Lữ Thị Tường Uyên
Kính chào quý ông bà và anh chị em,
Trước hết xin cảm ơn quý vị đã ghị danh tham dự buổi webinar này. Kế tiếp xin cảm ơn hội BPSOS đã tổ chức buổi hội luận và cho tôi cơ hội để trình bày đôi điều về đề tài Thể thức kiểm điểm và theo dõi việc thực thi các khuyến nghị liên quan đến Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị:
Việt Nam đã trải qua hai đợt rà soát của hai cơ quan công ước LHQ:
- Ủy ban Chống Tra tấn xem xét việc thực hiện Công ước Chống Tra tấn (tháng 12/2018) – Do 18 chuyên gia Nhân quyền độc lập thực hiện, diễn ra theo chu kỳ 8 năm.
- Ủy ban Nhân quyền: xem xét việc thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam (tháng 3/2019) – Do 10 chuyên gia Nhân quyền độc lập thực hiện, diễn ra theo chu kỳ 4 năm.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng ‘’được rà soát’’ qua Định kỳ Phổ quát Việt Nam lần thứ Ba (Universal Periodic Review UPR) vào ngày 22 tháng 1 2019 – Do các quốc gia thành viên LHQ tiến hành tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là một đối thoại đa phương giữa các thành viên LHQ với một quốc gia “được rà soát”, trong đó quốc gia được rà soát sẽ trình bày những việc đã làm để cải thiện tình hình nhân quyền ở nước mình và đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền. Việc rà soát diễn ra theo chu kỳ, thường là 4,5 năm và với tất cả các quốc gia thành viên LHQ.
- Ủy ban Chống Tra tấn xem xét việc thực hiện Công ước Chống Tra tấn (tháng 12/2018).
- Định kỳ Phổ quát Việt Nam thứ Ba (Universal Periodic Review UPR) – 22 January 2019
- Ủy ban Nhân quyền: xem xét việc thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam (tháng 3/2019)
Trong đợt rà soát vào tháng 3 năm 2019 này, tôi may mắn có dịp tham gia phái đoàn của BPSOS và có mặt trong buổi kiểm điểm định kỳ của Việt Nam tại Geneva Thụy Sĩ, trụ sở của Liên Hiệp Quốc. Ngày sau đó BPSOS đã tổ chức một buổi họp báo tại Club Suisse de la Presse và tôi đã đại diện Hội Bảo Vệ Nhân Quyền phát biểu về đề tài Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam.
Quý vị nào đã theo dõi trực tiếp buổi điều trần đó, sẽ thấy đại diện chính phủ Việt Nam đã rất lúng túng trước những câu hỏi của các chuyên gia nhân quyền độc lập. Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ. Bằng chứng được đưa ra từ một số hội đoàn nhân quyền trước đó. Và một số cũng đã có mặt và phát biểu trực tiệp trước Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về tình trạng nguy khốn của các nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Rà soát xong thì bước kế tiếp là gì?
Kết quả của cuộc Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam đã được chính thức thông qua tại Hội đồng Nhân quyền theo Quyết định 41/101 vào ngày 04/7/2019.
Trong kỳ rà soát thứ ba này, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 quốc gia, một phần ba trong số này là về các quyền dân sự và chính trị.
Sau khi Ủy ban Nhân quyền rà soát: xem xét việc thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam vào tháng 3/2019, các chuyên gia độc lập của hai cơ quan này đã đưa ra một chuỗi khuyến nghị với Việt Nam. Trong đó có nhiều hành động cụ thể Việt Nam cần thực hiện để cải thiện tình hình nhân quyền trong thực tế.
Tôi đã từng nghe một số người bào chữa cho tình hình nhân quyền tồi tệ bằng một số lý do sau đây:
- Thế giới không được phép xen vào chuyện chính trị của Việt Nam
- Vì có sự khác biệt về văn hóa nên thế giới không hiểu dân tộc tính và cách điều hành quốc gia
- LHQ kiểm điểm nhưng nếu chính phủ VN không thực thi thì LHQ sẽ làm được gì?
Trả lời
- Việt Nam muốn được làm thành viên của Công ước để hưởng những lợi ích đặc biệt, nên xin ký kết. Sau khi ký kết thì Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện những điều lệ Công Ước nêu ra. Còn nếu không muốn tuân thủ thì đừng ký kết, vì sẽ bị kiểm điểm tiếp tục.
- Những giá trị trong Công ước là những giá trị phổ quát, không văn hóa nào có thể đi ngược lại với những giá trị này.
- Mặc dầu LHQ không có quyền lực để trừng phạt những vi phạm nhân quyền. Nhưng các thành viên của các cường quốc khác như Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu có thể vì những vi phạm nhân quyền của Việt Nam mà có những áp lực kinh tế trong các mậu dịch…
Chính phủ Việt Nam phản ứng ra sao?
CP Việt Nam đã công bố chấp thuận 241 trong số 291 khuyến nghị. Trong đó có 220 khuyến nghị được chấp thuận hoàn toàn, và 21 khuyến nghị được chấp thuận một phần.
Việt Nam đã cam kết thực hiện các khuyến nghị được chấp thuận và sẽ báo cáo lại kết quả vào kỳ UPR thứ tư sẽ diễn ra vào năm 2023.
Ngày 26/9/2019 Thủ tướng đã ra quyết định số1252/QĐ- Ttg việc phổ biến và thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền.
Ngày 31/12/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1975/QĐ-Ttg về thực hiện các khuyến nghị UPR đã được chấp thuận.
Cả hai quyết định này đều nhấn mạnh việc phổ biến rộng rãi các khuyến nghị của Liên hợp quốc tới các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân.
1.4 Lĩnh vực tôn giáo (trong đó lưu ý các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, đãng ký sinh hoạt tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo, đảm bảo hoạt động tôn giáo, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo…)
– Báo cáo sơ bộ: năm 2020 – Báo cáo cuối: năm 2022
1.5 Lĩnh vực thông tin, truyền thông (trong đó lưu ý quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, xử lý vi phạm hành chính…) – Bộ Thông tin và Truyền thông (Luật An toàn thông tin mạng, Luật Báo chí, Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn thực hiện); Bộ Công an (Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thực hiện)
Ví dụ: áp lực Facebook trao thông tin để bắt các Facebook-ers thông tin về Covid-19
Amnesty International và Human Rights Watch lên án vi phạm quyền tự do truyền thông
Facebook bi cơ quan Hoa Kỳ phạt 5 tỷ USD vì vi phạm thông tin cá nhân
3.1. Pháp luật đảm bảo tính độc lập của hệ thống tư pháp (trong đó lưu ý về nhiệm kỳ của thẩm phán, tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán…)
3.3. Tiếp tục nghiên cứu giảm các tội phạm có thể bị áp dụng hình phạt tử hình
Ví dụ: tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng
Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan;
– Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ
3.4. Pháp luật hình sự về chống tra tấn (trong đó lưu ý đến khả năng hình sự hóa riêng biệt hành vi tra tấn, loại bỏ quy định miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi tra tấn, bỏ quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội liên quan đến tra tấn tại BLHS…)
Bộ Tư pháp
– Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành khác có liên quan; Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sat nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ
3.5. Tư pháp cho người chưa thành niên (lưu ý vấn đề giam giữ, xét xử đối với người chưa thành niên, độ tuổi trẻ em để đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế… .), – Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ
3.6. Các trường hợp sử dụng vũ lực và vũ khí của công chức thi hành pháp luật
3.7. Quyền lập hội (lưu ý vấn đề về quyền gia nhập hoặc thành lập công đoàn theo lựa chọn, nguồn tài trợ nước ngoài cho các hội…)
3.8. Quyền hội họp hòa bình (trong đó có quyền biểu tình; quyền được tổ chức các hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài… – Bộ Công an (đối với quyền biểu tình); – Bộ Ngoại giao (đối với quyền được tổ chức các hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài quy định tại Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg)
3.9. Quyền bầu cử (lưu ý vấn đề quyền bầu cử của người đang chấp hành án phạt tù…)
Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật
3.10 Quyền của người dân tộc thiểu số (lưu ý khả năng ban hành một đạo luật riêng về người dân tộc thiểu số…)
Ví dụ: người H’’mong gặp bên Geneva bị tước đoạt quyền công dân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
09-12-2019 Luật Chế Tài Magnitsky được Liên Minh Châu Âu thông qua
Ví dụ cô Maria Putina (con gái của Putin) và người bạn trai Hòa Lan Jorrit Faassen có căn hộ tại Voorschoten, Hoà Lan, từ năm 2012. 2014: chiếc máy bay Hàng Không Mã Lai với nhiều hành khách Hoà Lan, chuyến bay số MH-17, bị bắn rớt trên Ukraina. Nga không hợp tác, tin tức không thông qua Hòa Lan. Thị trưởng Voorschoten tính thông báo muốn trục xuất cô Maria ra khỏi Hòa Lan. Căn hộ đăng báo bán từ năm 2014 với giá gần 1 triệu euro nhưng không ai mua.
Định nghĩa Nhân quyền:
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền hay còn gọi là quyền con người:
Bảo đảm pháp lý toàn cầu; Bảo vệ các cá nhân và các nhóm; Chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm; Chống lại những tự do cơ bản của con người; Nguyên tắc cơ bản của một chính phủ: Không tự cho cái quyền ban phát các quyền cơ bản.
Bảo vệ các quyền tự do cá nhân hiển nhiên có, do sự tồn tại của mình.
_______________
Bà Lữ Thị Tường Uyên, một cựu thuyền nhân Việt Nam, là Hội Trưởng Hội Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam (Stichting Vietnam Human Rights Foundation) tại Hòa Lan. Được thành lập vào năm 2016, Hội Nhân Quyền hoạt động độc lập và phi đảng phái với mục đích thúc đẩy và bảo vệ các quyền tự do cơ bản và quyền làm người phổ quát tại Việt Nam.
Bà Tường Uyên, 56 tuổi, đã có thâm niên gần 34 năm trong ngành truyền thông kinh doanh và 10 năm trong ngành trị liệu tâm lý xã hội tại Hòa Lan. Hiện thời bà vừa sở hữu văn phòng tư vấn và trị liệu tâm lý xã hội, vừa là điều phối viên truyền thông cho Hội quốc tế Initiatives of Change, chi nhánh Hoà Lan.
Ngoài ra, bà Tường Uyên còn là thành viên Ban Chấp Hành Tổng Hội Cựu Chiến Binh Nạn Nhân Chiến Tranh của Quân Đội Hoàng Gia Hoà Lan (BNMO). Song song đó bà là Tổng thư ký và người đồng sáng lập Hội De Veerkracht để hỗ trợ tinh thần người tỵ nạn và các chiến binh, quan chức bị chấn thương tâm lý trong lúc thi hành nghĩa vụ.
Năm 2018, bà ra mắt cuốn sách bằng tiếng Hòa Lan với tựa đề ‘’Verborgen Veerkracht’’ (Sức Mạnh Phục Hồi Tiềm Ẩn). Cuốn sách kể về mười một năm đầu tiên sinh ra và lớn lên trong chiến tranh Việt Nam, năm năm sống dưới chế độ Cộng sản, ba lần tìm đường vượt thoát khủng bố của chế độ, cho đến khi bà được định cư tại Hòa Lan vào lúc mười sáu tuổi.
Vào tháng 3 năm 2019, bà Tường Uyên tham gia buổi kiểm điểm định kỳ của Việt Nam về Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị tại Geneva Thụy Sĩ, trụ sở của Liên Hiệp Quốc. Ngày sau đó bà đại diện cho Hội Bảo Vệ Nhân quyền phát biểu trong buổi Họp báo tại Club Suisse de la Presse về đề tài Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam.