Việt Nam Thời Báo

VNTB- Vạn Lý Trường Thành Nợ của Trung Quốc

Tác giả: Atif Ansar và Bent Flyvbjerg, Đại học Oxford

Phương Thảo dịch

(VNTB) – Tổng số nợ bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay là trên 20.000 đô la. Bội số nợ bình quân đầu người với thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc là 11,5, lớn hơn nhiều so với Mỹ (7,5) hay Brazil (8,1) và gần bằng với Hy Lạp (11,8). 



Hơn ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã có sự bùng nổ đầu tư công đáng kinh ngạc. Trong năm 2014, Trung Quốc đã chi 4,6 nghìn tỷ đô la vào tài sản cố định, chiếm 24,8 % tổng đầu tư trên toàn thế giới và hơn gấp đôi toàn bộ GDP của Ấn Độ. Nhưng sự bùng nổ đầu tư này trùng hợp với việc nợ của Trung Quốc nhanh chóng gia tăng. Giữa những năm 2000 và 2014, tổng số nợ của Trung Quốc đã tăng từ Mỹ 2,1 nghìn tỷ lên 28,2 nghìn tỷ đô la tức tăng 26,1 nghìn tỷ – số tiền lớn hơn GDP của cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức cộng lại.

Sự bùng nổ đầu tư của Trung Quốc đã tạo nên một “ vạn lý trường nợ” mà bây giờ nó đang đe dọa sự thịnh vượng mà họ đã vất vả mới có được. Trừ khi Trung Quốc chuyển sang các khoản đầu tư hạ tầng cơ sở ít hơn và chất lượng cao hơn, không thì họ đang tiến tới một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn quốc về ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng vốn có khả năng lây lan sang các nền kinh tế quốc tế.

Thực tế này được minh họa thông qua việc phân tích mới đây về 95 dự án vận tải đường bộ và đường sắt lớn của Trung Quốc và 806 dự án giao thông được xây dựng ở các quốc gia dân chủ giàu có. Một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng điển ở Trung Quốc vượt chi phí và thâm hụt lợi ích quá lớn nên chúng đã phá hủy giá trị kinh tế. Ở Trung Quốc, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng thực tế cao hơn so với chi phí ước tính trung bình là 30,6%. Bằng chứng cho thấy rõ ràng chi phí này được thiên vị một cách hệ thống theo hướng đánh giá thấp.


Các dự án kinh tế không tồn tại

Về khía cạnh chất lượng giao thông, nhu cầu ở Trung Quốc đại diện cho hai thái cực. Phần lớn các tuyến đường có lượng giao thông ít ỏi nhưng một vài tuyến đường lại khá chật hẹp. Lưu lượng quá ít hay quá nhiều của cường độ này chỉ ra sự phân bổ sai nguồn lực đáng kể.

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, hơn một nửa các dự án đã có tỷ lệ lợi nhuận thực trên chi phí thấp hơn 1,0, có nghĩa là các dự án này là không khả thi về mặt kinh tế ở giai đoạn đầu. Dưới một phần ba mẫu có thể được cho là có hiệu quả kinh tế thực cao.

Mô hình chi phí quá mức và thiếu hụt lợi ích trong đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc liên kết với vấn đề nợ ngày càng tăng của Trung Quốc. Chúng tôi ước tính rằng chi phí quá mức này tương đương một phần ba trong số 28,2 tỷ đô la nợ của Trung Quốc. Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đứng ở mức trên 280%, vượt xa nhiều nền kinh tế tiên tiến và tất cả các nền kinh tế đang phát triển.

Việc tính các khoản nợ tiềm tàng của chính phủ như một phần của GDP cho thấy chính phủ Trung Quốc là quốc gia mắc nợ nhiều thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản. Việc mở rộng tiền tệ bất thường đi kèm với các khoản nợ chồng chất của Trung Quốc – tiền gởi có kỳ hạn tăng lên 12,9 tỷ đô la trong thời gian 2007- 2013, nhiều hơn so với phần của cả thế giới còn lại cộng lại. Kết quả là sự mong manh trong tăng trưởng tài chính và kinh tế.


Gây nợ nhanh chóng

Khi nói đến đầu tư cơ sở hạ tầng thì nên làm ít mà có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế nếu các khoản đầu tư có hiệu quả cao. Chữ ‘nếu’ lớn này thường bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận chính sách dẫn đến tình trạng khó khăn mà giờ đây Trung Quốc lâm vào. Những phát hiện của chúng tôi cho rằng nếu Trung Quốc tập trung vào khoảng một phần ba các khoản đầu tư hiệu quả nhất, thì họ sẽ thu được lợi ích kinh tế lâu dài mà không bị lâm vào cảnh nợ nần hiện giờ.

Điều khó hiểu trong các cuộc tranh luận về việc nợ nhanh chóng gia tăng là nhiều nhà kinh tế bỏ qua những sự hoang phí như vậy. Paul Krugman, người đoạt giải Nobel, đã ngày càng khuyến khích các quốc gia nắm lấy các khoản nợ. Tương tự như vậy, Nicholas Lardy cũng ít lưu ý đến “vạn lý trường nợ” đáng báo động của Trung Quốc.

Chủ thuyết Tân Keynes coi khoản nợ công lớn như khoản nợ lành mạnh là sai lầm. Một sự kích thích theo thuyết Keynes có thể là cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế trong một cuộc khủng hoảng. Nhưng các khoản đầu tư vẫn cần phải phải sinh lời để tránh dồn nợ vốn không tạo ra đủ dòng lợi ích như phí người sử dụng trực tiếp hoặc các khoản thu thuế.

Hơn nữa, sử dụng công cụ kích thích như vậy trên cơ sở ít nhiều liên tục để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng quốc gia cao là dại khờ. Điều này đặc biệt đúng nếu sự kích thích là tài trợ như ở Trung Quốc. Phát sinh nợ ở mức độ này để tài trợ cho cơ sở hạ tầng là bất ổn định. Các tác động kinh tế vĩ mô tiêu cực bao gồm phong trào biến động về lãi suất, giá và lạm phát, biến động khó lường của giá tài sản, kết quả tăng trưởng bất lợi, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ quá trình giảm nợ và thiếu vốn để tài trợ cho các khoản đầu tư hiệu quả. Nhiều điều trong số trong những hậu quả tiêu cực này đã trở thành hiện thực tại Trung Quốc vào năm 2016.

Số nợ của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn đối với các hộ gia đình. Do đó vô số các chủ nợ phải đối mặt với các con nợ thuộc nhà nước và các con nợ đầy quyền lực. Do tính chất độc đoán của chính phủ, các con nợ nhà nước ở Trung Quốc có thể ngần ngại chút ít trong việc cướp lấy các khoản tiết kiệm và lương hưu của người dân. Trung Quốc có thể ngăn chặn một vụ tai nạn tài chính ngoạn mục, nhưng việc kiềm chế tài chính của chủ nợ trong nước sẽ không thể tránh khỏi để nhằm thanh lý các khoản nợ.

Tổng số nợ bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay là trên 20.000 đô la. Bội số nợ bình quân đầu người với thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc là 11,5, lớn hơn nhiều so với Mỹ (7,5) hay Brazil (8,1) và gần bằng với Hy Lạp (11,8). Từ năm 2009, Hy Lạp đã được ở giữa một trong những cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất và đã khiến cho dân nghèo đặc biệt khó khăn. Các nước khác với số nợ trên đầu người tương tự như Tây Ban Nha và Nhật Bản, cũng đang trải qua tình trạng trì trệ kinh tế do nợ gây ra.


Giải pháp tạm thời

Trung Quốc có dân số đang lão hoá cùng với mức độ thịnh vượng tương đối thấp. Tuy nhiên mạng an sinh xã hội và hệ thống lương hưu ít phát triển hơn so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Để ngăn chặn một nền kinh tế trì trệ đòi hỏi Trung Quốc phải làm cho các khoản đầu tư hiệu quả hơn.

Quy mô và một cách tiếp cận tự do của Trung Quốc để in thêm tiền đã cho phép họ trả các món nợ mà ít nền kinh tế nào khác có thể gánh vác. Các nền kinh tế đang phát triển – ngay cả những nền kinh tế lớn như Nigeria, Pakistan hay Brazil – sẽ trở nên thiếu thận trọng khi chơi với pháo hoa Trung Quốc (rẻ nhưng không an toàn).

Ở Trung Quốc, nợ phải trả có thể được đảo trong một thời gian đáng kể, ví dụ bằng cách các ngân hàng trung ương sẵn sàng cung cấp kinh phí bổ sung cho các ngân hàng nhà nước để ngăn chặn các món nợ không trả đúng kỳ hạn. Điều này che đậy lại sự mong manh về tài chính trong một thời gian khi vòng quay của tín dụng xoay đi, những người quan sát có thể giải thích hệ thống này là tốt. Cho đến khi một bánh xe của vòng quay bị vỡ. 

Tin bài liên quan:

VNTB- Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 có gì khác biệt sau 71 năm?

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam: một mô hình Moire

Phan Thanh Hung

VNTB – Hackers Trung quốc tấn công Việt Nam khi Tranh chấp Biển Đông gia tăng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.