Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bà Trương Mỹ Lan: con đường trở thành tỷ phú

Facebook Luật sư Trần Đình Triển

Bắt giam bà Trương Mỹ Lan bây giờ là quá muộn 

Bà Trương Mỹ Lan sinh 1956, người Việt gốc Hoa, tên khai sinh là Trương Muội; có chồng thứ 2 là Eric – Người Anh sinh sống kinh doanh bất động sản tại Hồng Kông.

      Nếu như tôi không có “bàn tay sạch, trái tim trong sáng” và “thần kinh thép”, … thì không hiểu cuộc đời và sự nghiệp của tôi sẽ như thế nào bởi sự ma mãnh của bà Trương Muội và một số người đầy ắp quyền lực đứng sau lưng Trương Muội.

       Để hiểu rõ chân tơ kẽ tóc của con người này, không ai khác là Bà Hai Liên (nguyên Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai) và bà Linda Tan Woo (còn có tên là Nguyễn Thị Dung) Việt kiều ở Hồng Kong về đầu tư ở Đồng Nai. Thân thiện, giúp đỡ và bị “ăn cháo đái bát”, thậm chí bà Linda còn bị Trương Muội “tống” vào tù. Tôi là người “cứu” bà Linda ra khỏi trại tạm giam và không bị tù tội.

TRƯƠNG MỸ LAN TỪ “HAI BÀN TAY TRẮNG” ĐẾN….

– Vào đầu những năm của thập kỷ 90, Trương Muội thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (thành viên trong gia đình) chủ yếu kinh doanh du lịch và nhà hàng, lợi nhuận thu được cũng chỉ đủ sống;

– Sau đó, đường đi nước bước thế nào, Trương Muội được một vị Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho mua khu nhà làm việc và đất vàng tại đường Trần Hưng Đạo, Quận I; của Công ty dịch vụ và thương mại – thuộc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh. Tiền đặt cọc và tạm ứng là vay ngân hàng và huy động vốn góp của một số đối tác. Việc mua bán này, Thanh tra Chính phủ kết luận là vi phạm pháp luật, đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh không cho chuyển nhượng; cần xin ý kiến Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ.

Không hiểu lý do gì mà khu nhà làm việc và khu đất vàng thuộc tài sản công này, vẫn rơi vào tay Trương Muội.

https://tuoitre.vn/bat-chu-tich-tap-doan-van-thinh-phat-truong-my-lan-20221007125447397.htm

… LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT THÀNH CÔNG 6 TRIỆU USD LÀM NỀN TẢNG TRỞ THÀNH TỶ PHÚ

6 triệu đô la làm vốn

Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, nhà nước Trung Quốc có tổ chức cuộc gặp doanh nhân người Hoa ở nước ngoài. Bà Linda và bà Trương Mỹ Lan sang Trung Quốc tham gia cuộc gặp gỡ đó; do có mối quan hệ thân quen từ trước giữa bà Linda với Ông Ted Song (nhà tư sản người Hoa nổi tiếng ở Indonesia); bà Linda giới thiệu bà Trương Mỹ Lan làm quen với ông Ted Song để cùng hợp tác đầu tư.

   Từ mối quan hệ đó, bà Trương Mỹ Lan mời ông Ted tham gia đầu tư vào dự án Trung tâm thương mại An Đông, TP Hồ Chí Minh. Hợp đồng được ký kết: Trách nhiệm của bà Trương Mỹ Lan là phải hoàn thiện thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; ông Ted phải chuyển tiền đầu tư 6 triệu USD vào tài khoản của Bà Trương Mỹ Lan; bà Linda được hưởng một tỷ lệ cổ phần trong dự án Trung tâm thương mại An Đông do có công môi giới và tư vấn cho cả hai bên về dự án này.

  Nói thêm về dự án Trung tâm thương mại An Đông: nguồn gốc là do Ngân hàng CP Việt-Hoa lập dự án, kêu gọi vốn góp của bà con tiểu thương. Sau đó, Ngân hàng Việt Hoa gặp sự cố; trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng nhà nước VN và UBND TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt có văn bản chỉ đạo: tập trung thu nợ tiền vay, tiền đầu tư, … để thanh toán tiền gửi cho dân; riêng Trung tâm thương mại An Đông giao cho Công ty Xây dựng Quận 5 (Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) tiến hành bàn bạc với các hộ tiểu thương để tiến hành xây dựng. Nhưng không hiểu vì lý do gì, sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nghỉ hưu, thì dự án rơi vào tay Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (Trương Mỹ Lan) đầu tư.

    Thực hiện đúng cam kết, ông Ted Song 3 lần chuyển tiền đủ 6 triệu USD về tài khoản ngoại tệ đứng tên bà Trương Mỹ Lan tại ngân hàng.

   Nhận được số tiền đó, Trương Mỹ Lan không làm thủ tục đầu tư cho ông Ted và phần hoa hồng hưởng cổ phần của bà Linda trong dự án Trung tâm thương mại An Đông. Trương Muội chiếm đoạt, sử dụng toàn bộ số tiền này của ông Ted và tiến hành đầu tư riêng dự án này.

 Mất chì lẫn chài

Sau khi đã gửi đủ 6 triệu USD, nhưng Ông Ted không nhận được giấy phép đầu tư vào Trung tâm thương mại An Đông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN. Ông Ted đã nhiều lần từ Indonesia bay sang TP Hồ Chí Minh gặp bà Trương Mỹ Lan yêu cầu làm thủ tục đầu tư hoặc trả lại tiền gốc kèm theo lãi suất; Bà Lan tìm mọi cách lảng tránh hoặc từ chối; và còn tố cáo ngược đến Cơ quan điều tra; sau khi xác minh, Cơ quan điều tra trả lời đây là vụ tranh chấp dân sự. Do Ông Ted tuổi cao sức yếu đi lại nhiều quá vất vả, nên uỷ quyền cho con gái là Jen-Ni-Ca khởi kiện đến Toà Kinh tế-Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh để yêu cầu Bà Lan làm thủ tục đầu tư, hoặc trả lại 6 triệu đô kèm theo lãi suất.

   Toà án TP Hồ Chí Minh thụ lý vụ kiện này (Ông Ted nguyên đơn, Bà Lan bị đơn, Bà Linda là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ông Ted là một mình tôi; luật sư cho Bà Lan có 4 luật sư thuộc Đoàn luật TP Hồ Chí Minh.

    Tôi Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ông Ted trong vụ kiện này là thông qua một người bạn Giám đốc một doanh nghiệp có quen biết với Ông Ted, nhờ tôi giúp. Do đó tôi chưa gặp và chưa liên hệ lần nào với Ông Ted; Cô Jen-Ni-Ca cũng vậy, chỉ gặp nhau tại Toà thông qua phiên dịch. Phí chưa thu đồng nào, hơn 10 lần đi ra đi vào (sao chụp hồ sơ, hoà giải, xử thì hoãn hết lần này đến lần khác, …); nghe lời ông bạn “anh cứ giúp đi, xong việc ông Ted sang tính toán và thanh toán chi phí cụ thể”. Tiền vé máy bay đi lại có khi Ông bạn chi và có lúc tôi chi.

 Vụ án về nội dung và chứng cứ quá rõ và giản đơn, nhưng Thẩm phán thụ lý vụ án cố tình kéo dài thời gian ngâm như ngâm dấm, xử rồi hoãn, hoãn rồi xử, …cùng với phía Bà Lan tìm mọi cách trì hoãn. Cô Jen-Ni-Ca từ nước ngoài bay vào, tôi từ Hà Nội bay vô, hết sức chán nản với vị Thẩm phán và bài bản của Bà Lan.

   Đùng một cái (một ngày xấu trời), tôi được vị Thẩm phán gọi điện thông báo: Toà án ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án, chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra; vì Bà Trương Mỹ Lan lại tiếp tục làm đơn tố cáo Ông Ted-Song vi phạm pháp luật về đầu tư”.

   Tôi vào TP Hồ Chí Minh 2 lần để gặp Thẩm phán xin cung cấp đơn tố cáo của Bà Lan, Quyết định tạm đình chỉ và chuyển hồ sơ của Toà. Và chuyển đến Cơ quan điều tra nào? Bộ CA hay Công an Thành phố? An ninh điều tra hay Cảnh sát điều tra? … để biết và cung cấp cho Cô Je-Ni-Ca. Nhưng Thẩm phán tìm cách lảng tránh, gọi điện không nghe máy hoặc tắt máy, hoặc trả lời bận.

    Đồng thời, họ tung tin đến Ông Ted: “Nếu Ông Ted vào Việt Nam sẽ bị khởi tói bắt tạm giam; còn các thành viên trong gia đình Ông Ted vào Việt Nam sẽ bị ra lệnh cấm xuất cảnh để làm rõ vụ án”. Chính vì vậy mà gia đình Ông Ted không ai giám vào Việt Nam nữa và 6 triệu USD Bà Lan chiếm đoạt, đến nay giải quyết thế nào tôi không được biết, mặc dzù tôi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ông Ted trong vụ kiện này.

Các khu đất vàng từ vốn 6 triệu đô la

Nhờ có 6 triệu USD của Ông Ted-Song, Trương Muội (tức Trương Mỹ Lan) đã có khu đất vàng tại đường Trần Hưng Đạo từ số 193 đến 197 (nguồn gốc là trụ sở Công ty dịch vụ thương mại, thuộc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh), Trung tâm thương mại An Đông và khu đất vàng tại 127 đường Pasteur TP Hồ Chí Minh xây dựng nhà ở để bán (nguồn gốc lô đất này hình như của Tổng công ty vàng bạc đá quý thuộc Bộ Công thương).

  Với 3 khối tài sản đó (ngoài ra còn các tài sản nào khác thì tôi không biết), Trương Muội nổi lên như cồn, là đại gia có tiếng trong nước và nước ngoài.

  Khi UBND TP Hồ Chí Minh quy hoạch khu vực tứ giác đường Lê Lợi – Đồng Khởi-Nguyễn Huệ-Hàm Nghi Quận I, chọn nhà đầu tư để chỉnh trang đô thị và khu vực du lịch, lễ hội, … Một lần, tôi đi công tác vào TP Hồ Chí Minh, ngồi quán cafe, vô tình thấy bàn bên cạnh đang cầm tờ báo đăng Công ty Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch, được lựa chọn đầu tư tại khu đất vàng tứ giác nói trên. Tôi mượn đọc và các bạn đó cho tôi tờ báo đó. Đi làm về, buổi trưa tôi tranh thủ viết một đơn thư gửi UBND TP Hồ Chí Minh phản ánh một số nội dung về Công ty Vạn Thịnh Phát để Uỷ ban cân nhắc xem xét chọn nhà đầu tư. Tôi gửi đi được vài ba ngày, hết giờ buổi chiều đi làm về thì không thấy tờ báo và bên trong là bản viết tay và 1 bản đánh máy đơn thư lưu ở trên bàn nữa. Tôi suy nghĩ: có thể do người dọn phòng thấy không cần thiết đã bỏ đi; hoặc có điều gì đó không lành, tiền bạc thì không có chỉ mấy đồng bỏ túi đủ chi tiêu, tài liệu chủ yếu là luật pháp, quà về cho vợ con là một va-ly quần áo bẩn; … chẳng sợ gì; nhưng cẩn thận là hơn. Tôi quyết định chuyển đến khách sạn thân quen để ở.

Khoảng 1 tháng sau khi có đoàn khách quốc tế được tổ chức chiêu đãi tại Trung tâm thương mại An Đông, có lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đến dự tiếp đoàn. Tôi được Liên đoàn luật sư VN gọi điện mời sáng mai lên làm việc, nhưng không cho tôi biết nội dung gì (Trụ sở Liên Đoàn lúc đó thuê ở đường Vũ Ngọc Phan). Tôn trọng và chấp hành lời mời của Liên đoàn, đúng giờ tôi đến Liên đoàn, được cán bộ Liên đoàn đón tiếp lịch sự và mời tôi vào phòng làm việc có Ls Nguyễn Cẩm (Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hải Phòng), Phó Chủ tịch Hội đồng khen thưởng và kỷ luật Liên Đoàn luật sư VN; và Ls Nguyễn Huy Thiệp (Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội) uỷ viên Hội đồng khen thưởng và kỷ luật Liên đoàn luật sư VN tiếp và làm việc với tôi.

Sau vài ba câu chuyện chào hỏi xã giao, Ls Nguyễn Cẩm cầm trên tay một tờ đơn và nói: “Đây là đơn của bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Công ty Vạn Thịnh phát tố cáo Ls Trần Đình Triển gửi đến Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư có bút phê chuyển Liên đoàn luật sư VN xem xét giải quyết. Vì vậy, Lãnh đạo Liên đoàn giao cho Hội đồng khen thưởng &kỷ luật mời luật sư lên làm việc về nội dung đơn thư tố cáo của bà Trương Mỹ Lan để xử lý và báo cáo Tổng Bí thư biết kết quả”.

(Còn tiếp)


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị bắt

Do Van Tien

VNTB – Domino bắt đầu… đổ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đường vào trại giam của ông Nguyễn Xuân Phúc rộng mở

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo