Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vingroup bất ngờ “xóa sổ” Hãng hàng không Vinpearl Air, đằng sau quyết định này là gì?

A.H.

 

(VNTB) – Ngày 14 tháng 1, tập đoàn Vingroup thông báo đến Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam về việc ngưng hãng hàng không Vinpearl Air để tập trung phát triển công nghệ và công nghiệp. 

 

Hụt vốn?

 

Financial Times (FT), trong nội dung đăng tải ngày 14 tháng 1, đã dẫn lại thông báo của tập đoàn này đến Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, theo đó, Vingrouprút khỏi vận tải hàng không để tập trung phát triển các doanh nghiệp công nghệ và công nghiệp. Trước mắt là xe hơi, và xe tay ga Vinfast và điện thoại thông minh Vsmart.

 

Cũng theo FT nhận định, xe hơi và xe tay ga Vinfast là một dự án của công ty và chính trị gia trong ĐCSVN – những người coi Vingroup là đầu tàu về ngành công nghiệp.

 

Tháng trước, ông Phạm Nhật Vượng cũng chia sẻ Bloomberg rằng, ông đang lên kế hoạch đầu tư 2 tỷ Mỹ kim vào các dự án xe hơi và xe tay ga của VinFast.

 

Vingroup đã sáp nhập các bộ phận VinC Commerce và VinEco vào tháng trước với Masan Consumer Corporation, bộ phận hàng tiêu dùng của Tập đoàn Masan Masan, để tránh xa lĩnh vực bán lẻ và nông nghiệp.

 

Tuy nhiên, một số nhà phân tích chỉ ra rằng dự án ô tô gây ra rủi ro cho Vingroup, với lý do dự án này cần nhiều vốn và có sự cạnh tranh không ngừng trong thị trường xe hơi toàn cầu.

 

Vinfast đang đuối dần trong tham vọng?

 

Nhận định của FT về “tham vọng” của nhóm chính trị gia trong ĐCSVN dành cho Vingroup là phù hợp. Thực tế cho thấy, Chính phủ kiến tạo của ông Nguyễn Xuân Phúc đang rất muốn tạo một dấu ấn công nghiệp, để cho thấy thành tựu của quá trình điều hành Chính phủ của mình. Khi Việt Nam bỏ lỡ mục tiêu trở thành nước công nghiệp cơ bản vào năm 2020, thì nhu cầu này tiếp tục lớn lên.

 

Vinfast không chỉ được ông Nguyễn Xuân Phúc đề cao là “con sếu đầu đàn cho công nghiệp phụ trợ của Việt Nam”, mà sản phẩm xe hơi cũng trở thành phương tiện di chuyển chính thức của Chính phủ. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng có mặt trong dự lễ khánh thành nhà máy Vinfast tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Cát Hải, Hải Phòng) vào tháng 6 năm 2019.

 

Trong Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp vào tháng 12 năm 2019, ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup đã đề cập mong muốn của tập đoàn này trong việc nhờ cậy Chính phủ “hỗ trợ đặc biệt về thuế, phí để phát triển oto”, với lý do, “phải làm sao để Việt Nam có tên trên bản đồ các quốc gia sở hữu công nghiệp sản xuất ôtô.

 

Có vẻ Vingroup đang trong giai đoạn tái cơ cấu, và nguồn vốn đang cạn dần vì lượng tiền đốt vào “sản xuất ôtô” đang vượt quá tầm kiểm soát của những người trong tập đoàn này. Theo báo cáo  tài chính riêng của Tập đoàn Vingroup, chỉ 9 tháng đầu năm 2019, công ty đã đầu tư 12.847 tỷ đồng để góp vốn vào nhà sản xuất ôtô và xe điện. [0]

 

Khả năng đến đâu?

 

Về mặt hỗ trợ đặc biệt về thuế, phí chưa rõ đề xuất cụ thể của Vingroup là như thế nào. Tuy nhiên, ngay cả áp dụng biện pháp thuế quan này cũng sẽ gây trở ngại cho chính Vingroup. Lý do nằm ở chỗ, theo Facebooker Hoang Duy, giả thuyết bỏ thuế nhập khẩu với xe nhập nguyên chiếc, thì có khả năng giết chết hệ thống xe lắp ráp trong nước, vì nguyên chiếc ngoại sẽ hút người dùng Việt Nam hơn. Còn nếu bỏ thuế nhập linh kiện thì lại xảy ra nguy cơ các doanh nghiệp chỉ siêng nhập linh kiện thay vì đầu tư dây chuyển sản xuất.

 

Về đề cập đến Tesla (Elon Musk) của ông Nguyễn Việt Quang khi tìm kiếm hỗ trợ từ Chính phủ. Không sai khi mà tập đoàn này đã từng nhận trợ cấp tín dụng ở cấp tiểu bang, liên bang Hoa Kỳ cho người mua dùng ô tô điện và pin mặt trời (năm 2009, tập đoàn Tesla đã nhận được khoản vay trị giá 465 triệu Mỹ kim từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ). Thế nhưng, các khoản trợ cấp của Tesla không phải nhằm giữ cho tập đoàn này tồn tại, mà nhằm thúc đẩy cho tập đoàn này tăng trưởng nhanh hơn [1].

 

Bởi điều khác biệt giữa Telsa và Vingroup, chính là Telsa liên tục gia tăng các bằng sáng chế về oto và pin điện mặt trời. Vào năm 2015, công ty Elon Musk tích lũy 27 bằng sáng chế trong 8 tháng rưỡi đầu tiên của năm. Trong khi đó, Vingroup đầu tư khá nhanh cho dây chuyền sản xuất, nhưng cốt lõi công nghệ lại mua từ BMW. Do đó, dù có “cảm động” trước câu chuyện Vingroup quyết tâm làm Vinfast đi chăng nữa [2], thì những công nghệ được bán lại là “lạc hậu” [3]. Cũng cần nói thêm, sở dĩ chính quyền Trung Quốc tung trợ cấp đối với Telsa, vì Trung Quốc nhìn thấy tương lai ở Telsa với các bằng sáng chế, vốn hóa thị trường lớn, và đảm bảo trợ giúp chính quyền thay đổi vấn nạn môi trường không khí, thay vì chỉ thuần túy hưởng ưu đãi để tồn tại.

 

Một vấn đề nữa là nghi vấn về tuyên bố của Vinfast đối với mẫu xe VinFast Fadil “xuất sắc vượt qua tất cả các bài thử khắt khe với độ khó rất cao theo đúng tiêu chuẩn của tổ chức đánh giá xe uy tín ASEAN NCAP” vào tháng 6/2019 có thể là loại xe thuê hãng khác gia công. Xuất phát từ chính chu trình giao xe cũng “nhanh đến mức bất ngờ”, khi mà 14/6/2019 khánh thành nhà máy sản xuất, nhưng 3 ngày sau đã có thể giao xe Fadil, và 26 ngày sau đã giao xe Lux (30/7/2009). Trong khi, thử tìm kiếm kết quả thử xe trên trang ASEAN NCAP (http://www.aseancap.org/v2/?s=vinfast), kết quả chỉ hiển thị Quý 4/2019 (tức từ tháng 10 đến tháng 12/2019).

 

Kết

 

Mặc dù đánh giá cao tinh thần và sự mãnh liệt của tập đoàn Vingroup trong ngành công nghiệp oto, tuy nhiên phải thừa nhận Vingroup chưa đủ lực để tham gia vào ngành đầy cạnh tranh và mang màu sắc công nghệ này. Đó không phải là mảnh đất dễ ăn như bất động sản, và vì thế khả năng hút vốn, làm suy kiệt Vingroup có thể đặt ra trong tương lai. 

 

Trong khi đó, có thể kỳ vọng nhiều hơn vào Tập đoàn ôtô Trường Hải và Tập đoàn ôtô Thành Công trong lĩnh vực này. Bởi cả hai doanh nghiệp này đang có những bước đi chậm mà chắc, so với Vinfast.

 

Tham khảo:

[0] https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/dong-tien-vingroup-bom-vao-vinfast-lon-co-nao-601776.html

[1] https://www.forbes.com/sites/joeharpaz/2013/10/18/tesla-success-fueled-by-u-s-innovation-policy/#5458e4bb41dd

[2] https://theleader.vn/tai-sao-bmw-chiu-chia-se-cong-nghe-san-xuat-o-to-voi-vinfast-1532685598783.htm

[3] https://tinhte.vn/threads/nhung-dieu-cac-ban-muon-biet-ve-dong-co-n20-cua-xe-vinfast.2885299/

Tin bài liên quan:

VNTB – Vinfast bán 41 xe điện ở Hà Lan và Đức trong 2 năm

Do Van Tien

VNTB – Lý do thật sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của Phương Tây

Do Van Tien

VNTB – VinFast VF8 vẫn chưa sẵn sàng ở  Mỹ (Phần 2)

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo