Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam đang bảo vệ sự đa dạng của văn hóa như thế nào?

Ngọc Lan

 

(VNTB) – Việt Nam là quốc gia luôn đưa ra “định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa” từ kinh tế cho đến văn hóa. Điều này đưa đến lăng kính méo mó của yêu cầu đa dạng của văn hóa.

 

Tin tức cho biết, ngày 10-2-2023, tại Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên Chính phủ Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (Công ước 2005) của UNESCO, Việt Nam đã được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban đại diện cho khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

Diễn ra từ ngày 7 đến 10-2-2023 tại Paris, kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005 đã diễn ra với sự tham dự của gần 400 đại biểu và quan sát viên từ 24 quốc gia thành viên Ủy ban và gần 100 nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức văn hóa, nghệ thuật.

Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được thông qua vào ngày 20-10-2005 và đến nay đã được 152 quốc gia phê chuẩn; theo đó ngày 7-8-2007, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa.

Là một trong những nước nỗ lực tham gia vào quá trình soạn thảo và sớm phê chuẩn công ước, lần đầu tiên Việt Nam trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó chủ tịch Ủy ban liên chính phủ và Phó chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO là vào nhiệm kỳ 2011-2015.

Công ước này được xem là công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế có mục đích bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được thể hiện và truyền tải cụ thể trong các hoạt động văn hóa, sản phẩm và dịch vụ văn hóa – các phương tiện của nền văn hóa đương đại. Đồng thời, đặt ra một khung pháp luật thuận lợi cho tất cả các quốc gia thành viên trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, truyền bá, tiếp cận và hưởng thụ các biểu đạt văn hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

Từ cách hiểu trên ở đây người viết muốn nói đến việc thời gian qua dường như ở đôi nơi nào đó, nhà chức trách địa phương đã thiếu tôn trọng văn hóa mang tính đặc thù của tôn giáo – đơn cử như những nghi thức của văn hóa hành lễ ở tôn giáo Cao Đài chẳng hạn.

Cụ thể hơn, người viết cho rằng tại sao nhà chức trách không nhìn nhận cơ bút của Hội Thánh tại Tòa Thánh (riêng cơ bút Phổ độ đã dừng kể từ cuối tháng sáu năm 1927) là một biểu đạt văn hóa của tôn giáo nội sinh cần được gìn giữ, bảo tồn?

Tìm hiểu của người viết cho thấy mở đầu cho nghi thức cầu cơ là đồng nhi hoặc quý vị hầu đàn sẽ đọc một trong hai bài Kinh Cầu Tiên. Bài cầu Tiên thứ nhứt còn gọi tắt là bài “Trời còn”.

Trời còn sông biển đều còn,

Khắp xem cõi dưới núi non đượm nhuần.

Thanh minh trong tiết vườn Xuân,

Phụng chầu hạc múa gà rừng gáy reo.

Đường đi trên núi dưới đèo,

Lặng tìm cao thấp ải trèo chông gai.

Phận làm con thảo há nài,

Biết phương Tiên Phật Bồng Lai mà tìm.

Xem qua xét lại cổ kim,

Một bầu Trời Đất thanh liêm chín mười.

Vàng trau ngọc chuốt càng tươi,

Bền lòng theo Phật cho người xét suy.

Thần Tiên vốn chẳng xa chi,

Có lòng chiêm ngưỡng tức thì giáng linh.

 

Bài cầu Tiên thứ hai:

Kìa là chốn bồng lai thanh tịnh,

Cảnh thiên nhiên ca vịnh phú thi,

Định thần hồn xuất vân phi,

Vững lòng đừng tưởng lo chi cuộc trần.

Vậy mới gọi chơn thần xuất hết,

Vậy mới rằng hồn biết nghe lời,

Thành tâm tiếp điển cõi trời,

Vâng theo câu kệ khuyến đời thành tâm.

Hương tốc đốt khói trầm thanh khiết,

Cho hồn linh thẳng riết cung Tiên,

Nghe kêu khá trở về liền,

Cõi trần chưa mãn dạ thiền lo tu.

Họa Tam Thiên linh phù tiếp điển,

Xin Tiên đồng mau chuyển thần cơ,

Đêm thanh rành rạnh như tờ,

Khâm thừa ngọc sắc kịp giờ lai cơ.

Khi có Đấng Thiêng Liêng giáng, cơ chuyển động quay nhịp nhàng trên không trung, quý vị hầu đàn đọc bài Mừng Tiên, còn gọi tắt là bài “Mừng thay”.

Mừng thay chi xiết nỗi mừng,

Hào quang chiếu diệu ngàn từng không trung.

Hạc reo bay khắp dạo cùng,

Càn khôn thế giới cũng chung một bầu.

Môn sanh thành kỉnh chực hầu,

Tửu trà hoa quả mừng cầu Tiên Ông.

Nhang thơm tốc đốt nực nồng,

Đèn lòa ngọn lửa tợ rồng phun châu.

Kết thúc buổi đàn cơ, quý vị hầu đàn đảnh lễ tạ ơn các Đấng Thiêng Liêng. Trước khi bãi đàn, điển ký đọc lại thánh giáo cho quý vị hầu đàn cùng nghe lại.

… Hy vọng ở lần này, khi Việt Nam đã được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban đại diện cho khu vực châu Á -Thái Bình Dương – Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 của UNESCO, nhà chức trách Việt Nam sẽ có những chính sách cởi mở, thích hợp hơn về gìn giữ và tôn trọng sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trong tôn giáo.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thương vụ nhập khẩu vắc-xin Trung Quốc, Nga trước đe dọa vỡ nợ

Phan Thanh Hung

VNTB – Tập đoàn Hoa Sen ‘lấy thịt đè người’?

Phan Thanh Hung

VNTB – Hệ lụy tất yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN?

Phan Thanh Hung

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 13.02.2023 10:07 at 10:07

Rất hoan nghênh bài này . Có vẻ tự do tín ngưỡng ở Việt Nam chưa đủ, Phật giáo đã mở rộng tới cúng sao giải hạn, thì cũng nên thêm lên đồng in the name of đa dạng văn hóa

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo