chế độ phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, vốn bị Đảng Cộng sản Trung Quốc khinh miệt cho đến tận ngày hôm nay. Bruce bảo vẫn có hàm giáo sư cho ngành này nhưng ở Bắc Kinh không có tiền đồ cho anh nên anh về tỉnh lẻ, với hàm phó giáo sư, lấy vợ ròi có hàm giáo sư mới trở về lại Bắc Kinh.

Ở Mãn Châu thì Trung Quốc chưa phải là máy in tiền và quyền lực, mà chỉ là nước đang phát triển, hám danh nhưng còn lâu mới đạt tới đích, một quốc gia mà nó chưa đạt được tất cả những mục tiêu mà nó đã đặt ra. Số liệu xuất khẩu ghê gớm che dấu sự thật là nếu tính đầu người thì Trung Quốc mới đạt 1/4 mức độ thịnh vượng của Hoa Kỳ và châu Âu. Có lẽ cũng chính vì điều ấy mà lãnh đạo Trung Quốc chưa tin vào dân mình. Ngay khi chúng tôi vừa từ biệt anh thì Bruce gặp khó với cơ quan an ninh, 4 người đàn ông đeo kính râm đến lục vấn anh. Nhà nước này vốn cũng không tin chúng tôi mà.

Giang Châu: Ở Giang Châu, thành phố 700km phía Nam bên bờ Hoàng Hải, cũng đã có 4 người đàn ông đeo kính râm chờ sẵn chúng tôi ở tiền sảnh khách sạn. Ở đây chúng tôi hẹn gặp Li Tianyou, siêu sao giới Livestreaming Trung Quốc, người dựng một loại rap mới „hannai“ và trước đây 3 năm chúng tôi gặp thì đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp, có 22 triệu follower, mỗi đêm gọi được trên một triệu người đến chatroom của mình để nhận 220000 Euro. Một mác quần áo London lấy tên anh. Nhưng đầu năm 2018 tài khoản anh bị nhà nước cấm, đài CCTV lên án văn hóa „hannai“ là độc hại cho giới trẻ, các blogger thân chính phủ mô tả anh „thiếu hấp dẫn“.

Vậy là Tianyou về lại Giang Châu, hai chiếc Oldtimer, một Mini và một cái Mercedes đứng trước cửa văn phòng anh. Nay  Livestreaming ở Trung Quốc chỉ để bán bia và dầu gội đầu, anh không nói câu nào về dịch corona, về vì sao anh bị sập tiệm. Sự lên ngôi rồi đổ sụp của Tianyou cho thấy nhà nước Trung Quốc lại bị ám ảnh như thế nào với công nghệ và văn hóa mới, không chống lại về nguyên tắc nhưng tàn nhẫn khi vượt lằn ranh đỏ. Đảng phải nắm giữ quyền kiểm soát tuyệt đối. 

Bắc Kinh: Ở Bắc Kinh chúng tôi gặp Liu Chencheng, gọi tắt là CC, người trước đây 6 năm chúng tôi đã gặp, một trong những nhà khởi nghiệp thành công nhất. Năm 2018 trụ sở công ty anh ở đại lộ Thiên An, không xa Đại lễ đường Nhân dân, có 700 nhân viên, mà anh đang dựng thêm công ty mới nữa. Hai năm sau công ty anh đã có 1000 nhân viên và đến gần trung tâm thành phố hơn, một hãng được ghi trên sàn chứng khoán công nghệ New York Nasdag. Anh đến chậm nửa tiếng vì vừa ở Thành Đô để gặp lãnh đạo một tỉnh có số dân như CHLB Đức về. Họ có một dự án lớn: một hệ thống hoạt động thuần Trung Quốc sẽ làm cho máy tính và điện thoại di động Trung Quốc vào các hãng Mỹ đi tiên phong thị trường là Microsoft và Android nữa. CC bảo: „Về kỹ thuật thì đó chẳng phải là vấn đề lớn, khó khăn là xây dựng một „hệ thống sinh thái“ riêng để liên kết phần cứng và phần mềm với nhau. Nhưng tình thế chính trị luôn chia cắt thế giới số ra, không chỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà ra nhiều khu vực riêng, châu Âu, Nga, Ấn Độ.

Từ nerd đáng yêu trước đây, bây giờ là tổng giám đốc, béo hơn nhiều, nghĩ theo những phạm trù toàn cầu, thường lảng tránh những câu hỏi gây khó ở ban điều hành tài chính. Anh bảo dịch covid 19 chỉ gia tăng xu hướng trên, có khi có lợi cho Trung Quốc. „Giữa tháng ba và tháng sáu 2020, năng suất kinh tế Trung Quốc chỉ sau Mỹ năm phần trăm. Tình thế tốt cho các công ty công nghệ Trung Quốc, bởi lẽ Bắc Kinh muốn tự lực về mặt công nghệ. Sẽ không như vậy nếu quan hệ với Mỹ tốt hơn“.

Nhà nước đang ủng hộ những nhà khởi nghiệp trẻ như CC, nhưng với họ cũng có những lằn ranh đỏ, họ tránh nói đến chính trị và đảng.

Thượng Hải: Từ Bắc Kinh đến Thượng Hải là 1310km, đi bằng máy bay mất gần hai tiếng, bằng xe hỏa (cao tốc, N.H.T.) bốn tiếng rưỡi. Nếu từ Bắc Kinh đến, hành khách phải qua giao điểm Hồng Kỳ ở phía Tây thành phố nối ga lớn nhất châu Á với sân bay nội địa. Một năm sau covid Hồng Kỳ đầy người, còn đông hơn trước đó, trong khi sân bay Quốc tế vắng ngắt. Trung Quốc đã tách biệt với thế giới. Ở đây Zand gặp nhà buôn tài chính Zhang Jiahua, anh điều hành tài sản của các doanh nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, rất khấn khích. Nhưng Zhang chẳng tin vào cú tăng vọt trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc sau dịch. Ở các tỉnh ven Trường Giang, không khí vẫn yên ắng. Như CC ở Bắc Kinh, Zhang cũng quan tâm tới mối quan hệ Trung-Mỹ.

Phần lớn người Trung Hoa đại lục coi Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc. Với đại dịch, giọng điệu dân tộc chủ nghĩa cũng gia tăng, để quên thất bại của Trung Quốc lúc bắt đầu dịch và mặt khác để không bị cảm nhận là kém cỏi so với phương Tây. Tách biệt khỏi nước ngoài khuếch đại cảm giác ưu việt.                          

Vũ Hán: Từ Thượng Hải lên Vũ Hán trên sông Trường Giang là 1000km, thành phố 11 triệu dân. Với phương Tây, cái tên này mang họa, với người Trung Quốc nó là thành phố anh hùng. Zand đến thăm một nhà hàng, một đêm họ có doanh thu 1300 Euro. Khác với châu Âu hay Mỹ, Vũ Hán là thành phố duy nhất có hàng ngàn nạn nhân. Chính phủ Trung Quốc thêu dệt nên thiên anh hùng ca. Nhưng người dân sống cuộc sống bình thường.   

Bijie: Zand gặp lại người quen cũ, ông Li, nông dân ở miền quê nay heo hút thì đã là thành phố, nơi khi trước ông giúp Zand tìm cách phát hiện sự thật về vụ năm đứa trẻ bị chết ngạt vì sưởi trong côngtenơ rác, nay khi họ đến thì ông này đã là công nhân làm việc tại một xí nghiệp, ở trong căn hộ hiện đại ở ngôi nhà chung cư 28 tầng, thì nhóm của Zand bị an ninh ngăn cản và họ phải chia tay nhau ngay, hầu như chẳng nói chuyện gì được. 

