Việt Nam Thời Báo

Thực tế đằng sau con số giảm nghèo ấn tượng của Trung Quốc

Thực tế đằng sau con số giảm nghèo ấn tượng của Trung Quốc


Một bài xã luận trên tờ Legal Daily năm ngoái chỉ trích rằng nhiều địa phương đã sử dụng sai mục đích quĩ trợ cấp và gian lận các chỉ số để được công nhận là hộ nghèo.

Những người dân làng Dingjiayan sống nhờ nghề trồng ngô, khoai tây, hoa hướng dương và một vài loại rau khác. Bằng cách bán đi phần dư thừa, họ mua thịt và nhu yếu phẩm từ thị trấn Tianzhen bên cạnh. Nằm giữa các quả đồi bụi bặm ở góc đông bắc tỉnh Shanxi và quận Tianzhen là một trong 592 khu vực mà chính phủ xếp loại “nghèo cùng cực” và là một trong vô số các khu vực tương tự khác ở Trung Quốc nơi người dân phải lao động vất vả nhưng thu nhập ít ỏi. Ở Dingjiayan phần lớn các ngôi nhà được làm bằng đất.
Theo qui định của chính phủ Trung Quốc, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có thu nhập hàng năm 2.300 nhân dân tệ trên một người (tương đương 370 USD). Nhưng tiêu chuẩn để phân loại một quận hay một làng lại phức tạp và thường xuyên thay đổi. Chính phủ sẽ so sánh tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập bình quân với số người của tỉnh đó (thu nhập này đã được điều chỉnh theo lạm phát). tuy nhiên bên cạnh đó còn có hạn ngạch về số làng trong một tỉnh được xếp vào diện nghèo và không được tính tới các làng có xí nghiệp tập thể bất chấp thu nhập của làng đó thấp hay cao. Do vậy, kể từ năm 1990 đến nay, mỗi năm có hàng tá các ngôi làng được liệt vào danh sách rồi sau đó bị xóa tên. Con số tổng vẫn được giữ ở mức 592.
Được xếp vào loại “nghèo cùng cực” mang lại những khoản trợ cấp đáng kể, nhưng với ông Ding Tianyu, người sống ở Dingjiayan cả quãng đời 73 tuổi, nói rằng ông hầu như không quan tâm. Hầu hết mỗi hộ gia đình thu nhập khoảng 10.000 nhân dân tệ một năm và có khoản trợ cấp 80 nhân dân tệ cho mỗi mu (khoảng 614m2) đất canh tác. Ông cho hay: “Tôi có 5 mu. Khi mưa thuận gió hòa, tôi kiếm đủ ăn và sau khi nhận được trợ cấp, tôi cảm thấy mình như giàu hơn một chút.”
Với một số cửa hàng nhộn nhịp và một vài chiếc xe đắt tiền bon bon trên đường, thị trấn quận Tianzhen, theo tiêu chuẩn Trung Quốc, không tự nhận là họ nghèo. Một chủ nhà hàng cho hay:”Có rất ít người biết trợ cấp được sử dụng như thế nào. Chúng tôi được bảo rằng nhiều phần trợ cấp được rót vào các quĩ tín dụng địa phương và rằng chúng tôi được vay, nhưng họ chỉ cho vay với những người có quan hệ tốt.”
Năm 2012, khi danh sách được cập nhật lần cuối, quận Xinshao của Hồ Nam ở phía Nam trung tâm Trung Quốc được bổ sung. Chính quyền địa phương đã sử dụng website chính thức của quận để loan báo tin “đặc biệt tốt” này sau hai năm “nỗ lực hết sức mình” và “gian khổ không kể xiết” và còn thêm một tấm bảng lớn ở bên đường trên đó có ghi “nhiệt liệt chúc mừng”. Sau khi bị chỉ trích trên toàn quốc gia, chính quyền này mới chấp nhận những từ ngữ trên không phù hợp. Nhưng việc họ ăn mừng thật dễ hiểu khi mà “danh hiệu” này mang về cho họ 560 triệu nhân dân tệ mỗi năm.
Sự việc này gây ra nhiều nghi vấn về hệ thống đánh giá nghèo ở Trung Quốc. Một bài xã luận trên tờ Legal Daily năm ngoái chỉ trích rằng nhiều địa phương đã sử dụng sai mục đích quĩ trợ cấp và gian lận các chỉ số để được công nhận là hộ nghèo. Lãnh đạo của Ủy ban phụ trách xóa đói giảm nghèo và phát triển trực thuộc Quốc hội Trung Quốc (là cơ quan kiểm soát danh sách này), đã thừa nhận sự lạm dụng này trên diện rộng. Trong tháng 2, chính phủ đã chính thức cấm các tòa nhà xa hoa ở những khu vực nghèo.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin chính quyền địa phương ở 2 quận Ningxia và Hubei đã sử dụng 100 triệu nhân dân tệ cho trụ sở mới. Trong tháng 3, trong cuộc họp lập pháp thường niên của Trung Quốc, ông Liu Yongfu, chủ tịch phụ trách hộ nghèo của quận, nói với báo Southern Metropolis rằng đến năm 2020, hàng trăm quận sẽ bị xóa khỏi danh sách và đưa ra câu hỏi: “nếu tồn tại một khu vực nghèo lớn như một quận, liệu rằng xã hội Truong Quốc có được gọi là hòa hợp thịnh vượng không?”
Một xã hội “hòa hợp thịnh vượng” là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước kia thiết lập và hiện cũng là điều mà Chủ tịch Tập Cận Bình hướng tới. Rất nhiều cải cách đã diễn ra từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách vào những năm 1970 và tuyên bố 620 triệu người đã thoát nghèo đói. Nhiều người có thể hoài nghi về con số này. Ngân hàng thế giới cho rằng con số là 500 triệu người, trong khi một vài người nghĩ đến giả thuyết Trung Quốc đã phải nợ tín dụng khổng lồ mới có thể xóa nghèo trên diện rộng như thế.
Tuy nhiên còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Dingyuanyao là một ngôi làng nhỏ nằm ở vị trí cao hơn so với Dingjiayan. Điều này có nghĩa là người dân có ít nước hơn để phục vụ trồng trọt và họ chỉ thu được từ mùa màng 1.000 nhân dân tệ mỗi năm sau khi đã trả tiền hạt giống và phân bón. Một vài người có được xe máy và tivi và họ thực sự biết ơn bảo hiểm y tế cơ bản họ nhận được. Khi được hỏi về trợ cấp, họ đồng thanh cười. Người dân ở đây đồng ý rằng sự xuất hiện của điện từ hơn 30 năm trước là một thay đổi lớn, nhưng kể từ đó đến nay cuộc sống của họ hầu như chẳng thay đổi mấy.
Theo Phương Anh/ Economist

Tin bài liên quan:

VNTB – Tập Cận Bình là ai: một lòng tôn kính Mao

Phan Thanh Hung

Trung Quốc chống tham nhũng : Dân không còn muốn làm công chức

Phan Thanh Hung

VNTB – Khủng hoảng giá thịt lợn : kẽ hở cho tiểu thương thao túng và tư duy đánh lẻ của người chăn nuôi .

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo