Việt Nam Thời Báo

Biển Đông nóng bỏng giờ G: Trung Quốc “chịu trận” hay làm liều

Điều gì sẽ xảy ra nếu việc triển khai khu vực nhận diện phòng không là không đủ trong mắt Trung Quốc và nước này muốn đẩy vấn đề tới xung đột? Trung Quốc có thể sẽ quyết định gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á, đặc biệt là trở thành kẻ phá bĩnh, National Interest nhận định.

Trung Quốc vừa tuyên bố trận kéo dài một tuần trên Biển Đông, thách thức tòa án quốc tế và dư luận quốc tế
Nếu có một khoảng thời gian đáng chú ý nhất để theo dõi vụ đối đầu trên Biển Đông, hãy đánh dấu ngày 12/7. Tại sao lại là ngày này? Đó là ngày mà tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Trung Quốc với Philippines . Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng Trung Quốc có khả năng phải chịu một phán quyết tiêu cực – kết quả mà nước này đã cố tránh.
Nhưng Trung Quốc sẽ làm gì khi bản án được ban hành và liệu họ có thua đậm như dư luận rộng rãi trông đợi hay không?
Trung Quốc vẫn còn một số lựa chọn cho mình và phần lớn những phương án này đều hoàn toàn xấu, không chỉ với toàn châu Á nói chung mà đặc biệt với Mỹ, khi xem xét hiệp ước đồng minh của Philippines và bên duy nhất có khả năng khống chế Bắc Kinh nếu khủng hoảng nổ ra. Theo dự báo của chuyên gia Harry J.Kazianis trên National Interest, sẽ có những khả năng sau:
1. Lựa chọn ít có khả năng xảy ra nhất: Trung Quốc sẽ chẳng làm gì và chấp nhận phán quyết trên thực tế.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc chỉ đơn giản là đưa ra một văn bản tuyên bố chuẩn mực, chỉ tuyên bố rằng Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Đây không phải là một lựa chọn tồi, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo trong khu vực, biến chúng thành những căn cứ quân sự nhỏ được trang bị  đến tận răng với những vũ khí chống hạm “sát thủ tàu sân bay” tối tân nhất để chống lại những chiến thuyền, luân phiên số lượng lớn các chiến đấu cơ và máy bay ném bom mới nhất của mình, cuối cùng biến Biển Đông thành khu vực chống tiếp cận.

Với kịch bản trên, Trung Quốc sẽ cao giọng bày tỏ sự tức giận của họ với phán quyết, nhưng đơn giản là sẽ thúc đẩy nhanh những việc làm phi pháp nước này đang thực hiện, những việc được cho là rất hiệu quả trong việc củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này.
Theo National Interest, một phản ứng như vậy có vẻ quá nhẹ nhàng so với chuẩn mực của Trung Quốc hiện nay, dường như khó xảy ra. Tập Cận Bình và các cộng sự của ông ta sẽ phải chịu một áp lực khủng khiếp để đáp trả phán quyết này một cách công khai và mạnh mẽ.
Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc triển khai trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa
Chiến lược cũ sẽ không áp dụng được nữa, nhiều người dân Trung Quốc bị nhồi sọ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ đòi hỏi một phản ứng cứng rắn và phô trương sức mạnh, theo đó Trung Quốc sẽ không để bị “bắt nạt” bởi các lực lượng bên ngoài trong khu vực Bắc Knh tự coi là “vùng ảnh hưởng của Trung Quốc” trên Biển Đông.
Điều này sẽ dẫn tới hai khả năng khác và chúng đều có thể kích động một cuộc đối đầu nguy hiểm giữa các siêu cường.
2- Lựa chọn khả năng cao nhất: Trung Quốc tuyên bố vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ).
National Interest cho rằng Bắc Kinh đã đánh tín hiệu bước đi này từ nhiều tháng. Trong những tuyên bố hoặc bình luận công khai, khi được hỏi về khả năng của tuyên bố này, phần lớn các quan chức Trung Quốc đều nói đại ý rằng chưa có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không vào thời điểm này, nhưng quyết định trong tương lai sẽ dựa trên những mối đe dọa ở Biển Đông. National Interest cho rằng phán quyết chống lại Trung Quốc có thể sẽ là cơ sở để họ thay đổi quyết định của mình (nghĩa là cho thiết lập ADIZ).
Lí do hợp lí sẽ dễ dàng hơn cho ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc biện minh trên báo chí chính thức: Trung Quốc đơn giản tuyên bố rằng nước này cảm thấy bị đe dọa bởi phán quyết của tòa, và Trung Quốc sẽ tuyên bố rằng “bị buộc” phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không dựa trên những sai lầm của các nước khác và áp lực quốc tế.
Và khi xem xét việc Trung Quốc đã triển khai những thiết bị phòng không vào khu vực cũng như luân phiên cất hạ cánh các máy bay chiến đấu, có vẻ như Bắc Kinh ít nhất đã đủ năng lực để gây rắc rối, và có thể tuyên bố thiết lập ADIZ, kể cả khi nó không hoàn toàn có hiệu lực thi hành, giống như ở Biển Hoa Đông. Nhưng chỉ một lời tuyên bố đó cũng có thể đẩy căng thẳng lên cao trào.
Một vùng nhận diện phòng không như vậy, tùy thuộc vào kích thước và phạm vi, có thể tạo nên một cuộc khủng hoảng khu vực, lôi kéo các bên từ tất cả toàn bộ châu Á. Tất nhiên Mỹ sẽ phải đáp trả, không chỉ với 1 hay 2 chiếc máy bay B-52 như trước.
3. Khả năng Trung Quốc sẽ trở thành kẻ phá bĩnh
Điều gì sẽ xảy ra nếu việc triển khai khu vực nhận diện phòng không là không đủ trong mắt Trung Quốc và nước này muốn đẩy vấn đề đi xa tới một dạng xung đột? Trung Quốc có thể sẽ quyết định gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á, đặc biệt là trở thành kẻ phá bĩnh. Chẳng hạn:
-Trung Quốc có thể đột ngột tăng mạnh các cuộc tuần tra không quân và hải quân được tiến hành trên biển Hoa Đông, nhiều đến mức chọc giận Nhật Bản. Và khi họ đã hiện diện ở đó, tại sao không bắt đầu khai thác dầu và khí đốt tự nhiên khối lượng lớn trên toàn bộ khu vực, vượt qua cả điều vốn đã gây lo lắng cho Nhật Bản?
– Trung Quốc cũng có thể quyết định đánh cược lớn hơn vào Đài Loan. Ông Tập có thể bắt đầu cắt giảm mạnh số lượng khách du lịch đến Đài Loan. Ông Tập cũng có thể bắt đầu giảm lượng trao đổi mậu dịch và đầu tư mà Đài Loan đang phụ thuộc khá nặng nề. Thực tế, ông Tập có nhiều điểm có thể tận dụng gây áp lực để buộc Đài Loan phải đau đớn và ông có thể thấy việc này rất hữu dụng để thay đổi cuộc chơi ở châu Á về hướng căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan
Chiến hạm Trung Quốc tập trận khai hỏa tên lửa trên biển
– Cũng có thể Trung Quốc sẽ quyết định đây là thời điểm thích hợp để bồi lấp bãi cạn Scarborough. Điều này có thể cực kỳ nguy hiểm và gây tranh cãi. Mỹ đã cảnh báo rằng nước này sẽ hành động, và đã triển khai một số thiết bị quân sự như máy bay A-10 Warthog và các máy bay khác trong một cuộc phô trương lực lượng. Tuy nhiên, Mỹ sẽ làm gì nếu các tàu cuốc của Trung Quốc xuất hiện ở khoảng cách 150 dặm từ bờ biển Philippines và quyết định Scarborough sẽ là địa điểm lí tưởng cho căn cứ quân sự tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông?
Hướng tới cuộc đối đầu trên Biển Đông
Khi cân nhắc các khả năng, các nhà quan sát ở châu Á và trên toàn thế giới sẽ có những ngày bận rộn trước và sau phán quyết ngày 12/7. Thật không may cho khu vực, điều xảy ra sau đó có thể tạo ra một tình thế thậm chí còn căng thẳng hơn nhiều ở trên Biển Đông. Và khi xem xét những sự lựa chọn của Trung Quốc và những điều mà nước này dễ có khả năng thực hiện, cũng như đã hành động trong vài năm qua để làm thay đổi nguyên trạng, có vẻ người ta sẽ phải đón đợi những tháng căng thẳng sắp tới.

Theo ViệtTimes

Tin bài liên quan:

‘Quy luật’ khiêu khích giữa mỗi năm: Trung Quốc điều hai tàu tuần tra trái phép tới Hoàng Sa *

Phan Thanh Hung

Hơn 44.000 tàu cá được Trung Quốc lùa xuống “chiếm” biển Đông

Phan Thanh Hung

Cục Hàng không Việt Nam phản đối tuyên bố sai trái của Trung Quốc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo