Việt Nam Thời Báo

VNTB – 5 chữ ‘tinh’ trong yêu cầu của công bộc

5 chữ tinh

Mai Lan

(VNTB) – Trước hết là “tinh thông” trong công việc, “tinh nhuệ” trong hành động, “tinh gọn” về bộ máy, “tinh túy” về chất cán bộ, “tinh ý” trong hiểu người dân, doanh nghiệp.

Báo chí đăng về yêu cầu 5 chữ ‘tinh’ ấy của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi ông đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị “Hà Nội 2020 – hợp tác đầu tư và phát triển”, diễn ra tại Hà Nội ngày 27-6-2020.

Xin cùng bàn tuần tự với 5 chữ ‘tinh’ trong thể chế chính trị hiện tại.

Trước hết, giả dụ như công việc làm tổng biên tập một tờ báo nào đó. Lâu nay ai cũng rõ trong hệ thống báo chí thuộc cơ quan Đảng bộ cấp tỉnh, thành, thì gần như cả 100% người ngồi vào chiếc ghế tổng biên tập/ giám đốc là được Đảng cấp trên phân công dựa trên căn cứ về tư tưởng, không phải từ yêu cầu của tay nghề. Như vậy, yêu cầu “tinh thông” nghề báo là thứ yếu.

Tiếp theo về “tinh nhuệ”. Cũng vị tổng biên tập/ giám đốc được bổ nhiệm ấy, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu “tinh nhuệ”, nhưng đó là “tinh nhuệ” trong tìm mọi cách để đáp ứng đòi hỏi về ‘định hướng tư tưởng’ mà Đảng cấp trên yêu cầu; không phải là “tinh nhuệ” trong nghiệp vụ báo chí với các yêu cầu ghi nhận đầy đủ tiếng nói của nhân dân, và cả sự tuân thủ pháp luật đến đâu của đảng viên, của tổ chức đảng được ghi rõ ở hiến định tại điều 4.3 “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

“Tinh gọn” về bộ máy của một tòa soạn ở tổng biên tập/ giám đốc như nói trên, sẽ xảy ra ít nhất hai trường hợp: thứ nhất, vì không am tường nghề báo, vị tổng biên tập/ giám đốc ấy cần đến đội ngũ thầy dùi cứng nghề. Trong trường hợp này thì yêu cầu “tinh” là có thể, nhưng không thể “gọn”.

Thứ hai, sẽ có cả “tinh” và “gọn” nếu như phần lớn tòa soạn đều là ‘vây cánh’ của vị tổng biên tập/ giám đốc ấy. Nhất hô bá ứng trong nội bộ thế này sẽ mang đến cảm giác của bộ máy “tinh gọn”.

“Tinh túy về chất cán bộ” thì điều này cần được minh định là cán bộ của Đảng, hay cán bộ của dân? Khi là cán bộ thì cấp dưới phải răm rắp nghe theo lệnh của cán bộ cấp trên. “Tinh túy” trong hoàn cảnh đó sẽ được định nghĩa thế nào?

“Tinh ý” trong hiểu người dân, doanh nghiệp mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu, nếu đặt trong bối cảnh của 4 chữ ‘tinh’ trước đó thì lại phải thắc mắc là thế nào mới gọi ‘hiểu dân’?

Liệu trong đòi hỏi “tinh ý” này có phải cùng với ý của huấn thị “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân” (1). “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (2), “Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” (3).

_________________

Chú thích:

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 263.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 75.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 269.

Tin bài liên quan:

VNTB – Học sinh ở Việt Nam không buộc phải học môn lịch sử

Phan Thanh Hung

VNTB – Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nên từ chức

Do Van Tien

VNTB – Con nhà nghèo đừng mơ vào đại học

Phan Thanh Hung

5 comments

Lên Anh Khoa 28.06.2020 1:21 at 01:21

5 chữ tinh của một người hay phát biểu linh tinh

Reply
Alan Truong 28.06.2020 2:30 at 02:30

Cái ông thủ tướng Phúc hay nói lớn, nói mà không ai hiểu ổng muốn nói cái gì.

Reply
Anonymous 28.06.2020 2:34 at 02:34

Các cán bộ tinh hoa của dân tộc là đã bao gồm hết mọi cái tinh tinh rồi. Hồng phúc của dân tộc đấy.

Reply
HA Long Lac 29.06.2020 12:40 at 00:40

Ít nhất còn những tinh này: Tinh tướng khi phát biểu trước dân.Tinh ăn khi xài tiền dân.Tinh vi khi trình dự án.

Reply
Phamquoc Dinh 29.06.2020 12:41 at 00:41

Để có 5 cái tinh đó, phải có cái tinh cơ bản “tinh ranh”

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo