VNTB – Các nhà lãnh đạo đã công khai đe dọa các nhà báo

Thạch Lam Trần (VNTB) Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF, RWB) đã ra một bản báo cáo cho thấy tình trạng các nhà lãnh đạo thuộc các quốc gia trên thế giới tìm cách đe dọa, sỉ nhục và phỉ báng các nhà báo, blogger khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ hoặc đảng cầm quyền… Vi phạm nguyên trọng nguyên tắc tự do thông tin, tự do báo chí…

Thủ tướng Thái Lan, Tướng Prayut Chan-o-cha được hỏi tại một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 3 năm 2015 rằng ông sẽ làm gì với những nhà báo không đưa tin theo đúng định hướng chính thức của chính phủ quân sự, cựu Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth trả lời với khuôn mặt lạnh tanh: “Chúng tôi sẽ tử hình họ thôi”.

Những nhà lãnh đạo đe dọa tự do báo chí. Ảnh: RSF
Kể từ khi áp đặt thiết quân luật vào tháng 5 năm 2014, Tướng Prayut đã tiến hành đàn áp mạnh những người chỉ trích chính phủ. Ông bịt miệng phóng viên, blogger và các hãng tin được coi là cái gai trong mắt chính quyền quân sự. Sự thù địch ngày càng tăng đối với các phương tiện truyền thông được lên tiếng công khai bởi Prayut cho rằng, sự tự do thông tin được coi là một mối đe dọa cho đất nước. 
Tại Việt Nam, chính sách của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đối với các nhà báo lên tiếng về tham nhũng của đảng cộng sản và chỉ trích chính phủ là “âm mưa hèn hạ của các lực lượng thù địch”. Ông từng đe dọa các blogger chỉ trích đảng và nhà nước Việt Nam phải đối mặt với “hình phạt nặng,” ít nhất 27 công dân-nhà báo và blogger đang bị giam giữ. Chỉ tính riêng trong năm 2012, các nhà chức trách Việt Nam đã truy tố hơn 48 blogger và nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, kết án tổng cộng 166 năm tù giam và 63 năm quản chế. 
Trung Quốc, nơi mà Chủ tịch Trung Quốc hiếm khi đề cập đến tự do báo chí. Chỉ trong những dịp hiếm hoi như cuộc họp báo chung với Tổng Thống Mỹ Barack Obama trong tháng 11 năm 2014, mới tạo “điều kiện” cho Tập Cận Bình đề cập đến vấn đề này. Các câu hỏi khó về tự do báo chí không đến từ phóng viên Trung Quốc, mà nó đến từ New York Times – nơi đã tiết lộ sự giàu có của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào năm 2012, phóng viên New York Times hỏi khả năng mở cửa cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc. Tập Cận Bình đã trả lời: “Ở Trung Quốc chúng tôi có một câu, đại ý rằng: ai gây ra chuyện thì phải tự mình giải quyết”. 
Nỗ lực của chủ tịch Trung Quốc đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông nước ngoài không nhận được sự ủng hộ của quốc tế. Theo một cuộc khảo sát do Câu lạc bộ các phóng viên nước ngoài ở Trung Quốc, cho biết, có gần 10 phóng viên nước ngoài bị đe dọa, và bị chính quyền không gia hạn thị thực vì những gì họ đã viết. The New York Times đã không thể cử phóng viên đến Trung Quốc bởi vì Bắc Kinh từ chối cung cấp thị thực (cấm hoạt động). 
Tại Miến Điện, quốc gia với nền dân chủ trẻ. Tổng thống Miến Điện Thein Sein cũng có đe dọa giới hạn tự do báo chí vào tháng 7 năm 2014: “Nếu tự do báo chí đe dọa an ninh quốc gia thay vì giúp đỡ đất nước, thì chính phủ báo trước là sẽ có phản ứng theo pháp luật hiện hành,” tổng thống nói. Bảy nhà báo đã bị bỏ tù ở Miến Điện kể từ đầu năm 2014, bằng cách chiếm đoạt vai trò của Hội đồng báo chí, các cơ quan chức năng Miến Điện đã sử dụng nó để đề cập đến sự trừng phạt khi truyền thông đi lệch đạo đức báo chí hay nghề nghiệp báo chí.
Giống như những lời buộc tội gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước hoặc lợi ích quốc gia, các tội danh “chống đối” là một trong những cách lãnh đạo chính phủ sử dụng để bịt miệng các phương tiện truyền thông. 
Thủ tướng Malaysia Najib Razak thường sử dụng “Đạo luật chống Phản loạn” để truy tố các nhà báo, các blogger và các nhà phê bình khác, bao gồm các họa sĩ truyện tranh Zunar. Và Najib không ngần ngại khi công khai đe dọa giới truyền thông sẽ đối mặt với hành động pháp lý. Ông nói rằng ông sẵn sàng để lắng nghe “những lời chỉ trích mang tính xây dựng” của các nhà báo, nhưng nó phải ở mức giới hạn.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)