Việt Nam Thời Báo

VNTB – 40 năm sụp đổ Sài Gòn: Việt kiều làm thay đổi nền kinh tế định hướng

Lý Đăng Thành dịch lược (VNTB) – Henry Nguyễn (còn gọi là Nguyễn Bảo Hoàng) vẫn còn là một đứa trẻ khi gia đình ông rời Việt Nam cách đây 40 năm, trước khi Sài Gòn sụp đổ. 
 
Bây giờ ông trở lại, trong vai trò là một doanh nhân và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh, đầu tư trong một nền kinh tế định hướng.

Vào những năm 2000, Nguyễn là một trong những doanh nhân thành đạt nhất được biết đến tại Việt Nam. Ông là người quản lý hoạt động quỹ Boston, đối tác của IDG Ventures Việt Nam, và gần đây đã đưa Big Mac đến Việt Nam trong nhượng quyền đầu tiên của McDonald Corp.


Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy thời đại đang thay đổi. Đáng chú ý, Nguyễn, con trai một kỹ sư xây dựng, từng làm việc với chính phủ Việt Nam Cộng hòa, đã kết hôn với con gái của thủ tướng cộng sản Việt Nam – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Đó là điều tôi không bao giờ lên kế hoạch hoặc dự kiến,” Nguyễn cho biết.

“Nhưng nơi đây là cuộc sống của tôi.”

Nhiều người cho biết, Việt Nam đã thay đổi kể từ khi miền Nam đầu hàng Cộng sản ngày 30/04/1975.

Nhưng nó thực sự thay đổi lớn khi Đảng Cộng sản Việt Nam nới lỏng thắt dây kinh tế vào những năm 1990 sau sự sụp đổ của Liên Xô. Và người Việt ở nước ngoài (Việt Kiều) trở thành một những yếu tố thúc đẩy sự thay đổi này.

Doanh nhân David Thai đã giúp mở đường thành lập công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, vào năm 1990, với chuỗi các cửa hàng cà phê dưới tên gọi Highlands Coffee. Kể từ đó, các doanh nhân Việt Kiều đã đầu tư hơn 20 tỷ USD vào Việt Nam, chủ yếu là ở tại Tp. Hồ Chí Minh.

Intel Corp bổ nhiệm Thân Trọng Phúc làm Giám đốc Intel tại Việt Nam để khởi động một nhà máy chip trị giá 2 tỷ USD trong Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 2000, trong khi người Việt từ Mỹ, Pháp và các nơi khác tìm về Việt Nam để thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng gần gấp 5 lần trong giai đoạn 2005 – 2013, trong đó, đầu tư phía Trung Quốc mở rộng 1,7 lần, theo số liệu từ Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.

Nhiều nhà kinh tế coi Việt Nam là nền kinh tế chịu ảnh hưởng của Nho giáo-cuối cùng mở cửa giao thương với thế giới, theo một con đường trước đó mà Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Singapore đã từng đi.

Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ hơn Thái Lan, Indonesia, và 1/3 dân số trong số 90 triệu người của đất nước đã được sinh ra trong năm 1980 hoặc năm 1990. Làm nên cơ cấu dân số vàng.

Nhiều trong số đó ngồi trên những chiếc xe tay ga đắt tiền ở các đường phố Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh.

“Các thập niên tới sẽ vô cùng thú vị,” ông Nguyễn nói. “Tôi gọi đó là thời điểm vàng của Việt Nam.”

Trong khi sự trở về và tìm kiếm cơ hội kinh doanh của Nguyễn tại Việt Nam trơn tru, thì có không ít hành trình trở về lại khó khăn.

Công dân Mỹ Hoan Nguyen là một ví dụ. Hoan Nguyen đã bị tạm giam 14 tháng (không buộc tội) sau khi xảy ra tranh chấp với đối tác kinh doanh Việt của mình trong một dự án trường học quốc tế.

Ông nhớ lại lời hô hào người Việt ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam trong một chương trình phát thanh vào buổi sáng tại nhà tù.

Hoan Nguyen cuối cùng đã được trả tự do sau khi công an kết luận ông vô tội.

Rất nhiều doanh nhân khác cũng bị bắt trong nhiều tranh chấp kinh tế tương tự, bởi một hệ thống pháp luật thiếu minh bạch để xử lý các tranh chấp dân sự, và nơi gửi gắm cá nhân còn quan hơn là các quy định của pháp luật.

Đối với Henry Nguyễn, vấn đề lớn nhất đã đến từ Mỹ, nơi mà một số người Mỹ gốc Việt đã tìm cách cáo buộc ông bán mình cho lãnh đạo cộng sản, khi ông có cuộc hôn nhân với Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, vào năm 2008.

“Henry Nguyễn là một người cộng sản mang mác Việt Kiều”, một dòng chữ cáo buộc Henry Nguyễn trên bảng thông báo phục vụ cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.

Tiếp đo, khi nhượng quyền thương mại đầu tiên mở đường cho McDonald vào Việt Nam vào năm 2013, ông tiếp tục đối mặt với cáo buộc là tạo dựng mô hình gia đình trị tại Việt Nam.

Đó là một cáo buộc phổ biến tại Việt Nam. Khi sự tăng trưởng nhanh chóng của nước này đã đem lại một cơ hội lớn cho người thân của các thành viên Bộ Chính trị trong làm giàu.

Các cựu lãnh đạo của công ty đóng tàu nhà nước Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là ví dụ, người đã chỉ định con trai, em trai và em dâu của mình vào các vị trí cấp cao trước khi công ty này phá sản vì nợ nần trong năm 2010 và ông vào tù. 

Bài gốc: Forty Years After Fall of Saigon, Entrepreneurs Return to Vietnam

Tin bài liên quan:

TS Nguyễn Đình Cung: Có thể EVN phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển

Phan Thanh Hung

Kinh tế quốc gia: Chủ tịch Sang “Khó khăn nhất”, Thủ tướng Dũng “tiếp tục chuyển biến tích cực” (*)

Phan Thanh Hung

Eximbank: Hành trình suy thoái

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo