Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tuyên bố của Diễn đàn Việt Nam 21 về Thông cáo chung của các Ngoại trưởng  G7 tại Đức

Tuyên bố

 

Diễn Đàn Việt Nam 21 về Thông cáo chung của các Ngoại trưởng  G7 tại Đức (G7 Germany 2022- Foreign Ministers’ Communiqué)

 

Diễn Đàn Việt Nam 21 chào mừng thành qủa của Hội Nghị và chia sẽ những  nhận định sâu sắc của các ngoại trưởng về Cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraine và  hiểm họa xung đột ở Biển Đông.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 (Group of Seven: Diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới) đã được tổ chức từ ngày 12 tháng 5 đến ngày 14 tháng 5 năm 2022 tại Weissenhaus- Đức.Sau ba ngày thảo luận chi tiết về các vấn đề mà các bên đều quan tâm, một thông cáo chung ( 2022-05-14-g7-foreign-ministers-communique-data.pdf (g7germany.de)  được  công bố thể hiện sự thống nhất quan điểm của các thành viên.

Về cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraine , các ngoại trưởng khẳng định „ Chúng tôi, các Ngoai  trưởng G7 của Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, đã gặp nhau hôm nay trong một bối cảnh chiến lược và an ninh đã thay đổi cơ bản. Cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine là một bước ngoặt của thế kỷ 21 và mang lại những hậu quả bi thảm vượt xa châu Âu. Chúng tôi, G7, muốn khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không làm ngơ trước hành động của các quốc gia rõ ràng coi thường quy tắc quốc tế mà tất cả chúng tôi đều phụ thuộc nhằm đảm bảo hòa bình, thịnh vượng, an ninh và ổn định. Chúng tôi cực lực lên án cuộc chiến tranh xâm lược vô cớ và bất hợp pháp của Nga chống lại Ukraine… Chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận các đường biên giới mà Nga đã cố gắng thay đổi bằng hành động xâm lược quân sự..“

Ngoài việc nghiêm khắc lên án hành vi xâm lược của Nga đối với Ukraine, thông cáo chung còn đặc biệt nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Hội nghị nhận định: „Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở,xây dựng liên kết và dựa trên pháp quyền, bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, các nguyên tắc dân chủ, minh bạch, toàn vẹn lãnh thổ và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.Chúng tôi quyết tâm làm việc hướng tới một mục tiêu như vậy thông qua sự bảo vệ và phát huy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cải thiện kết nối khu vực thông qua đầu tư  hạ tầng cơ sở có chất lượng cao, tăng cường thương mại tự do, nâng cao khả năng phản kháng quốc gia, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế , đối phó với biến đổi khí hậu và hậu qủa sinh học. Chúng tôi bày tỏ ý định làm việc chung với các quốc gia có cùng chí hướng trong khu vực và tái khẳng định sự ủng hộ của chúng tôi đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời cam kết cứu xét một sự hợp tác cụ thể phù hợp với tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ – Thái Bình Dương (AOIP

Hội nghị cũng nêu ra mối quan ngại về  tình hình ở biển  Đông và các khu vực xung quanh, đồng thời sẽ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào có thể gây gia tăng tình hình căng thẳng, làm tổn hại đến sự ổn định khu vực và trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc… Thông cáo chung đã chỉ đích danh Trung Quốc cần nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, không thực hiện các hành vi ép buộc và đe dọa, cũng như không sử dụng vũ lực.

Hội nghị khẳng định: „..Trước sau chúng tôi vẫn quan ngại nghiêm túc về tình hình trong và xung quanh Biển Đông . Chúng tôi nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ của chúng tôi đối với bất kỳ hành động đơn phương nào có thể làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và bày tỏ sự nghiêm túc lo ngại về các báo cáo về quân sự hóa,cưỡng bức và đe dọa trong khu vực. Chúng tôi nhấn mạnh tính chất phổ biến và thống nhất của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời tái khẳng định vai trò quan trọng của UNCLOS trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên đại dương và các vùng biển. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên giải quyết các tranh chấp về yêu sách hàng hải thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và ủng hộ việc sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp do Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển thiết lập.Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của các điều khoản do UNCLOS quy định về tự do hàng hải, quyền đi lại  trong lãnh hải. Chúng tôi nhấn mạnh rằng không có cơ sở pháp lý nào cho các tuyên bố chủ quyền hàng hải bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Về vấn đề này, chúng tôi nhắc lại rằng phán quyết được Tòa Trọng tài đưa ra theo Phụ lục VII của UNCLOS vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 là một dấu mốc quan trọng và là cơ sở hữu ích để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hoàn toàn tuân thủ phán quyết và tôn trọng các quyền và tự do hàng hải được quy định trong UNCLOS..“ 

Diễn đàn Việt Nam 21 chân thành cám ơn sự nhiệt thành hỗ trợ của Hội nghị Ngoaị trưởng G7 đối với cuộc đấu tranh giành lại Chủ quyền và Hoà Bình của Quân dân anh hùng Ukraine cũng như  những khẳng định hợp tác vững chắc  vì Tự do hàng hải ở Biển Đông.

 

Làm tại Stuttgart, CHLB Đức,  ngày 18.05.2022

 

Diễn Đàn Việt Nam 21


 

 

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam làm gì khi 3 đảo đá của mình bị Trung Quốc quân sự hóa?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cuba phát hiện đường dây buôn lậu người làm lính đánh thuê ở Nga

Do Van Tien

VNTB – Nếu Nga thắng và rút lui, họ sẽ phải đền cho Ukraine bao nhiêu tiền?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo