Việt Nam Thời Báo

VNTB- Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ có nghĩa là đối với Việt Nam?

Nguyễn T. Cường, East Asia Forum, ngày 09/8/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Lời người dịch: Quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam cũng khá phức tạp. Tuy Tổng thống Mỹ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, việc bán vũ khí cho nước này vẫn cần sự phê chuẩn của Quốc hội Hoa Kỳ và theo từng trường hợp cụ thể, dựa trên việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, một điều mà nhiều nghị sỹ Mỹ rất coi trọng. Ngoài quân cảng Cam Ranh, Mỹ cũng quan tâm đến cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, mà tại đây tháng trước đã diễn ra chương trình Đối tác Thái Bình Dương với sự tham gia của hải quân của nhiều nước trong đó có Mỹ, Nhật, Canada, Australia, Hàn Quốc, Singapore, và Anh. Gần đây, Obama kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông phải tuân thủ theo Luật Biển (UNCLOS) và tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) để giải quyết mâu thuẫn ở vùng biển vô cùng quan trọng về an ninh hàng hải và thương mại của khu vực và thế giới.




Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí kéo dài mấy thập kỷ đối với Việt Nam đánh dấu một cột mốc lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt, mở đường cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước cựu thù. Vậy điều này có ý nghĩa như thế nào đối với an ninh của Việt Nam và chính trị trong nước?

Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ không ngay lập tức dẫn đến việc Việt Nam tiến hành những thương vụ lớn mua sắm lớn vũ khí hoặc hệ thống quân sự của Mỹ. Thay vào đó, Việt Nam sẽ tập trung vào mua sắm hệ thống giám sát và công nghệ viễn thám liên quan đến an ninh hàng hải, hệ thống thông tin phức tạp và thông minh. Thách thức quan trọng đối với Việt Nam là liệu nó có thể đủ khả năng tài chính để mua các công nghệ này.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng chính sách này là một nỗ lực sai lầm của Hoa Kỳ để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Mặc dù sự khác biệt về ý thức hệ đã là một trở ngại cho sự tiến bộ của quan hệ Mỹ-Việt Nam, việc dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí đã được thúc đẩy bởi những lợi ích chiến lược của siêu cường. Để giúp xua tan nỗi sợ hãi trong tầng lớp bảo thủ của Việt Nam rằng quan hệ song phương phát triển nhằm thay đổi chế độ, Hoa Kỳ đã có ý thức không đưa vấn đề nhân quyền thành một trong số những yêu cầu để đánh đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một công cụ hiệu quả hơn để gây ảnh hưởng đến đặc điểm cấu trúc và thể chế của nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền lao động.
Cùng với những quy định ở Chương 19 của TPP, Hoa Kỳ đã có một thỏa thuận song phương khác – Kế hoạch Nhất quán cho Tăng cường Quan hệ Thương mại và Lao động (Consistency Plan for the Enhancement of Trade and Labor Relations ) – đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện cải cách luật pháp và quy định cụ thể như là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo lợi ích thương mại với Mỹ. Kế hoạch bao gồm một điều khoản đòi hỏi Việt Nam cho phép sự hình thành công đoàn độc lập.
Nếu Việt Nam không tuân thủ quy định này trong thời hạn năm năm sau khi hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ giữ lại hoặc đình chỉ việc cắt giảm thuế quan hiện hành. Khi sự phục hồi kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận thị trường Mỹ trong bối cảnh suy giảm tốc độ phát triển, điều này có thể cho phép Hoa Kỳ để giành nhượng bộ về nhân quyền từ đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Một số nhà phê bình Trung Quốc lập luận rằng quyết định dỡ bỏ cấm vận sẽ thổi bùng sự đối kháng hiện hành của hai nước chống lại Trung Quốc. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều biết rằng bất kỳ tiến bộ đáng kể nào trong việc bình thường hóa quan hệ song phương chắc chắn sẽ chọc giận Bắc Kinh. Nhưng cả hai quốc gia không muốn ‘yếu tố Trung Quốc’ cản trở sự phát triển mối quan hệ song phương.
Quan điểm của Hà Nội là Việt Nam không muốn tham gia nhiều vào cuộc đấu tranh quyền lực Mỹ-Trung. Việt Nam muốn tránh một trong hai kịch bản: Hoa Kỳ và Trung Quốc tiến hành đối đầu quân sự trực tiếp, và sẽ dẫn đến tổn hại lợi ích quốc gia của Việt Nam; hoặc cách khác là hai cường quốc thỏa hiệp mà bỏ qua các nước nhỏ trong khu vực.
Cách tốt nhất để tránh những tình huống này là tận dụng lợi thế của Hoa Kỳ và Trung Quốc để tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh quốc tế hỗn loạn. Chấp nhận vị trí hiện tại sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng Hà Nội không theo Bắc Kinh để giảm thiểu khả năng Hoa Kỳ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc mà không đếm xỉa đến các lợi ích của Việt Nam.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận cung cấp vũ khí cho phép Hà Nội tăng cường khả năng phòng thủ của mình mà không làm sai lệch chính sách quốc phòng dựa trên nguyên tắc “Ba không” của nó: không liên minh quân sự với bất cứ nước nào, không cho bất cứ nước nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, và không phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự từ bất cứ nước nào để chống lại quốc gia khác.
Việt Nam đặt mục tiêu nâng cấp quốc phòng của mình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình và trở thành một thành viên ASEAN có trách nhiệm về an ninh khu vực, chứ không phải là để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc loại bỏ lệnh cấm vận sẽ tạo điều kiện cho chiến lược đa dạng hóa các nguồn cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí, và giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào vũ khí Nga.
Vào tháng Ba năm nay, Việt Nam đã khánh thành cảng biển quốc tế ở Vịnh Cam Ranh, một cơ sở hải quân có khả năng tiếp nhận và cung cấp dịch vụ kỹ thuật và hậu cần cho tàu sân bay và tầu ngầm nước ngoà. Trước lễ khai mạc, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận cho phép các tàu chiến của Nhật Bản có thể viếng thăm cảng này.
Đối với Hoa Kỳ, việc dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí tạo ra một cơ hội mới cho tàu hải quân của nước này có thể viếng thăm Cam Ranh. Mặc dù Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng họ không có ý định sử dụng Cam Ranh tại thời điểm này, nhưng nếu họ muốn đối trọng với Trung Quốc trên Biển Đông, vị trí chiến lược của quân cảng Cam Ranh sẽ cung cấp bảo vệ tự nhiên chống lại các cuộc tấn công và nguồn lực dồi dào để tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu chiến Mỹ.
Về lâu dài, Việt Nam sẽ được tích hợp vào một mạng lưới phòng thủ khu vực bao gồm các đồng minh và các đối tác chiến lược của Mỹ. Nhóm các quốc gia này sẽ cho phép Mỹ thực hiện một mục tiêu lớn hơn nhiều: thể chế hóa các hoạt động quốc phòng đa phương nhằm thúc đẩy khả năng đào tạo và cam kết hợp tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
—————-

Nguyễn T. Cường tốt nghiệp khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Chicago, và hiện đang là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.eastasiaforum.org/2016/08/09/what-the-end-of-the-us-arms-embargo-means-for-vietnam/

Tin bài liên quan:

VNTB- Tại sao các nước Đông Nam Á tránh nghiêng quá nhiều về phía Hoa Kỳ?

Phan Thanh Hung

VNTB- Trump bỏ chương trình nghị sự về nhân quyền thế giới

Phan Thanh Hung

VNTB- Cẩm nang về trò chuyện phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em được phát hành tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo