Việt Nam Thời Báo

Quyền lực mềm của Nga ở Trung Á đang dần suy yếu

Phương Thảo (Hà Lan)


(VNTB) – Tiếng Nga đã  đang dần mai một ở trong khu vực và dường như nước Nga không thể làm gì được nữa.

Nga xâm chiếm Ukraine với lý do là người Nga và những người nói tiếng Nga ở Ukraine có nguy cơ bị chính phủ Phát xít và Tân Nazi xâm phạm quyền lợi về văn hóa – chính trị. Dĩ nhiên những cáo buộc này là hoàn toàn xuyên tạc. Nhưng những cáo buộc này đã cho thấy việc sử dụng tiếng Nga ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết cũ đã được xem như là một áp lực an ninh trực tiếp lên các quốc gia này.

Thật vậy, một đạo luật năm 2009 của Nga quy định trong trường hợp “ danh dự và phẩm giá” của người Nga hay những người nói tiếng Nga bị xâm phạm, Tổng thống Putin được phép ra lệnh cho quân đội tấn công vào các quốc gia đó để bảo vệ họ. Khi một điều như vậy được viện dẫn ra thì rõ ràng chính sách ngôn ngữ ở vùng Trung Á là vấn đề quan trọng bậc nhất, đòi hỏi sự khôn khéo đáng kể của các nhà lãnh đạo trong khu vực này.

Trong một bản tường trình gần đây đã nêu ra việc tiếng Nga đang dần đánh mất vị thế nền tảngở trong các học viện giáo dục và truyền thông trên khắp vùng Trung Á. Để củng cố, Moscow đang cố đương đầu với vấn đề này bằng những nỗ lực gây ảnh hưởng đến truyền thông ở Kazakhstan gần đây. Tuy nhiên xu hướng thiết lập văn hóa và ngôn ngữ mang bản sắc dân tộc là chính sách được ưu tiên xây dựng trong suốt hai mươi năm qua, việc thiết lập ấy nhằm duy trì nỗ lực mở cửa hướng đến xu thế toàn cầu hóa trong nền kinh tế thế giới, và tăng dần việc hạn chế sử dụng tiếng Nga trên các phương tiện phát thanh và truyền thông.

Dĩ nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Á sẽ không tấn công vào việc sử dụng tiếng Nga một cách lộ liễu hay sẽ tạo ra những tình huống làm cho Moscow có ý muốn can thiệp vào Trung Á như với Nga đã làm với Ukraine. Trong khi cuộc xâm chiếm Ukraine vẫn còn tiếp diễn và tạo nên sự e ngại đáng kể ở Trung Á, thì cuộc khủng hoảng Ukraine làm cho việc can thiệp vào Trung Á của Nga trở thành một triển vọng mờ mịt. Việc nền kinh tế Nga xuống dốc không phanh ngay sau khi Nga xâm chiếm Ukraine là điều mà Nga không bao giờ mong đợi. Dù sao đi nữa thì những nhà lãnh đạo như tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev, đã tự hào ghi nhận sự lớn mạnh trở lại của ngôn ngữ Kazakh như ngôn ngữ chính thống và ngày càng có nhiều sinh viên học sinh trẻ tuổi theo học tiếng Anh hay tiếng Hoa thay vì tiếng Nga.

Một bản tường trình ở Kyrgyzstan cũng cho thấy kết quả tương tự. Sự thiếu thốn của hệ thống trường học ở Kyrgyz cho thấy dù Nga tuyên bố bảo trợ cho các trường học dạy tiếng Nga ở nước ngoài trên diện rộng thì chỉ có 11% học sinh Kyrgyz sẽ theo học chương trình tiếng Nga ở bậc cao hơn. Học sinh sinh viên không theo học tiếng Nga và khó kiếm ra được giáo viên tiếng Nga có trình độ. Điều này đã tạo nên một hệ lụy xấu. Tháng 12 năm 2013, Phó bộ trưởng giáo dục Nga Veniamin Kaganov báo cáo tổng số người nói tiếng Nga đã giảm đi mất 100 triệu kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã. Điều này không có gì lạ đôi với Kyrgyzstan hay vùng Trung A. Dù rằng việc toàn cầu hóa chắc đóng một vai trò quan trọng, nhưng tất cả các quốc gia thành viên đã đặt ra một chính sách nghiêm túc vào năm 1991 nhằm đẩy mạnh dân tộc tính, một chính sách chắc hẳn đã tạo sự ưu tiên cho ngôn ngữ mẹ đẻ của họ lên trên tiếng Nga và giờ đây là sự ưu tiên cho cả tiếng Anh và tiếng Hoa hơn là tiếng Nga.

Kết quả này đã cho thấy trong khi việc ủng hộ việc truyền bá tiếng Nga ở nước ngoài là một trong những điểm của chiến lược về an ninh quốc gia Nga năm 2009, song Moscow dường như đã không đạt được mục tiêu đề ra. Và điều này đã minh chứng cho việc Nga đang dần mất đi quyền lực mềm dù đã đầu tư vào đó một ngân khoản kếch sù. Sự thất bại ấy chỉ diễn ra một cách thầm lặng và không phải là dễ nhận thấy ngay tức thì nhưng chúng đã chỉ ra sự sói mòn đều đặn của các thể loại quyền lực của Nga ở Trung Á dù cho tiềm lực quân sự Nga ở đó vẫn còn rất lớn.

Tuy nhiên, các quốc gia Trung Á đã chứng tỏ rằng họ vẫn khéo léo tự bảo vệ chống lại mọi sự tiếp cận từ phía Nga. Nazarbayev thậm chí còn đe dọa sẽ rời bỏ Liên minh Kinh tế Á Âu – con đẻ của mô hình kinh tế của Putin – khi Putin chỉ trích Kazakhstan thiếu sự tự chủ quốc gia. Tương tự như vậy, trong năm 2013 tổng thống Islam Karimov ban hành sắc lệnh dạy tiếng Anh ở lớp một, và tiếng Nga ở lớp hai, đây là một dấu hiệu về những điểm ưu tiên của ông và của nhà nước Uzbekistan. Các trường học phi Uzbek ở cộng hòa Uzbekistan, Tajik, Kyrgyz, và Kazakh cũng cắt giảm việc giảng dạy tiếng Nga trong trường học, đồng thời đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Anh. Do đó, tiếng Nga dần dần cũng đã không còn quan trọng ở Uzbekistan nữa.

Nga rõ ràng không thể làm gì khác hơn được trong lĩnh vực này. Thậm chí ngay trước khi bị cấm vận và khủng hoảng do vấn đề Ukraine, nền kinh tế Nga đã bị hụt hơi và việc ban hành các sắc lệnh cũng như các kế hoạch đầy phô trương theo sau đó lại hoàn toàn yếu kém. Tuy vậy, các quốc gia này rõ ràng đã quyết định củng cố tính ưu việt chính thống cho ngôn ngữ mẹ đẻ của họ trên nhiều phương diện và cương quyết bảo vệ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ.


Ngay trong thời điểm hưng thịnh nhất Nga đã thiếu khả năng mở rộng quyền lực mềm trên diện rộng ở vùng Trung A và không chiếm được sụ ủng hộ của cả chính quyền lẫn dân chúng ở đây. Ở một vài quốc gia khác như là Turkmenistan cũng đã vấp phải vấn đề này ngay từ đầu do nền kinh tế xã hội ngày càng ít đi sự ưu ái đối với Nga. Trong khi Kazakhstan và Kyrgyzstan không thách thức trực tiếp với Nga về vấn đề này, họ sẽ thúc đẩy tiềm lực quốc gia bằng các hình thức khác nhau để đánh bật uy thế của Nga trước đây ra khỏi nền văn hóa và chính trị nước nhà. Văn hóa Nga sẽ không biến mất một sớm một chiều ở vùng Trung Á nhưng nền tảng văn hóa Nga đã dần mai một và sẽ không còn gì đọng lại ngoài những di tích lịch sử. Tiếng Anh và tiếng Hoa sẽ thay thế tiếng Nga, đặc biệt là khi Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xây dựng các học viện Khổng Tử nhằm củng cố uy thế Trung hoa ngay tại các quốc gia đối tác kinh tế chính ở vùng Trung Á. Và trong tình trạng đang diễn ra như vậy thì rõ ràng Moscow chẳng làm gì khác hơn được nữa.

Tin bài liên quan:

VNTB- Từ vụ án Chu Hổ Vương đến vụ Giang phái

Phan Thanh Hung

Tựa đề hay: “Cây cầu Hữu nghị Trung Quốc-Campuchia lộ chân không móng”

Phan Thanh Hung

Một triệu người sắp xuống đường ở Paris

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo