VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 17) 

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 17) 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào đúng ngày Noel. Noel buồn vì cúm Tàu, trên toàn thế giới, châu Âu càng nặng hơn bởi lẽ chủ quan. Cứ tưởng đã thoát đại dịch, châu Âu từng mở nhiều chợ Giáng Sinh đã phải đóng lại vì Omicron. Hà Nội quây kín không cho vào khu vực quanh Nhà Thờ Lớn. Tiết trời đã đúng là mùa đông miền Bắc, u ám và lạnh lẽo liên tục với những cơn gió mùa lạnh giá liên tiếp từ Siberia rồi qua Trung Quốc thổi về. Buồn nhưng không mất lạc quan về những cơ may hậu covid sắp đến cho vận mệnh dân tộc để viết tiếp hồi ký, đặng sẽ có một chút kinh nghiệm cho con cháu mai sau, cứ hy vọng như thế để yên tâm viết. Kết thúc bài vào ngày cuối năm dương lịch vào buổi sáng mưa xuân y như không khí Tết dù một tháng nữa mới Tết. Mong năm 2022 này sẽ luôn vui như Tết vì là hậu covid với tăng trưởng trở lại như cũ để có ‚bình thường mới’ vào giữa năm và ‚dân chủ’ vào cuối năm, nếu vô cùng lạc quan chứ không phải‚ lạc quan tếu’.

Để điểm sách, tôi thấy có cuốn sách rất đáng đọc vì nói về văn hóa ẩm thực, nằm  trong đề tài lớn là văn hóa hiện đang rất nóng hổi. Đó là cuốn ‚Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời’ của Vũ Thế Long‚ TS sử chuyên ngành khảo cổ của Cụ Trần Quốc Vượng, ông làm nghiên cứu sinh ở Berlin những năm 80, cùng thời với ĐHS, cô vợ đầu của tôi và cũng là cùng thời với tôi, anh em nhận ra nhau ngay sau…gần 40 năm xa cách, là chuyên gia về xương động vật nên kể chuyện rất hay về các món ăn của Vua Chúa thời Nguyễn khi ông nghiên cứu khai quật ở Huế, thậm chí có cả lưỡi đười ươi. Sách hết sức đáng quan tâm cũng òn nhờ sự quảng bá của Trung tâm văn hóa Đông Tây, Phố Ngụy Như Kontum, tổ chức giới thiệu nó vào sáng ngày Noel, ngay giữa mùa đại dịch, một sự dũng cảm phi thường dẫu cho phòng họp đủ lớn bảo đảm dãn cách xã hội. Phong thái ăn uống của người Hà Nội khi trước, cũng là một dạng hồi ký. Hoàn toàn khác với kỹ thuật nấu ăn, vốn của các đầu bếp, vẫn luôn thấy chiếu trên tivi.

Cuốn sách dày dặn, 312 trang do Chibooks phối hợp với NXB HNV XB có đến 39 đề mục, từ đề mục đầu tiên là ‚Người Hà Nội uống nước lọc’, đến đề mục cuối cùng là ăn với ‚ Chiếc bánh tráng trong ẩm thực hiện Việt’. Chuyện ăn, chuyện uống một thời của người Hà Nội đã được tác giả trình bày hết sức cặn kẽ. Có lẽ nên nhắc nhất phải là lời kết của TS Nguyễn Huy Nga: ‚Vũ Thế Long và tình yêu với ẩm thực Việt’, một lời khen rất xứng đáng cho anh, bởi lẽ ẩm thực không chỉ cũng là, mà trước hết là văn hóa, và chúng ta đã từng sai lầm biết bao khi đã từng sao nhãng vấn đề ấy, mà quên mất rằng, tất cả tốt xấu, may rủi đều qua cái miệng.

Vấn đề này còn quan trọng ở chỗ, ăn uống là hay thế, và nó còn hay nữa khi xảy ra ở thế kỷ 20 là thế kỷ đầy biến động và ở nước Việt Nam ta, tôi chưa dám quả quyết, nhưng có lẽ là một trong những nước có biến động nhiều nhất, mà sang thế kỷ này chắc gì ít biến động hơn, vì lý do địa chính trị của nó, điều đã được 21 năm qua minh chứng.

Cũng nhân cuối năm, tôi đến thăm anh bạn PB để thúc anh kết thúc cuốn sách 2 anh em viết chung, con chó hàng xóm cứ sủa nhặng lên, sau đó là hắn ta đi ra đi vào, anh B cau mặt ‚thằng này ít học mới thế’, tôi phải đính chính, ,chắc gì nhiều học đã hơn’, đến giáo sư TS xây dựng đảng cũng vậy thôi. Cứ xem ông hàng xóm khổng lồ phía bắc nước ta là rõ, 4.000 năm khốn khổ mà chưa biết bao giờ chấm dứt, có lẽ never chăng, nhưng vẫn nên hy vọng, dân chủ là con đường tất yếu mà tất cả các dân tộc sẽ phải đi qua, không loại trừ một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu. Trong câu chuyện hàn huyên cuối năm hàng tiếng đồng hồ, chúng tôi có nói đến LĐD, tôi bảo y là kẻ cơ hội, mà sẽ còn nhiều dịp kể thêm vì bạn từ thời để chỏm. Nhưng anh B lại bảo, mỗi người mỗi tính cách, tôi thì cho là số phận, còn anh B mê ĐXK, mà bài trước tôi có nhắc, B bảo anh K vượt qua được số phận, cùng hai doanh nhân, K thành công thế mà TTH không nói là thất bại nhưng rủi thế. Thế mới là số phận.

Tôi đã bắt đầu tin vào Chúa, dù cho đó chẳng nhất thiết phải là Thích Ca, hay Giê su, hay Mohammet hay gì gì nữa, nhưng trong cái vũ trụ bao la kích cỡ hàng tỷ năm theo vận tốc ánh sáng này, hay chính xác là vô biên này thì chúng ta chỉ là những hạt nano bé bỏng, hãy chấp nhận thì sẽ dễ sống hơn chăng, cho dù chúng ta đã cố gắng hết sức, nhưng chỉ để khỏi tiếc nuối và hối hận chăng? Nếu tin vào một sức mạnh vô biên nào đó, nằm ngoài tầm kiểm sóat của chúng ta, đang chỉ huy chúng ta, sẽ dễ sống hơn chăng?             

Còn ở tạp chí Đức thì tờ Spiegel mới về nhất, số 45 ra ngày 06.11.2021 với tiêu đề ‚OPERATION COMEBACK Ein perfider Plan soll Donald Trump zurück ins Weiße Haus bringen – Chiến dịch Trở lại, một kế hoạch thâm hiểm nhằm đưa Donald Trump trở lại Nhà Trắng’ cho cái nhìn tiêu cực về hiện trạng nước Mỹ, cũng là cho thế giới sắp đến: Trump và phe bảo thủ, độc tài, phân biệt chủng tộc, bộ mặt xấu xí của Hoa Kỳ khi muốn co lại bảo vệ quyền lợi ích kỷ của một nhóm nhỏ những người giàu có, ti tiện và kiêu ngạo, bạo lực, một bộ mặt rất đáng ghét ngay trong Đảng Cộng hòa. Có hai bài ‚Đảng Cộng hòa cố tác động đến hệ thống bầu cử’ và ‚Phỏng vấn hai nhà báo nổi tiếng Bob Woodward và Robert Costa về nguy cơ nhiệm kỳ tổng thống lần hai với Trump’ với 20 trang nói kỹ rằng, không còn nghi ngờ gì rằng Trump đang cố đạt được nhiệm kỳ hai và muốn ra ứng cử ở cuộc bầu cử tổng thống 2024, ở các bang, Đảng Cộng hòa cố thay đổi luật bầu cử để có nhiều khả năng chiến thắng. Đấy là một thử nghiệm gây nguy cơ cho nên dân chủ. Càng nguy hiểm hơn khi Đảng dân chủ của tổng thống Joe Biden gặp nhiều khó khăn ở và sau đại dịch, và hậu Afgnistan, và ông ít có khả năng làm hai nhiệm kỳ như Clinton hay Obama, và bà Kamala Harris cũng không đủ khả năng thay thế ông. Còn nhiều thách thức cho Hoa Kỳ và thế giới thời gian sắp đến.

Các bài còn lại nói về chính trị nội bộ nước Đức với sự lãnh đạo mới qua sự điều hành đất nước theo kiểu Ampel của ba đảng SPD, Grüne và FPD tạm gọi cánh tả và thời kỳ hậu Merkel, 16 năm của CDU/CSU thuộc cánh hữu sẽ đầy thách thức. Dĩ nhiên cũng có nhiều bài nói về đại dịch, đặc biệt là tình hình Rumani, nước nghèo nhất nên cũng khó khăn nhất của EU và vaccine cho trẻ em. Ở số này còn có nói tới nước Algeria mà tôi vốn rất quan tâm vì đã ở đó 3 năm, với bài phỏng vấn tổng thống mới bầu từ 2019 Tebboune, cuộc tranh cãi của ông với tổng thống Pháp Macrone, quan trọng vì Algeria là nước đệm cho dân di cư tới EU. Đại để có thể nói là Algeria chưa thay đổi dẫu có tổng thống mới, ông này thật nực cười khi chê thế giới dám so nước ông với Bắc Hàn và tự nhận mình ‚đầy tính cách mạng hệt như Cuba và…Việt Nam’. Cũng là vấn đề dân di cư là bài dân Syria, Irắc, Afganistan…khổ thế nào giữa mùa đông lạnh giá khi bị tổng thống Lukashenko lừa vào thủ đô Minsk, Belarus do muốn qua EU qua đường biên với Ba Lan và Lithuani, để trả đũa EU vì đã trừng phạt ông. Về văn nghệ, còn có bài rất hay về sự trở lại của nhóm nhạc Abba, dẫu cho các nghệ sĩ nay đều đã là các cụ, văn hóa phương Tây đáng nể thật, miễn chê.    

Trở về việc nhắc lại các sự kiện đời tôi vào những năm đó, tiếp ‚sau đại đăng khoa là tiểu đăng khoa’, lập gia đình, tôi đã nói là tôi tìm hiểu ĐHS khá thuận lợi vì có anh bạn PĐH giúp, và hai gia đình cũng ủng hộ, cha mẹ tôi rất dễ đã đành, bên gia đình S thì càng chẳng có cớ gì để phản đối. Chúng tôi đã có rất nhiều buổi dùng hai xe đạp đi rong chơi, nói chuyện dông dài với nhau trong và ngoài thành phố. Còn một kỷ niệm khó quên là lần ấy chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau buổi tối ở trên con đường đê ven sông Tô Lịch từ Cầu Giấy về Bưởi, nay đã là con đường cao tốc dành cho 4 làn xe chứ xưa là nhỏ, rất cao vì là đê mà, vạt đê xuống sông là những rặng ổi, nhưng các cây bên đường lại là những cây xà cừ cổ thụ to đùng. S và tôi dựa hai chiếc xe vào gốc cây để thoải mái ngồi ven đê mát rượi làn gió buồi tối từ làn nước sông Tô Lịch và cây cối ven sông thổi lại, ung dung tán chuyện. Nào ngờ xoẹt một cái, có ai vừa vụt chạy quá. Thôi chết tôi rồi, trên ghi đông xe tôi có mắc túi xách, tôi vội thét toáng lên: „Kẻ cắp“. Tối như bưng vì thời ấy đang chiến tranh chỉ trung tâm thành phố có điện, mà quãng đường đó thời ấy cũng vắng lắm. Tôi đơ người ra tưởng chết, vì trong túi xách tôi đang để sổ hộ khấu và tem phiếu của cả nhà S và nhà tôi, thời ấy quí đến thế nào bạn đọc cùng lứa tuổi hiểu ra ngay. Ngay sau đó có tiếng chạy huỳnh huỵch vì có đã người đuổi theo tên trộm. Và cũng còn may vì lúc đó chưa muộn đến thế và mọi người đổ ra. Gã kẻ cắp sợ quá nên đã vứt cái túi lại. Hú vía! Cả S. và tôi như bắt được vàng, không biết là sẽ ra sao nếu mất chiếc túi với các giấy tờ đó. Hỏi mọi người về ân nhân của chúng tôi thì mọi người bảo, chắc chắn đó là một anh công an mật mới có phản ứng nhanh như thế, nhưng anh đuổi được tên trộm đi và y đã vứt tra túi lại rồi thì anh cũng chẳng muốn xuất đầu lộ diện nữa. S. và tôi chỉ biết thầm cám ơn công an mật vô danh, đầy tinh thần trách nhiệm, nọ.

Thế mới thấy, thời ấy, bộ đội và công an được người dân quí đến thế nào, chứ đâu như ngày nay, nói đến họ ai cũng hãi? Duy nhất chỉ vì họ là công cụ của Đảng, chứ đâu còn là của dân nữa, và ngay Đảng thời ấy cũng chưa bị mọi người ghét đến thế, có lẽ cũng vì họ chưa lộ diện là những kẻ đặt lợi ích chính mình lên trên tất cả, bằng bạo lực.

Nhân chuyện công an, còn phải nói thêm, vì sao hôm đó trong túi tôi lủng củng nhiều giấy tờ quan trọng như thế. Đó là vì hồi đó chế độ hộ khẩu cộng với tem phiếu cực kỳ ngặt nghèo, mà không qua sự quản lý đó thì coi như đã chết. Phân biệt giữa thành thị và nông thôn hết sức lớn, còn trong thành phố thì giữa nội và ngoại thành cũng đã khác biệt. Tôi ở Viện NIKI (tên chính thức là Trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên) tuy đã là ngoại thành (con đường đê La Thành và Bưởi và Sông Hồng coi như danh giới nội và ngoại thành mà Viện này nằm ngoài đó nhưng vì còn có những cơ sở ở nội thành nên vẫn được phép tính là nội thành, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là lý do được công bố, chứ thực ra đó là vì Viện đó cũng như Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và các cơ sở Bộ Quốc phòng đều nằm quanh khu vực Đường Hoàng Quốc Việt khi đó được dân gian gọi là ‚nhà trẻ trung ương’ mà, đố ai bịt miệng được tiếng nói dân gian, nó chính xác đến thế), mà S khi đó được phân về Viện Vật liệu Xây dựng, thuộc Bộ Xây dựng lại là ngoại thành, tuy về mặt địa lý cũng nằm ở khu vực đó, vì ngay đối diện Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc về phía Băc qua Đường Hoàng Quốc Việt. Thế nên bây giờ nói chuyện chúng tôi kết hôn thế nào chỉ ít dòng, chứ các thủ tục kèm theo như đăng ký kết hôn rồi chuyển đổi hộ khẩu, chuyển đổi tem phiếu khó khăn và tốn thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn thế nào chắc bạn đọc trẻ khó tưởng tượng chứ đối với lứa tuổi chúng tôi, đó là ‚chuyện thường ngày ở huyện’. Cũng nên ôn lại, nhân chuyện được phép kết hôn hay không, đối với ngành bộ đội, công an, và đảng viên và cán bộ cao cấp, chế độ rất nghiêm ngặt, có một số thành phần thì‚ tổ chức’ sẽ không cho phép; ‚tổ chức’ ở đây sờ sờ thấy ngay là Phòng Tổ chức với cán bộ công nhân viên ngoài Đảng và là chi bộ đối với đảng viên, vì đảng chỉ huy tất cả mà, nên ngay trong cơ quan thì chi bộ quan trọng hơn Phòng Tổ chức nhiều.

Tôi được biết anh Nguyễn Trường, cán bộ diện trung ương quản lý vì anh là học sinh cha tôi từ thời Khu học xá Tâm Hư ngang các anh Nguyễn Đình Tứ, Đinh Ngọc Lân ngành vật lý, nhưng anh ngành Cơ, sau này tôi nhớ anh đã từng là Phó chủ tịch Hội Cơ học mà. Anh Trường yêu con gái ông Họa sĩ Nguyễn Huyến (tra mạng ra ngay: Đồng (tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) vẽ bởi nhóm họa sĩ nổi tiếng đương thời của Hà Nội là Mai Văn Hiến, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Huyến và sau đó nữa là Nguyễn Sáng, Bùi Trang Chước) vì trong thâm tâm tôi vẫn tin là ông họa sĩ  này khá nổi tiếng mà) ở một cái villa cực đẹp, cơ ngơi rộng rãi ngay số 3 đầu phố tôi mà nay là một nhà trẻ  Kindergarten của nước ngoài, và xin kết hôn, nhưng bị Phòng Tổ chức từ chối chỉ vì ông họa sĩ thuộc thành phần tư sản, có villa cơ mà! Ngày nay thật sự khó tưởng tượng. Mà ông có đóng góp cho đất nước như vậy, thế nhưng vẫn bị nằm trong tầm ngắm của Ăng-ca!

Còn về đám cưới tôi với ĐHS, xin xem thiếp mời ở hình minh họa do bạn LHV trình bày, diễn ra chiều và tối ngày 15.8.1971 tại 129 Phố Huế ở nhà gái, rồi có xe đưa về 28 Nguyễn Huy Tự, đều chỉ là tiệc ngọt chứ không đình đám như bây giờ. Chắc chắn nó cũng không khác gì các đám cưới thời đó đã được kể nhiều rồi, các bạn đọc trẻ ngày nay cũng có thể tưởng tượng ra được nên tôi miễn kể lại, có điều phải nhấn mạnh là điện đóm thời ấy nếu có thì cũng phập phùng chứ đâu được chạy điều hòa liên tục ngày đêm như bây giờ, nên buổi tối đó chỉ có bạn bè tôi và S đến, may là không mất điện giữa chừng. Thế nhưng vẫn có một sự cố, nhỏ nhưng cũng phải kể ra vì cho đến hôm nay, sau hơn… nửa thế kỷ, tôi và nhiều bạn vẫn nhớ. Số là nhà tôi vốn có sân rộng nên có đào mấy chiếc hố tránh bom cá nhân, nó không rộng cũng chẳng sâu vì là đào lỗ rồi cho một cái ống cống vào, nên chắc chỉ sâu trên một mét và rộng đủ cho một người nhảy vào. Thế mà vì trời tối, ánh sáng đèn đường quá yếu nên bạn LTH, vốn là bạn trong nhóm học nghề cơ khí chính xác ở Dresden của tôi mà bài trước tôi không nêu vì mất liên lạc lâu nay nên không rõ lắm về cuộc đời của bạn, sa hố. Rất may là vì hố không sâu và có nước ở dưới nên không có sự cố gì xảy ra cả, H thậm chí không bị xây xước, chỉ phải về nhà ngay để thay  quần áo. Chỉ được một phen hú vía cho mọi người, hơi hài hước là khác. Bạn H thì xin nói qua, là lập gia đình với anh Dưỡng vốn tốt nghiệp ngành sinh vật ĐHTHHN, khi ấy là cán bộ một phòng ban của UBKHNN. Vì bạn H người gốc miền Nam, nên sau 1975 về lại SG, sau đó bạn đi xuất khẩu lao động và định cư ở gần Gera, làm ăn khấm khá, có một tiệm ăn nên năm 2001 khi tôi sang Đức đến thăm gia đình bạn VG đang sống ở thành phố Gera, cũng có ghé thăm bạn. Nhắc lại chuyện xưa thì cười bò ra.                             

Lại nói các bạn lớp Lý khóa 9 chúng tôi sao có sự phân hóa, khác hẳn với tình bạn cũ vốn có, như thế. Sự thể là như sau. Như bài trước có nhắc, lớp tôi có anh bạn VNĐ người Nghệ An (giọng đặc sệt xứ Nghệ vì sinh ở Thái Bình nhưng gia đình chuyển vào trong ấy rồi học trường Huỳnh Thúc Kháng và hoàn toàn trưởng thành trong đó), bộ đội giải ngũ về đi học lại nhưng vẫn học được, vì anh cũng chỉ hơn tôi ba tuổi. Hơn nữa là đảng viên nên anh được giao làm bí thư đoàn thanh niên suốt thời gian học của chúng tôi – là đảng viên nhưng mà tốt! Anh Đ được anh em rất mến chứ không như bí thư chi bộ NCL ai cũng ghét, học kém và tính tình cực kỳ khó chịu, nhưng đã là bí thư chi bộ thì ai dám có ý kiến gì cơ chứ? Anh này rất già, học Triết ở đại học Lomonosov vì vụ xét lại nên về học lại với chúng tôi, nhưng 4 anh thì có anh và anh ĐBL về lớp tôi, hai anh kia về lớp trên thì cả ba người kia sau đều là những giáo sư nổi tiếng trong ngành Triết, chỉ trừ NCL vì học kém nên tuy vẫn đỗ nhưng tổ chức không biết bố trí đâu nên cho ở lại trường làm ở Phòng Thiết bị, lẽ ra cũng là tốt rồi vì cũng phải đáng tin cậy mới làm được việc ấy, nhưng vì thế mà anh ta mắc vào cả hai tội, thời đó bị đánh giá rất nặng, là tham ô lẫn hủ hóa nên bị ký luật đuổi về quê Thái Bình và mất sớm tại đó. Còn anh Đ tuy được mọi người rất quí mến, nhưng lại cũng có một kết thúc cuộc đời không có hậu. Tôi cũng có khá nhiều kỷ niệm với anh nên nhân đây xin kể ra, có lẽ bạn đọc cũng quan tâm.

Một kỷ niệm đẹp với anh Đ là vào đầu năm thứ hai khi chúng tôi lên Khu sơ tán trên Đại Từ, Thái Nguyên. Bọn độ chục người có xe đạp nên được ban lãnh đạo lớp cử lên trước để chuẩn bị cho anh chị em đi bộ lên sau, vì tuy Hà Nội-Thái Nguyên có đường xe lửa, thậm chí khổ quốc tế 1,44m, nhưng từ ga Lưu Xá vào nơi sơ tán huyện Đại Từ gần 40 km, đi nhanh cũng mất 8 tiếng, lại tránh bom nên phải đi đêm, mang hành lý nên rất vất vả. Thế cho nên tôi được giao trách nhiệm ở lại một nhà dân giữa đường, làm trạm nghỉ ngơi cho anh em rồi đi tiếp. Tối hôm đó tôi đã tìm được một nhà dân ngay sát đường, đủ rộng rãi và cũng đã chuẩn bị nước nôi cho mọi người, nhưng thế nào ngủ quên đi nên mọi người đi qua mà không được nghỉ lại. Sáng ra về lại nơi sơ tán tại xóm Bậu, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, mọi  người xí xóa bỏ qua, nhất là anh Đ, không hề trách cứ gì, nhưng kể đến đây tôi vẫn ân hận, cái cẩu thả của mình biết bao giờ sửa được, chắc chỉ chờ…kiếp sau!

Lại nói anh Đ vốn học giỏi, tư cách đạo đức miễn chê, nên khi tốt nghiệp được tổ chức phân công về làm cán bộ Phòng nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Đại học. Vì anh tài ba, tháo vát nên được chọn làm thư ký riêng cho Bộ trưởng, giáo sư TQB. Có lẽ do học phổ thông ở thành phố Vinh đã quen biết và cảm mến nhau, nên anh thành hôn với chị NTNM, con gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, bây giờ qua wikipedia tôi mới biết ông, con người tài hoa này, được Miền Nam quý trọng thế nào, và đã vượt qua vụ Nhân văn Giai phẩm ra sao. Nhưng thời đó, do nhiều lần đến thăm anh chị tại nhà riêng, chỉ biết là cụ Tý ở khu nhà tập thể của Hội Văn nghệ sĩ Phố Huế, ngay trước cửa Chợ Hôm, mà ngày nay đã hoàn toàn biến mất, cũng vì ngay gần nhà ĐHS vợ tôi. Anh Đ sởi lởi như thế nên rất nhiều bạn bè đến chơi nhà anh, dĩ nhiên tôi bản tính quảng giao nên cũng không ngoại lệ.

Cũng phải nói, ở tư cách là thư ký riêng cho Bộ trưởng, anh Đ từng giúp nhiều bạn bè đi nghiên cứu sinh, là một ân huệ vô cùng lớn thời ấy. Trong số bạn bè (lớp Lý chúng tôi) hay đến chơi, ngoài LPT còn có NVL, học vật lý lý thuyết, nhưng cũng về dạy Đại học Giao thông cùng LPT. Bạn bè chơi bời với nhau là chuyện bình thường, nhưng có câu dân gian là ‚con thầy, vợ bạn’ phải tránh. Thời nay, toàn cầu hóa, ảnh hưởng lối sống và văn hóa phương Tây nói chung nhiều, nên ít ai nói đến câu này, nhưng thời chúng tôi nó rất quan trọng. Thế nên L, do khéo nói và cũng rất dịu dàng, kín đáo, nên nảy sinh mối quan hệ tình cảm giữa L và chị M, khi anh Đ đi công tác 4 năm tại Đại sứ quán Việt Nam tại Praha, Tiệp Khắc. Khi về nước, thấy thế thì anh Đ rất buồn chán, và mất năm 2004, chỉ 6 năm sau khi về nước, trong sự cô đơn nhưng thương cảm của người thân và bạn bè.

Dĩ nhiên về việc này có nhiều cách lý giải. Nếu nói, nữ ê hề, ba tỷ rưỡi cơ mà, có gì mà chỉ vì một người mà phải khổ sở thế. Anh ĐBL, cũng là bạn thân của cả 3 người thì bảo, anh Đ có ‚gen điên’ từ gia đình, nhưng anh LPT lại bảo, anh ruột anh Đ nào có điên?

Chỉ có sự thật là năm 1995 tôi về nước gặp anh Đ nhiều lần thì thấy anh hoàn toàn mất nhựa sống, tuy đang sống (gần như đơn độc) trong căn hộ rộng thênh thang ở khu tập thể Bộ Đại học vì chị nhà đã mua thêm được căn hộ khác. Lỗi chắc chắn cũng có của anh, nhưng câu chuyện tình cảm giữa 3 người, cái ‚tam giác quỷ’ đó, có trời mới biết, ai sa vào đó là khổ.

Lớp tôi phân hóa, nhóm lý thuyết và VKT, anh tốt nghiệp ngành VL hạt nhân, ở lại trường rồi sau sang Dubna làm việc một thời gian rất dài, ‚bênh’ NVL, gần như ĐBL, bảo anh Đ ,ít nhất là bất thường’, và giữa NVL và chị M không có gì. Còn phần lớn anh em VL thực nghiệm chúng tôi, có lẽ quá quí anh Đ chăng, thì thấy anh quá tội, mà chẳng ai cứu anh được cả, cứ thế cho đến ngày anh ra đi.

Cá nhân anh NVL tránh tôi, tuy cùng ở một Viện, chỉ có trên trăm người, coi như không thấy nhau. Khi gia đình vợ tôi chuyển về nhà mới ngay gần nhà máy bia, gần nhà anh L, có lần tôi ngủ đêm ở nhà vợ nên khi đi tập có thể dục buổi sáng tình cờ có qua nhà anh, anh có thấy nên cũng chào hỏi vài câu cho qua chuyện chứ không mời vào nhà, mà tôi quần áo thể thao chắc cũng không tiện. Sau đó chắc anh thấy thế không phải, nên có bắn tiếng mời đến nhưng cũng không chính thức, nên cũng coi như bỏ qua chuyện đó, vậy là dẫu ở VVL chúng tôi vẫn còn gặp nhau, nhưng cũng như quan hệ với LĐD, có một thời là bạn, thậm chí bạn học khá gần (tôi với L ở cùng một nhà dân ở Xóm Bậu năm thứ 2 khi lớp Lý chúng tôi đang xây lán sinh viên để thành gần như là ký túc xá riêng biệt, tách hoàn toàn khỏi làng, nhưng sang năm thứ 3 khi xây xong thì cha mẹ tôi cũng lên khu sơ tán, mà ở chỉ khác xóm, nên tôi ra ở ngoại trú). Hy vọng sang  năm mới hậu covid, các mối quan hệ này có thay đổi chăng?

Về nhóm ba anh NVL, VCL và PVT, có đóng góp rất lớn cho văn hóa nước nhà, nhưng bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp. Coi như năm cũ (hôm nay mới là ngày 31.12) nói một chuyện chắc chắn không phải là positiv, nhưng đã là hồi ký thì đó phải là sự thật, nhìn từ góc độ cá nhân tôi, theo nhân sinh quan của tôi, có sao kể vậy, còn đi tìm chân lý, may quá, tôi không phải là thám tử, bây giờ quá già rồi để làm việc đó, viết để lại cho mai sau về cuộc sống những năm tháng đó của bọn chúng tôi, thế thôi, dẫu sao cũng là đáng nhớ và đáng kể lại, voilà

*****

Đọc báo mạng, thấy những bài sau đáng chú ý xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)

Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường toàn cầu đích thực duy nhất. Điều này có nghĩa là sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta là vô cùng to lớn. Bất kỳ một nghiên cứu nào có tính chất dự báo về Trật tự Thế giới trong tương lai mà không xét đến vai trò của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta thì đều không cập nhật với thực tiễn. Vì thế, đại chiến lược của Hoa Kỳ — với tính cách là chiến lược cao nhất của quốc gia này — là vấn đề mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu, vì cách hành xử của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác trên thế giới sẽ chịu sự chi phối của chiến lược cao nhất này. Bài viết này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, xác định đại chiến lược của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và cố gắng giải đáp các vấn đề liên quan đến quốc gia này.

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 1)

1-Giới thiệu

Sách CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM, tác giả Tùng Phong (Ngô Đình Nhu), một người có vai trò quan trọng trong chính quyền của Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1963. Sách được hoàn thành vào năm 1962 với sự thảo luận, đóng góp ý kiến của một số nhà chính trị và nhà khoa học. Sách chưa kịp in thì xảy ra chính biến tháng 11/1963 – lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa. Năm 1964 sách được in ra tại Sài Gòn, nhưng nhanh chóng bị thu hồi. Năm 1988 được in lại tại Nhà Xuất Bản Hùng Vương- Los Angeles- Mỹ.

Theo lời Nhà Xuất bản thì “Sách mở đầu bằng một lời vắn tắt của một đại văn hào Nhật Bản, Đức Phú Tô Phong, nói rằng: “Một dân tộc hùng cường là một dân tộc giàu chiến sĩ vô danh”. Phải chăng tác giả muốn ngụ ý rằng dân tộc VN cũng là một dân tộc hùng cường vì VN cũng giàu chiến sĩ vô danh”

Tôi được biết về “Chính đề Việt Nam” từ rất lâu, nhưng chỉ mới ở dạng các bài giới thiệu hoặc tóm tắt. Gần đây mới có dịp nghiên cứu toàn văn. Hiện nay sách có thể tìm thấy ở http://vnthuquan.net/.

Tàn phá LUẬT bởi thói ưa thành tích và thói vô trách nhiệm

Tôi rất vui và cảm ơn nhóm dịch giả dịch Bộ luật Dân sự 2020 của Trung Quốc ra tiếng Việt tặng tôi cuốn sách về Bộ luật dịch này có kèm theo những lời giới thiệu.

Không thần phục kẻ thù! Nhưng học từ kẻ thù là cần thiết! Không hiểu kẻ thù, thì không thể chiến thắng được nó!

Để kéo nạn nhân ra khỏi mạng nhện của những kẻ bạo hành

Một số người dân tập trung tại chung cư Saigon Pearl để đòi công lý và công bằng cho bé Nguyễn Thái Vân An 8 tuổi bị “dì ghẻ” Võ Nguyễn Quỳnh Trang (và cha ruột Nguyễn Kim Trung Thái đồng tình) đánh đập đến tử vong (ảnh: MXH)

LTS: Đây là bài viết của nhà báo Phạm Lan Phương (Khải Đơn). Cô từng có nhiều năm làm báo ở Sài Gòn. Hiện cô đang ở Mỹ, theo học chương trình Fulbright chuyên về sáng tác văn học. Tác phẩm thơ “My sinking town” (tiếng Anh) của cô viết về Sài Gòn vừa được Academy of American Poets trao giải, ở hạng mục “University & College Poetry Prize”…

Vài năm về trước, tòa soạn giao cho tôi đi viết một loạt bài khi đọc thấy số trẻ em bị xâm hại tăng nhanh từ một báo cáo. Tôi tìm cách liên hệ với nhiều nơi, từ trường học, hội phụ nữ xã huyện, các tổ chức tên tuổi đầy trên internet để hỏi một câu: Hãy dắt tôi đến gặp một nạn nhân.

Câu trả lời rất lạnh. Vài tổ chức gửi cho tôi báo cáo chung chung, không cách gì chạm vào được thực tế. Một số trường từ chối nói ở đây không có hoàn cảnh nào bị vậy. Hội phụ nữ hay các cơ quan địa phương về trẻ em tôi cố tìm thì không bắt điện thoại hay trả lời email. Lúc đó, một người bạn bảo tôi hãy liên hệ gặp một chị, chị ấy làm về giáo dục và giúp đỡ kinh tế đời sống phụ nữ. Suốt hai tuần, chị dắt tôi đến từng nhà, gặp từng đứa bé và cha mẹ với hoàn cảnh éo le không thể tưởng nổi.

3 quyển sách quốc tế đáng chú ý về Việt Nam năm 2021

Năm 2021 là một năm không quá sôi động trong thị trường sách quốc tế liên quan đến chủ đề Việt Nam.

Tổng đầu sách xuất bản không quá cao, trong đó một lượng lớn là tái bản của nhiều tác phẩm liên quan đến Chiến tranh Việt Nam. Hiển nhiên, đây vẫn là một điều tốt khi cân nhắc các tranh cãi về hệ quả và sự thật của cuộc chiến mà cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Mặt khác, cũng có tín hiệu vui là số lượng sách nghiên cứu về Việt Nam đương đại đang dần tăng tỷ trọng so với sách xuất bản liên quan đến Chiến tranh Việt Nam.

Dưới đây là ba quyển sách mà người viết cho là thú vị và xứng đáng nhận được sự quan tâm của các độc giả Việt Nam trong hay ngoài nước, dù bản thân người viết còn nhiều điểm bất đồng với các tác giả.


Phó TT Kamala Harris là một người mang sắc thái đa dạng được thuê mướn

Phó Tổng thống Kamala Harris đã nhận được một số thông tin báo chí đánh giá không tốt về bà. Những câu chuyện về tâm lý bất mãn, về thất bại chính trị và cuộc ra đi hàng loạt của nhân viên dưới quyền bà đã được gắn với một phó tổng thống là phụ nữ da đen đầu tiên, người từng nói riêng với các bạn bè rằng “tin tức về bà ấy sẽ khác nếu bà ấy là bất kỳ người nào trong số 48 người tiền nhiệm, những người mà bà đã mô tả đều là da trắng và nam giới ”, theo một bài viết trên New York Times.Newsweek by ADAM B. COLEMAN, author of “Black Victim To Black Victor” and the Founder of Speak Publishing – ON 12/28/21

Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Lê Trọng Hùng

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Lê Trọng Hùng. Cùng lúc, gia đình ông viết thỉnh nguyện thư gửi chính phủ Hoa Kỳ và các nước khác vận động để ông được gặp thân nhân và thăm khám sức khỏe.

Hôm 29/12, HRW kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nên hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích ngay lập tức ứng cử viên chính trị độc lập Lê Trọng Hùng.

Khi nào quan hệ Trung – Việt sẽ đi vào ‘rốn’ bão?

Hoạ hay phúc trong bang giao với Trung Hoa “vĩ đại” phải đâu chỉ xuất hiện trong một tháng hay một năm nay. Tính đến ngày 21/12/2021, đã có đến hơn 6 ngàn 300 xe hàng hóa, nông sản, chủ yếu là hoa quả của Việt Nam ùn tắc tại các cửa khẩu xuất hàng sang Trung Quốc. Hàng đoàn xe đã phải quay lại bán “giải cứu” trong nội địa… Còn nhớ, ngày Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn thăm đáp lễ người đồng cấp Vương Nghị hồi đầu tháng (2/12), giới phân tích đã sớm “hồi hộp” lo âu: Bang giao Trung – Việt dường như đang vào hồi im lặng trước cơn bão?

Cái Việt Nam cần

Thưa bạn đọc.

Không ít lần trên Facebook, tôi tỏ ý thất vọng vì nên Báo chí VN khoảng 30 năm nay thiếu “Mũi nhọn” là những cây viết sắc, thọc sâu, theo đến cùng, đủ năng lực “Lật ngửa” vấn đề lên.

Một lần đọc những bài báo viết về vụ sập cầu bên thủ đô Campuchia, đọc hết các báo, không biết nguyên nhân ở đâu?

Một lần đọc vụ một công ty lớn ở Hà Tĩnh đem rác thải của Formosa vào đổ trong những trang trại, rồi chạy ra tận Phú Thọ đổ.

Quốc hội bớt nhìn vào túi của dân, hãy nhìn kỹ vào khe hở của các đạo luật!

Hôm rày tôi mong các đại biểu QH phân tích hành vi người “mẹ kế” hành hạ bé gái 8 tuổi, con của chồng đến chết để điều chỉnh luật pháp, ngăn ngừa tội ác với trẻ con tái diễn, nhưng không thấy!

LUẬT CỦA MỸ ĐỊNH LƯỢNG:

Hên, có bạn Thai Vu ở Mỹ viết: “Khi mới sang Mỹ, con tôi học ở trường St. Andrew. Nó đi câu cua với tôi và đạp phải mảnh vỏ sò, đứt chân nhẹ thôi, đến trường thì cô giáo biết và báo cho phòng y tế lưu tâm. Vài hôm sau, nó nghịch nồi cơm điện, bị bỏng một chút ở cổ tay. Thế là thanh tra học đường gửi giấy mời tôi lên, có cả cảnh sát để thẩm vấn xem có bạo hành gia đình gì không. Trước đó, con tôi đã kể là các thầy cô hỏi nó nhiều câu hỏi dò tìm.

Tuyên Quang: Bắt người H’Mông theo đạo “để chống Covid hay trấn áp tôn giáo”?

Một vụ việc vừa xảy ra tại Tuyên Quang hồi giữa tháng 12/2021 hiện bị một tổ chức nhân quyền cho Việt Nam nói là “đàn áp tôn giáo” nhân danh công tác chống Covid-19′ còn nhân chứng cho là có sự hiểu lầm nghiêm trọng về tín ngưỡng của người H’Mông.

Theo các tài liệu mà Mạng lưới Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền tại Đức (VETO) cung cấp cho BBC, vụ việc xảy ra ngày 11/12/2021 tại thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Tuyên Quang.

Vụ việc nêu ra điều mà chính quyền Việt Nam đã chú ý ít ra từ 2015, với các ý kiến của giới quản lý tôn giáo nhìn trước được trình độ hiểu biết, ứng xử của “cán bộ địa phương” trước hiện tượng tín ngưỡng mới trên địa bàn của họ.

Mấy ngày hôm nay mạng xã hội tràn ngập tin và hình ảnh cháu gái bị bạo hành đến chết ở TP Hồ Chí Minh.

Nhìn gương mặt xinh đẹp, non nớt của cháu, những bức ảnh chụp thân thể đầy thương tích của cháu, lòng ai cũng quặn đau.

Là một phụ nữ, một người mẹ của hai con gái, người bà của một cháu bé 7 tuổi, tôi không dám nhìn kỹ, không nói nên lời vì quá đau xót và phẫn nộ.

‘Quan hệ dễ hối lộ’ kéo dài biến quan chức tử tế ở VN thành kẻ tham nhũng

Nhìn lại năm 2021, công cuộc ‘chống tham nhũng’ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có tiến triển bằng một số vụ xử án lớn.

Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế

Nhưng như một nghiên cứu của nhóm tác giả từ Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, công bố tháng 9/2021 quan hệ nảy sinh hối lộ ở Việt Nam là hiện tượng sâu rộng hơn dư luận tưởng.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí tiếng Anh có tựa đề “The perpetuation of bribery-prone relationships: A study from Vietnamese public official” nói về quan hệ dễ trao và nhận hối lộ không ngừng của giới chức VN được đăng trên ‘Public Administration and Development, 41(5), 244-256 (nguồn tại đây).

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trương Tửu

Ngoại và mẹ tôi đều rất hảo rượu nên mâm cơm gia đình không bao giờ thiếu chai/ lọ và ly/cốc… Được nuôi dưỡng trong cái không khí luôn nồng nàn hơi men như thế nên tôi cũng uống rất đều, và bắt đầu lê la hàng quán, ngay từ lúc thiếu thời.

Quanh bàn rượu, đôi lần, tôi được nghe kể về bà Vương Nhuận Chi (phu nhân của nhà thơ Tô Đông Pha) mà không khỏi sinh lòng hảo cảm:…

Anh bạn TQT đáng nể quá, cũng như ĐXK biết vượt qua được số phận. Đọc bài này mới thấy, anh công an mật gặp ở đường đê Bưởi năm nào là quá ư hiếm hoi. Biết bao người khổ vì công an, bây giờ thì khỏi bàn. Thời xã nghĩa mà! 

SYDNEY 29/12/2021

Nhân dịp Năm Mới 2022, xin trân trọng gửi tới Anh/Chị/Bạn:

Tự Truyện Mối Tình Đầu, được công bố chính thức trên PVHg’s Home, thay cho lời tạm biệt năm 2021:

Tự Truyện MỐI TÌNH ĐẦU

Phần I:

https://viethungpham.com/2021/12/26/tu-truyen-moi-tinh-dau-1/

Phần II:

https://viethungpham.com/2021/12/29/tu-truyen-moi-tinh-dau-2/

Cám ơn Anh/Chị/Bạn vì sự chia sẻ.

Nên đọc vì nó là một cuốn tiểu thuyết rất lâm ly của một triết gia rất nổi tiếng, giáo sư Phạm Việt Hưng ở Úc, với nhiều bài thuyết trình lý thú ở Hà Nội‚ những năm qua, ngay trước đại dịch.

VN chưa có đáp ứng trước các khuyến nghị của UN về bóc lột lao động ở Ả Rập Xê Út

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 24/12/2021 đã công bố chính thức bức thư chung của năm báo cáo viên đặc biệt gửi Chính phủ Việt Nam về tình trạng bóc lột lao động nữ ở Ả Rập Xê Út sau khi Chính phủ Việt Nam không đưa ra được các câu trả lời hoặc không đáp ứng đúng mức những khuyến nghị được các báo cáo viên đưa ra.

Bức thư chung được gửi cho Chính phủ Việt Nam vào ngày 24/10/2021. Theo nguyên tắc, sau 60 ngày, nếu Chính phủ Việt Nam không có những hồi đáp đúng mức, UN sẽ công bố chính thức bức thư trên trang mạng.

Chiếc đồng hồ của dượng (phần 15)

Con trai ngoan của dượng.

Đây là ảnh dượng chụp cuối năm 2015, đầu năm 2016, mùa đông ở Hà Nội, nhà tiến sĩ vật lý Nguyễn Thanh Giang.

Nay ông ấy đã chết rồi.

TỪ BIỆT 2021

“… Khi sống qua một năm xấu, chúng ta vẫn còn may mắn hơn chán vạn lần những sinh linh oan uổng, vì bao lý do khác nhau đã không được biết xấu, tốt… Ngẫm ra, kể cả sống khổ như ông lão tiều phu trong câu chuyện ‘Thần chết và lão tiều phu’ của La Phôn Ten (La Fontaine), cũng còn hơn phải thác…”

Trên đây là lời từ biệt năm 2020 của trang tin Tannamtu.com cách đây đúng một năm về trước, cũng vào ngày 26/12.

Công nhân nhà máy ở Việt Nam trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng cho phương Tây

Những công nhân nhập cư ở Việt Nam ăn ngủ trong các nhà máy ngập COVID-19, bị phong tỏa với thế giới bên ngoài

Trong nhiều tuần, Hoàng Thị Quỳnh (*) làm việc và ngủ trong một xưởng may ở tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam. Cô bắt đầu đi ca lúc 7h 15 sáng và sau đó, qua một ngày ngồi may những bộ quần áo thể thao, cô bước vào một sảnh trống của khu phức hợp nhà máy và nghỉ ngơi qua đêm.

Mỗi công nhân có một cái lều, dựng cách nhau một hoặc hai mét, chứa một tấm lót giấy bạc, gối, chăn và một cái hộp để đựng đồ đạc của họ. Không công nhân nào được phép gặp bất kỳ ai từ bên ngoài nhà máy. Ngay cả việc nói chuyện với khách đi qua cổng cũng bị cấm.

Khi chưa có luật về hội thì hội đoàn ‘tự phát’ có vi phạm pháp luật? 

(VNTB) – Nếu căn cứ vào thời hiệu, thì hội đoàn tự phát – chẳng hạn như Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, là không vi phạm pháp luật. 

Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật thuộc Bộ Nội vụ, cho biết  “Sắc lệnh luật số 102-SL/L-004 ngày 20-5-1957 quy định quyền lập hội”, vẫn còn hiệu lực.

Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành. Theo đó, tại Điều 2 của Luật quy định quyền lập hội, ghi: Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật.

Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.

AFF Cup: Thua là cách tuyển Việt Nam ‘trả học phí sòng phẳng’

Thái Lan vẫn cầm bóng nhiều hơn Việt Nam trong trận lượt về.

Đội tuyển Việt Nam đã để mất cơ hội đăng quang một lần nữa sau khi dừng chân ở vòng bán kết AFF Cup.

Đương nhiên đây là nỗi buồn sâu thẳm, để lại niềm tiếc nuối cho nhiều người. Song nếu nhìn nhận trong tâm thế tích cực, chúng ta có thể đánh giá đây là giây phút tĩnh lặng cần thiết để tư duy cho mục tiêu lớn hơn đang chờ đợi Việt Nam ở những trận vòng ba Giải bóng đá Thế giới ở Qatar.

Đường dây di cư bí mật bằng ‘lao động cưỡng bức’ từ Việt Nam sang Anh

Cuộc điều tra của Observer – báo The Guardian phát hiện ra cửa ngõ buôn người mới sang các nước phương Tây, sau khi 500 người di cư bị phát hiện trong điều kiện sống kinh hoàng ở Serbia

Khi việc xây dựng bắt đầu rầm rộ vào năm 2019, nhà máy sản xuất lốp xe hơi Linglong bên ngoài thủ đô Belgrade được coi là viên ngọc quý trên vương miện của quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển của Serbia với Trung Quốc.

Mùa Giáng Sinh, nghe bài Thánh Ca Tự Do của một người tù

Một ngày trong giai đoạn Sài Gòn bị phong tỏa vì dịch bệnh, tôi nhận được lời nhắc mà anh Phạm Chí Dũng phó thác từ trại giam: Anh viết một bài thơ về niềm tin nơi Thiên Chúa, và mong được nghe nó vang lên như một bài hát.

Trong phiên xử Tháng Một 2021, Phạm Chí Dũng đã nhận bản án 15 năm và im lặng không kháng án – sự im lặng mà bà Renate Künast, dân biểu Liên bang Đức, mô tả là “bàng hoàng” khi nghe tin. Dường như thay vì dành thời gian kháng án, Phạm Chí Dũng đã tận dụng để nghiền ngẫm sáng tác thơ. Có lẽ xuân này, đó là bài thơ mà anh không chỉ hát cho mình mà cho cả những người đang chia sẻ không gian ngục tù cùng anh. Vậy thì tôi nghĩ mình cũng không được phép chậm trễ hơn để giới thiệu về bài hát này.

Luật pháp Việt Nam: Vì sao đến giờ vẫn tù mù và lộn xộn?

Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia nhưng ở Việt Nam nó thể hiện sự bất ổn định: ta có 5 bản hiến pháp trong chưa đầy 70 năm, và chúng đều lộn xộn về cách thể hiện.

Xin nêu một ví dụ.

Lời đầu tiên của Hiến pháp 2013 nước CHXHCN Việt Nam có câu “Trải qua mấy ngàn năm lịch sử…”. Vậy mấy là “mấy”? 4000 năm như trong hiến pháp 1980 hay là 2.700 năm như các sử gia kết luận ?

Ba mươi năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Putin khai thác nỗi luyến tiếc về chế độ cũ

Matxcơva (CNN) – Khi Liên Xô cuối cùng đã sụp đổ, nó diễn ra theo một cách trần tục, như thể nó đã kết thúc một ngày làm việc bình thường.

Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Mikhail Gorbachev phát biểu trước các công dân Liên Xô và tuyên bố từ chức tổng thống. Chỉ một chút sau 7:30 tối cùng ngày hôm đó, lá cờ Liên Xô, phất phơ trong gió, được hạ xuống từ cột cờ phía trên dinh tổng thống trong Điện Kremlin.

Về nhân vật Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979

Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt – Trung, có tới 300.000 đảng viên thân TQ bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.

Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức. Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiện của khủng hoảng kinh tế – xã hội ăn sâu ở VN.

Thanh trừng ở các nước cộng sản là chuyện cơm bữa, vì nó là bản chất của chủ nghĩa Mác Lê bạo lực, Việt Nam của ĐCSVN không phải ngoại lệ.

30 năm ngày tàn của Liên Xô

Lịch sử có những trùng hợp thời điểm thú vị. Hôm nay chúng ta ăn mừng ngày giáng sinh của Chúa Jesus, nhưng ít ai nhớ rằng 30 năm trước (25/12/1991) là ngày Liên bang Xô Viết tan rã.

Báo chí Việt Nam có vẻ yên ắng, không đề cập đến sự kiện lịch sử quan trọng này, nhưng báo chí nước ngoài thì hay nhắc đến [1], kèm theo những hình ảnh mang tính lịch sử [2]. Nhưng tưởng cũng cần “ôn cố tri tân”, ôn lại cái sự kiện mang tầm vóc thế giới để chúng ta hiểu chuyện hiện tại hơn.

Năm 2022 “dự báo” sẽ chạm vào Tham nhũng cơ bản

Đúng vào ngày Giáng sinh, bộ Giáo dục Đào tạo VN nhận tin dữ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hôm 24/12 ra thông cáo về các quyết định kỷ luật, thanh tra đảng viên mới nhất.

“Quả bom” Trung Quốc – Litva phát nổ: Dư chấn đánh động toàn EU, Đức cảnh báo nguy hiểm

Hồi tháng 5/2021, Lita công bố kế hoạch mở phòng đại diện thương mại ở đảo Đài Loan (Trung Quốc) và cân nhắc rời một diễn đàn dành cho các quốc gia Đông Âu do Trung Quốc chủ trì. Theo Bloomberg, động thái này của Litva đã gây thêm trở ngại cho kế hoạch mở rộng và tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Âu.

Hành động của quốc gia Baltic đã khiến quan hệ với Trung Quốc giảm đáng kể.

Doanh nghiệp Đức cảnh báo rằng, nỗ lực của Trung Quốc nhằm vào Litva vì Đài Loan có thể là “thứ hủy hoại chính mình” bởi họ buộc phải tách khỏi các đối tác bất đồng về chính trị.

5 vấn đề tôn giáo năm 2021 mà chính quyền không muốn bạn biết

Vào tối ngày 15/1/2021, năm người Thượng theo đạo Tin Lành đứng thành hàng ngang tại sân của trụ sở UBND xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Dưới ánh sáng đèn điện chập chờn, một cán bộ đọc to những hoạt động tôn giáo bị cho là trái phép của họ trước mặt nhiều người Thượng khác.

Nó vẫn là một lời cảnh báo đối với phương Tây: Chủ nghĩa duy vật, đã được nâng lên thành hệ tư tưởng, hủy hoại đời sống chính trị và xã hội.Lễ Giáng sinh từ biệt Liên Xô của Gorbachev  

Thử nghiệm cách mạng của Liên Xô về chủ nghĩa Mác-Lênin đã được đưa ra, ít nhất là một phần, như một cuộc tấn công vào niềm tin và lý tưởng của tôn giáo trong Kinh thánh. Theo Karl Marx, tôn giáo là thứ “thuốc phiện của dân chúng”, một thứ được tưởng tượng ra nhằm tranh thủ bóc lột giai cấp công nhân.

Tuy nhiên, vào ngày lễ Giáng sinh năm 1991, chính chủ nghĩa cộng sản Liên Xô đã chứng tỏ nó là thứ viển vông: ngày mà Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức tổng thống Liên Xô, đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của nó.

Trịnh Vĩnh Bình – người hạ ‘bên thắng cuộc’ (kỳ 1)

Trước khi Thoả thuận Singapore năm 2006 bất thành, công chúng Việt Nam ít ai biết đến tên Trịnh Vĩnh Bình, mặc dù ông là một trong những triệu phú người Việt “đời đầu” sau khi xảy ra biến cố 1975 với hàng triệu người Việt thất tán và đất nước rơi vào thời kỳ kinh tế bao cấp đói kém sau đó.

Ôi, đau thương thay đất nước tôi với cái ĐCSVN côn đồ và ‚tư tưởng’ của thằng Thu lưu manh. Biết bao giờ vươn lên được để sánh vai với thế giới văn minh?

Si Emmanuel Macron decide d’annuler les prochaines élections présidentielles, qui ou quoi peut l’empêcher ?

Réponse originale : Si Emmanuel Macron decide d’annuler les prochaines élections présidentielles, qui ou quoi peut l’empêcher ? (dans la réalité, pas la théorie)

Xử bà Cấn Thị Thêu và con trai: Tòa phúc thẩm y án 8 năm tù

Trong phiên tòa phúc thẩm tại trụ sở tòa án tỉnh Hòa Bình, Tòa án cấp cao chiều 24/12 tuyên y án sơ thẩm với mức hình phạt từ 8 năm tù giam và 3 năm quản chế với bà Cấn Thị Thêu và con trai út là ông Trịnh Bá Tư.

Một con trai khác của bà Thêu, Trịnh Bá Phương, đã bị tòa sơ thẩm tuyên 10 năm tù trong một phiên xử riêng rẽ ngày 15/12.

Giáng sinh buồn

(VNTB) – Bên trong sự trầm lắng của mùa Giáng sinh này ở nhiều giáo xứ còn là một nỗi buồn vẫn chưa nguôi: Mùa dịch vừa rồi, giáo xứ mất mát nhiều người, đa số là người già, người cao tuổi…

“Mọi năm bọn trẻ háo hức trang trí cây thông lắm, vui tươi và hạnh phúc chờ đón Chúa sinh ra đời. Năm nay buồn lắm, chẳng ai thiết tha gì trang trí cây thông Noel cả. Họ đã ra đi, ra đi rất nhiều…


 

               

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)