Hải Nam: Zand đến Hải Khẩu, thủ phủ của đảo Hải Nam, nay đã là thành phố hiện đại có hai triệu dân, với đầy chung cư cao tầng và đường cao tốc ven đô. Ở đây Zand gặp lại Victor Gao, người vào những năm 80 thế kỷ trước từng làm thông ngôn cho Đặng Tiểu Bình, nay Gao ở trong ban điều hành một  think tank   thân cận chính phủ và vì niềm tin và khả năng tiếng Anh của ông, là một phát ngôn viên không chính thức của chính phủ. Ông đã từng đưa nhiều đoàn đại biểu đến thăm đảo nên có cái nhìn khá tỉnh táo về sự phát triển của nó. Năm 1988 đảo được nâng lên đơn vị hành chính cấp tỉnh với mục tiêu có tính năng động kinh tế hệt như đảo có cùng độ lớn nhưng dân chủ, Đài Loan. Nhưng nay, sau trên 30 năm, mục tiêu đó không đạt được. Gao bảo: „đảo tuyệt đẹp, nhưng tôi biết nhiều người từng làm giàu ở đây nhưng rồi mất tất cả, sau cú bột phát ban đầu là sự vỡ mộng. Cũng như Mãn Châu Lý, Hải Nam là thí dụ cho cho sự thật rằng, Bắc Kinh còn lâu mới thực hiện được tất cả các dự án của họ. Nay Hải Nam là một trong những tỉnh mắc nợ nhiều nhất. Đầu năm rồi, chính phủ chuyển toàn đảo thành vùng kinh tế mở, hy vọng ngày nào đó nó cạnh tranh được với Hồng Kông ở vị thế điểm tài chính, thế nhưng Gao bảo, ông khó tin cái đó.  

Nhưng Hải Nam còn có vị trí chiến lược, nay nó đã trở thành tiền đồn quân sự của Trung Quốc với cảng tàu ngầm nguyên tử và các hầm chứa vũ khí chiến lược. Victor Gao tuy không thuộc phái diều hâu mà phần ôn hòa của chính trường Trung Quốc, bảo: „Toàn bộ Biển Đông đã được quân đội Trung Quốc giám sát, mỗi con tàu đều bị nắm bắt. Nếu Mỹ phát động một cuộc chiến tranh ở đây thì nó sẽ là mồ chôn tàu Mỹ. Người Trung Quốc không bao giờ nói khoác“.       

Đấy là hai trong nhiều bộ mặt của nước Trung Hoa hiện đại: mềm dân sự nhưng rắn về quân sự.

Trong vài thập niên qua, lần thứ hai Trung Quốc lại trở thành cường quốc thế giới, một comeback mà chưa thành công như thế.  Nguyên nhân nằm ở kích cỡ của nó, độ rộng và mật độ, nền tảng sâu lắng của văn hóa, sự chăm chỉ, sức sáng tạo và tính kiên trì người dân Trung Quốc.

 

 

Hiệp ước giữa nhân dân và lãnh đạo Trung Quốc vẫn gắn họ với nhau: hãy giữ yên, chúng tôi tạo điều kiện cho tăng trưởng, thành công và con đường đưa Trung Quốc lên hàng đầu. Đấy là một hiệp ước không thể hiểu lầm được, hết sức rắn. Ở phía cực bắc đất nước, bên bờ Hắc Long Giang chúng tôi thấy treo tấm biển đỏ rực: „Nếu vượt qua (biên) giới hạn này, anh (chị) sẽ bị bắt rồi dẫm nát hệt như giun dế“.                    

*** 

Để kết thúc bài báo này, tôi chỉ xin đưa ra nhận xét:

Từ thời Napoléon, các nhà tiên tri đã nhắc, hãy để người Tàu ngủ yên, nhưng đến năm 1972, Nixon và Kissinger, vì lợi nhuận và cận thị, đã mở cái hộp Pandora đó ra, nay thì con cháu và đồng minh của họ phải trả giá bằng cách tìm cách sống chung với lũ quỷ, âu cũng là quy luật ở đời, anh trồng cây gì thì hái quả đó. 

Chỉ có điều, năm 1979 người Việt Nam từng phải học bài học cay đắng từ họ Đặng thì nay 2021, phương Tây và cả thế giới còn phải trả học bài học cay đắng hơn nữa từ họ Tập, và nó đã bắt đầu với dịch cúm covid 19 từ Vũ Hán, khởi nguồn từ năm rưỡi nay rồi đó! 

________________

*Chú thích ảnh

H1.   Khách du lịch ở Hải Nam: „Người Trung Quốc không bao giờ nói khoác“   

H2. Khách du lịch ở Thượng Hải: Tách biệt khỏi nước ngoài khuếch đại cảm giác ưu việt.                          

H3. Bức tranh sáng láng cho Trung Quốc

Mở rộng đường bộ      đường cao tốc

2012 đến 2018              đường sắt       

                                      đường quốc lộ

Giá trị cổ phiếu            Nghèo đói

  


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)