VNTB – Việt Nam tiếp tục chích ngừa COVID khi tình trạng khẩn cấp toàn cầu đã chấm dứt

VNTB – Việt Nam tiếp tục chích ngừa COVID khi tình trạng khẩn cấp toàn cầu đã chấm dứt

Phú Nhuận

 

(VNTB) – Quyết liệt triển khai việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

 

Bộ Y tế Việt Nam vẫn đưa ra yêu cầu thúc đẩy tiêm vắc-xin phòng Covid-19, bất chấp các loại vắc-xin này hiện tại đã chấm dứt việc phê duyệt cho tiêm ngừa khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành cho biết, thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay.

Bộ Y tế cũng cho hay, tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra. Bộ Y tế yêu cầu thúc đẩy tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ. Theo đó Bộ Y tế đề xuất huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

Tuy nhiên văn bản trên của Bộ Y tế, chỉ sau vài hôm ban hành thì giờ đây nó không còn phù hợp, khi căn cứ pháp lý cho sử dụng vắc-xin tiêm ngừa phòng Covid-19 đã kết thúc.

Tối 5-5-2023, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Đây là động thái quan trọng để chấm dứt đại dịch đã giết chết gần 7 triệu người, làm điêu đứng các nền kinh tế gần ba năm qua. Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp về Covid-19 vào chiều 4-5. Ủy ban thường họp ba tháng một lần để thảo luận về đại dịch và báo cáo với giám đốc Tedros. Sau đó, ông sẽ quyết định xem Covid-19 có còn là trường hợp khẩn cấp quốc tế hay không.

Theo người đứng đầu WHO, đại dịch đang có xu hướng lắng xuống trong khi miễn dịch từ nhiễm bệnh và vắc-xin của người dân ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ nhập viện và tử vong có chiều hướng giảm, không còn gây căng thẳng cho các hệ thống y tế như trước.

“Xu hướng này cho phép hầu hết quốc gia trở lại cuộc sống bình thường như trước đại dịch. Do đó, tôi tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do Covid-19”, ông Teros phát biểu tại cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho biết quyết định này không có nghĩa nguy hiểm đã qua, đại dịch vẫn chưa kết thúc. Ông cảnh báo tình trạng khẩn cấp có thể được khôi phục nếu tình hình thực tế thay đổi.

Trước khi WHO tuyên bố thế giới ra khỏi giai đoạn khẩn cấp của đại dịch, Anh, Thụy Điển và một số nước châu Âu cho rằng Covid đã chấm dứt trên đất nước họ từ cuối năm 2022.

Hiện Việt Nam vẫn coi Covid-19 là tình trạng sức khỏe khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc mới đang tăng trở lại, kéo theo số trường hợp nhập viện và tử vong tăng. Tuy nhiên, Bộ Y tế nói tình hình dịch vẫn được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế.

Vấn đề thời sự đặt ra là khi đã thoát khỏi đại dịch giai đoạn khẩn cấp, thì các vắc-xin được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp Pfizer, Moderna, như AstraZeneca của Oxford, Covishield (phiên bản AstraZeneca của Ấn Độ), Janssen, Vero Cell, Coronavac và Covaxin, về nguyên tắc lý thuyết cũng sẽ ‘hoàn thành sứ mệnh lịch sử’.

Tin tức liên quan về vấn đề pháp lý của “sử dụng khẩn cấp”, hãng Reuters ngày 11-4-2023 đưa tin chính phủ Mỹ chi hơn 5 tỷ USD (#117.235 tỷ đồng VN) nhằm tăng tốc phát triển các vắc-xin và liệu pháp điều trị Covid-19 mới.

Theo một phát ngôn viên Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS) và một quan chức chính phủ Mỹ, khoản đầu tư có tên là Project NetxGen (tạm dịch: Dự án Thế hệ tiếp theo) nhằm mang lại sự bảo vệ tốt hơn đối với các virus Corona, trong đó có SARS-CoV-2 gây Covid-19, vốn có thể trở thành những mối đe dọa trong tương lai.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)