Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chấm phá đời tôi (16)

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan. 

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào ngày 01.01.2023. Xin gửi lời chúc mừng Năm Mới đến Ban biên tập và tất cả bạn đọc Việt Nam Thời Báo. Chúc mọi người và người thân Năm Mới 2023 An Khang&Thịnh Vượng, mọi sự như ý. Cũng mong cho đất nước nhanh chóng thoát ra khỏi những ảnh hưởng tai hại của đại dịch covid-19 và Trung Nam Hải, mà muốn vậy, chỉ có sự nỗ lực của tất cả chúng ta mới hằng đạt được, mà trước hết phải là một chính phủ thật sự đại diện cho toàn dân Việt Nam, trong và ngoài nước. Chắc chắn không thể đạt được điều đó một sớm một chiều, nhưng cũng không loại trừ nó xảy ra năm nay hay năm sau vì không chỉ phụ thuộc chúng ta mà còn nhiều vào hoàn cảnh khách quan. Thế cho nên tôi xin chúc Hạnh phúc sớm đến với dân tộc Việt Nam, nhỏ bé và vốn chịu quá nhiều đau khổ vì chiến tranh và lạc hậu.              

Về mặt thời tiết thì dịp lễ ăn mừng Năm Mới năm nay quá đẹp, trời nắng ráo, đang ấm dần lên, thật lý tưởng cho các cuộc du ngoạn, chỉ đáng tiếc là bây giờ tôi chẳng còn ở tuổi đó nữa, dù thành phố đã tổ chức nhiều tuyến phố đi bộ mới hết sức hấp dẫn. Vợ chồng tôi cũng ra phố, dĩ nhiên lên Bờ Hồ thôi, nhưng lần này từ phía Bắc chứ không từ Nam như mọi khi để sau khi ăn kem Thủy Tạ thì đi ăn trưa ngay một cửa hàng ăn Mỹ ở Hàng Hành cho biết spagetti (với tôm) và pizza kiểu ‚Mẽo’ thế nào, ngon ra trò, nhất là khi uống cùng bia Bỉ. Chỉ có điều khá đắt, đầu người là 400k.

Nói chuyện đầu năm phải nhắc chuyện cháu bé trai 10 tuổi Thái Lý Hạo Nam trưa hôm 31.12.2022 rơi vào cột béton rỗng sâu 36m, đường kính chỉ 25cm, ở một công trường xây cầu Rọc Sen ở tỉnh Đồng Tháp; đau lòng quá. Dĩ nhiên có nhiều cách chết, hàng ngày hàng trăm tai nạn giao thông chết người, nhưng tình tiết câu chuyện này thương tâm quá, trách nhiệm không chỉ ở lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp mà tôi liên hệ tới thể chế nữa cơ, có quá xa không, theo tôi thì không, chắc chắn ở nước dân chủ việc này khó xảy ra hơn!          

Thủ tướng ra chỉ thị cho trên 100 người, cả quân đội và chuyên gia nước ngoài tham gia cứu hộ mà sau ngày mới đưa được xác cháu bé lên! Đâu chỉ có chuyện vui, nhất là hậu covid! Cả chuyện 2 ông Phó Thủ tướng – không chết – nhưng cũng mất chức ngay sau kỳ họp bất thường của „Cuốc hội“ để 2 ông khác lên thay, tất cả những bộ mặt nhuốm tham nhũng của một có thể chế độc tài đã tồn tại 78 năm nay, nói dzậy (cộng sản!) mà không phải dzậy, y như ông bạn vàng – người cầm gậy chỉ huy ở đằng sau! Bao giờ cho đến tháng mười? Không bao giờ chăng, chẳng lẽ sau mấy cuộc chiến tranh ác liệt, người dân trở nên nhu nhược đến thế?

Ngày mùng 5, tôi dự cuộc họp offline của Hội Hướng dẫn viên Du lịch Việt Nam rồi đi ngay lên Nhà hàng Cá cuối đường Nguyễn Văn Huyên, gần Sứ quán Hàn Quốc dự lễ tất niên với đồng nghiệp ở Trung tâm Điện tử học lượng tử VVL, lâu không gặp đầy đủ mọi người, quá hay để biết sự thay đổi nhanh chóng của các bạn trẻ. Hay nhất là ngồi cạnh bạn Mạnh để biết 2 con gái bạn ấy đều đang học ở Mỹ, mà ngạc nhiên nhất là ở 2 thành phố 2 bang miền Đông Hoa Kỳ,Washington và Pensylvania, nơi văn hóa cao nhất vì giáp châu Âu, ai cũng muốn đến. Các bạn trẻ có cơ hội khác mình, khỏi nói, biết là hay rồi, để không ngạc nhiên, thế thôi. Giữa chừng có nói chuyện với bạn NM G, ông bạn này nói phải viết ngắn gọ chứ dài lê thê, lại tản mạn, lung tung thế, ai đọc.

Thôi đành vậy, thỏa mãn tất cả mọi người sao được, việc đã bắt đầu 1 1/2 năm nay, không nên và không thể bỏ được. Và cũng nhân đây, nhắc lại giữa chừng, hay chính xác là trước khi vào cuộc họp offline của Hội Hướng dẫn viên Du lịch, bởi lẽ tôi đến sớm cả tiếng đồng hồ do ở xa, đường xuống phía Nam hướng Hà Đông vốn hay tắc nên tôi phải làm vậy dù biết đấy chính là chỗ nhà cũ bà vợ tôi. tôi đã xuống đó biết bao nhiêu lần tuy chưa bao giờ ở đó. Thế nên mới mở máy nói chuyện với bạn PĐT mà nhờ bạn PG Đ mà liên hệ lại được, T ở cách tôi nửa vòng Trái Đất nên nói vào giờ này có lẽ hợp thích, trước khi hắn đi ngủ chăng!

Mấy hôm sau dự buổi họp tất niên, gặp rất nhiều bạn đồng nghiệp cũ mà bạn PvTh. nhắc nên kể lại, nhất là TĐC người cùng lớp thời xưa, thế nhưng ông bạn này thì cần nhiều giấy mực đây, nên xin hẹn lần sau, lần này chỉ xin nhắc lại các anh rất nổi tiếng, nhìn ở một góc độ khác. Sáng sớm có gọi zalo cho NgTHùng xem có đến được không thì bạn ấy bào bận đi thực địa trên Phú Thọ thì phải nên sợ về muộn, nhưng may quá cũng có gặp được và tác huyện một lúc. Còn Th ngồi cùng bàn với các anh ĐVĐ và HXN nên mình không thể ngồi bàn đó được rồi. Bàn mình thì có LHKh, viện trưởng VVL ngay sau NĐH, hết nhiệm kỳ VVL lại vừa sang làm đại diện cho Việt Nam ở Dubna, thơm thế là cùng. Bèn hỏi câu đầu tiên, ông người Hải Phòng, có biết TĐC người cùng lớp tôi không thì dĩ nhiên chẳng thể chối được, nhưng câu thứ hai về tình hình Nga thì đủ khó nói nên lảng tránh ngay. Nhưng tôi cố nài nên y cũng trả lời.

Đại để y bảo cuộc sống ở Dubna, vì là làng khoa học nên dĩ nhiên ở bất cứ đâu cũng vậy thôi, và ngay cả ở Moscow vẫn bình thường. Chỉ có chuyện chiến tranh thì tất nhiên các nhà khoa học, với tư duy lành mạnh vốn có của họ. Nhân đây ôn lại chuyện cũ ở VVL, Th bảo ông bạn TĐC thì ông phải dành vài trang chứ không thể ít hơn được, vì ông biết ông ta quá rõ và ông ta đủ khác người với đủ thứ chuyện trên đời này mà ông dễ khai thác được. Thôi còn mấy ngày nghỉ Tết đủ dài để viết về đề tài đó, xin để dành cho mấy hôm tới. Ở đây nói về anh ĐVĐ và các bậc đàn anh khác. Anh đã làm viện trưởng VVL ngay sau anh NVH, người mà ngày kia sẽ có lễ giỗ đầu mà đầu tiên ban lãnh đạo viện đã muốn tổ chức họp viện vào ngày đó vì gần ngay sát ngày cuối tuần, nhưng vì trùng nên mới phải chuyển ngày thứ ba dịp đầu tuần. Anh H thì ở cuốn HK tập I tôi đã có nhắc tới khi anh mất trước đây một năm bởi dịch covid- 19, thậm chí giới thiệu bài viết của anh Chu Hảo.

Làm sao quên được những ngày cuối năm 68, tốt nghiệp đại học mới về một trong mấy Phòng vật lý ở UBKHNN để chuẩn bị thành lập VVL, cùng các anh ĐVM, PHK ở Liên Xô (Moscow và Leningrad) mới về, và các anh Chu Hảo, Trọng, Thuân và Ngữ vừa chuyển tiếp sinh ở Kiev và Mínsk, hơn chúng tôi chỉ ít tuổi. Và ngay sau đó, đầu năm 69, là các anh lớn tuổi hơn hẳn là NVH, ĐVĐ, CC và ĐN, cán bộ Dubna về. Anh H duy nhất đã có bằng giáo sư Nga nên được chỉ huy ngay tất cả bọn chúng tôi, chuẩn bị làm viện trưởng VVL sắp thành lập. Với anh H, bây giờ nhìn lại, lúc đầu anh rất ủng hộ tôi, kiêm làm trưởng phòng Quang để tôi học nên sau đó tôi tiếp quản trơn tru tuy tôi chẳng có khả năng „lãnh đạo“ gì. Còn sau khi tôi đứng về phía anh TXH và gặp nhiều rắc rối, anh lại cho tôi đi dạy Algeria, giải thoát cả cho tôi lẫn thế bí cho viện. Rồi tôi ở đấy về năm 1995, anh cũng đã sẵn sàng nhận ngay. Còn sau tôi đăng ký PGS 3 lần anh đều phản đối, có lý do của nó mà như chị THN (nhanh quá, ra đi thế là nay vào năm thứ 4 rồi, cùng năm với NAV A, chồng cũ và viện trưởng thứ 3 VVL, sau anh ĐVĐ) bảo tôi, có tiêu chuẩn nào đó mà anh chưa đạt đấy mà. Nếu khi ấy tôi trùng PGS, chắc chắn cuộc đời tôi đã trôi theo hướng khác chứ không được như ngày nay, mà tôi vốn dĩ rất hài lòng. Thì phải cảm ơn anh ấy chứ? 

Anh ĐVĐ (tôi tra mạng wikipedia tiếng Việt, mới chỉ nêu anh và anh H mà thôi), đầu tiên tôi cứ tưởng anh hoàn toàn ngang anh H về mặt khoa học vì 4 anh làm lý thuyết ở Dubna na ná nhau, anh H lại mất thời gian làm lãnh đạo, anh thậm chí hơn, nhưng có lẽ không phải vậy, anh em lý thuyết đều nói tôi thế, và xem wikipedia cũng khá sơ sài, thậm chí còn nhắc anh đã và vẫn đang làm giám đốc Trung tâm Tiềm năng Con người, một cơ quan khá nhiều tai tiếng và tôi cũng đã có tham gia ít buổi hội thảo thì thấy rõ ràng nó cũng hư ảo như các môn „khoa học“ này, thậm chí nước ngoài gọi đó là pseudoscience-giả khoa học, với telepathy-thần giao cách cảm để tìm mộ…rất gây tranh cãi. Nhưng cũng phải nói, anh Đ với tôi rất thân ái, khi nào gặp (mà càng về sau này càng hay gặp) cũng „chào nhà triết học tài ba“. Cả hai anh, ĐVĐ và NVH về cuộc sống riêng tư thì quá long đong mà tôi chỉ nhắc thế thì anh em giới vật lý quá hiểu, âu đó cũng là số mệnh, để dễ dàng giải thích nhất. Hai anh CC và TN thì tôi ít gặp hơn vì các anh sớm sang Viện Vật lý Hạt nhân chỗ anh NĐT. Nhưng 2 anh lại cùng dịp đi Algeria với tôi, anh CC sớm hơn chút và ở thủ đô Alger nên tôi không gặp, chứ anh ĐN thì cũng dạy ở trường đại học Constantine với tôi suốt 2 năm, tôi sẽ kể kỹ hơn sau.

Anh CC – mà chị nhà lại là chị NTY từng dạy „Phương pháp Toán Lý“ cho chúng tôi năm thứ hai trên Đại Từ, Thái Nguyên, khi chị NHC dạy „Hàm phức“. Tôi hoàn toàn chưa đề cập gì tới các thày rất giỏi bên ĐHTHHN, như ĐTĐ, NQQ, PVT, NC… nhưng chắc chắn nếu tìm trên mạng sẽ nhiều hơn hẳn nếu so với VKHVN, đó là chưa kể các ngành Toán, Hóa, Sinh hay khoa học xã hội mà bên chúng tôi không có). Về mặt hoàn cảnh gia đình anh chi cũng rất hòa thuận và thành công, vì có cô con gái giỏi CVB hiện đang là giáo sư Khoa Lý ĐHKHTN, ĐHQG, chứ không như bên chúng tôi – sau khi về nước, cùng PVT dịch „Lược sử thời gian“ Stephen Hawking có rất nhiều bạn đọc, và viết nhiều cuốn sách phổ biển vật lý học hiện đại. Còn anh HXN, rất lâu không gặp. Có lẽ sau khi bị đột quỵ hàng chục năm nay mà anh được vào chữa ở Trung tâm Công nghệ cao QYV 108 và đi chữa Singapor khỏi về, anh ngại tiếp xúc nên tôi hầu như không gặp được, có số DD nhưng chẳng bao giờ gặp được, âu cũng là số phận đưa đẩy mỗi người đi mỗi ngả, tuy thời mới về UBKHNN cũng hay nói chuyện, rồi thời ở Berlin khi anh làm TS.KH và bà vợ đầu đang làm thực tập sinh, ở cùng nhà khách Viện Hàn lâm ở Leninallee.            

Ngày 11.01. lại vào Bệnh viện Hữu Nghị một ngày để tiêm Zoladex. Vui nhất là gặp lại ông bạn Tuyến hồi đầu nằm viện, nay T bị nặng hơn vì u nội tạng nên bây giờ cũng không nói lan ra  (giai đoạn 4,) nhưng cũng thấy xuất hiện ở bộ phận khác của cơ thể, buồn quá. Nhưng lại vui vì gặp được một ông bạn mới cùng tuổi với T, nghĩa là thua tôi 7 tuổi, tên Chính, ông bạn này có vẻ ngoài hết sức gây ấn tượng, đến mức tôi phải thốt ra ngay: „Trông ông thì nếu không phải Bộ trưởng thì bét ra cũng phải là đại biểu Quốc hội. Nhưng còn gây gây ấn tượng nhiều hơn là người đi cùng, trẻ, xinh đẹp, giọng SG không thể lẫn được.

Hôm sau lên làm thù tục ra viện gặp lại người, và cả cô vợ SG của C, 2 ông bạn đã ở giai đoạn 4, liệu sắp tới có gặp nhau nữa không đây. Sao mà buồn vậy. Lên Viện anh em đến nhà anh H, hôm nay giỗ đầu anh, quên béng mất. Anh em ở Viện đến rất đông, không biết ai được mời, ai tự động đến. Phạm Gia Đ đến cũng có đến, mà còn gọi DD lại định ghé thăm mình tại nhà vì cuối cùng phố, chỉ cách 7 nhà, chẳng đến 100m. Nhưng „gần nhà xa ngõ“ là thế. Anh có đủ nguyên nhân để ứng xử với mình như thế: „Tiên trách kỷ hậu trách nhân“ mà!

Chiều lại ghé ĐXK ở Ciputra, mới đi Wien về, sướng thế, hậu vận mà, khoe ở biên giới sát Thụy Sĩ nên phải đi 500km tàu cao tốc đến Wien nghe nhạc Mozart rồi lại về nhà ngay, hệt như Vua Chúa thời xưa. Giở cuốn Programm đã thấy sướng. Anh K nhắc lại chuyện cụ NX biếu nhà nước trụ sở 53 Nguyễn Du (nơi nay chúng tôi vẫn hay tụ họp làm tôi cứ nhớ một chiều đông rét mướt, cụ ĐXS nằm rên khừ khừ ngoài hành lang, trên người đắp chiếc chăn len rách, làm sao mà quyên được?) của Đảng Xã hội khi NVL giải tán đảng này để sau này, nhà nước mới không đòi lại căn biệt thự bên hông Nhà hát lớn, một trong những căn biệt thự đẹp nhất thành phố, nghe nói chia cho 9 người con mỗi người một triệu Đô. Thật chua xót, nhưng voilà, c’est la vie. Đời dẫu sao vẫn có mắt đấy chứ! Anh bây giờ sống thua gì mấy người kia. ĐXK nói Toán 9 Moritzburger chúng tôi khi xưa, bây giờ NNT giàu nhất. Đúng thế thật, mấy nhà ở SG, một con định cư Đức, một con định cư Thụy Sĩ, đi chơi châu Âu suốt. Cũng phải thôi, anh rất tỉnh, ngay sau „giải phóng“ đã về làm Phó giám đốc Artexport SG. Thứ nhì là VKN, nghe đồn có vốn ở Hanoi Tower, cũng phải thôi, đã từng làm trưởng phòng Đầu tư, UBND thành phố Hà Nội kia mà. TTH và ĐXK, các „doanh nhân“ sánh sao cho kịp?       

Đêm, đúng 12h, ông con đi dạy cầu lông về nên cũng dậy luôn, không ngủ được nữa nên xem tivi thấy đầy đủ không thiếu gì các loại các chương trình, của Hà Nội là một phim kể chuyện đi chiến đấu trong Nam mới thấy thời nay đã khác nhiều thế mà các nhà „lãnh đạo“ vẫn giữ những ý nghĩ theo kiểu ngày xưa, thật sự hết sức kỳ lạ!             

Từ Đức, cậu em ở Munich gửi về 2 bài báo rất hay xin chỉ giới thiệu đoạn đầu:  

Cảm nhận quê nhà (1)

Trong hai năm vừa qua, tôi về Việt Nam nhiều lần và lần nào cũng ở lại khá lâu. Má tôi già, yếu nên tôi phải thường xuyên về Sài Gòn chăm bà. Có ông bạn già hay cùng tập thể dục buổi sáng, khi gặp lại cứ tưởng là tôi mới vắng mặt mấy tuần vì dính Covid. 

Chỉ nhìn xe cộ chạy trên đường, bất kể giờ cao điểm hay không, nhìn cách người ta mua sắm, cường độ ăn uống, người nước ngoài đến Việt Nam luôn bị ấn tượng bởi một xã hội sống động. Ấn tượng này sẽ còn mạnh nhiều, nếu họ biết về vòng quay chóng mặt của đồng tiền. Từ mờ sáng đến nửa đêm, thành phố luôn chìm trong nền tiếng động gồm tiếng còi xe máy, tiếng búa đập của các công trường, giọng loa karaoke, tiếng rao bán hàng… Cháu gái tôi 7 tuổi từ Đức về thăm quê mẹ, rất thích thú nghe các loại tiếng rao, từ của cô bán rau, đến cái kèn xe kem hay cái loa của ông già mua đồ cũ. Cứ mỗi lần như vậy, nó chạy ra nghe, vẫy chào thân thiện rồi quay vào hỏi mẹ: Họ bán cái gì vậy? 

Về Việt Nam tôi thường mất ngủ khá lâu, đôi khi sau 20 ngày mới ngủ lại bình thường. Có thể là nhịp sinh học bị rối loạn do múi giờ, nhưng cũng có thể vì những mối lo mang theo mỗi chuyến về nước. Chưa bao giờ tôi được thảnh thơi về chơi, mỗi chuyến đi đều phải lo một chuyện gì đó, cho mẹ già, cho người thân, cho ngôi nhà. Lúc nào cũng một nỗi bất an nào đó ám ảnh tôi.

Rất thính ngủ nên đã hai lần tôi tỉnh giấc và nhìn thấy kẻ trộm đứng trước mặt. Có lẽ cả hai lần đều cùng một thủ phạm, vì cả hai tên trộm đều nhỏ bé như nhau, đều trùm kín mặt chỉ hở đôi mắt, đều mặc quần áo màu tối bó sát người và đều có dáng chạy rất nhẹ nhàng. Cả hai lần tôi đều la hét, rượt đuổi sát nút nhưng kẻ trộm kia đều nhảy thoát qua cửa sổ. Sau một lúc lâu, cô giúp việc vẫn sợ rằng còn kẻ nào đó nấp trong nhà.

Từ đó mỗi khi về căn nhà ở Quận 7, mặc dù đã đóng mấy lần cửa sổ trước khi đi ngủ, cái cảm giác mở mắt ra thấy một hình nhân mặc bộ quần áo xám đứng trước mặt không thoát khỏi tôi nữa…

Nếu kể lể mọi nỗi bất an trong ăn uống, về ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, về giao thông…thì đúng là „Biết rồi, khổ lắm, nói mãi“. 40 năm qua, đất nước này vẫn sản sinh thêm 40 triệu dân [1], có sao đâu!

(còn tiếp)

Ước mơ thầm kín về một cuộc đình chiến

Von Christoph B. Schiltz

Korrespondent in Brüssel

Pháp đã cung cấp xe tăng cho Ukraine, Mỹ có thể sớm làm theo, có thể cả Đức cũng vậy. Trên thực tế, gần như tất cả các đồng minh đều làm ít hơn nhiều so với khả năng của họ. Bất chấp những cam kết trung thành, ở hậu trường đang có sự bàn bạc về một kế hoạch B.

Giữa tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cung cấp thêm vũ khí. Ông cho hay, Nga sẽ không từ bỏ bất cứ điều gì để tàn phá Ukraine. “Chúng ta phải phá vỡ kịch bản này của bọn Nga. Bọn khủng bố phải bị trừng trị và đánh bại” Zelenskiy kêu gọi.

Thời điểm kêu gọi này là có chủ ý. Vài ngày trước đó, ông chủ NATO Jens Stoltenberg, đồng minh quan trọng nhất của Zelenskiy về vấn đề chuyển giao vũ khí, đã ủng hộ tổng thống Ukraine: “Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là cách nhanh nhất để đạt được hòa bình”, ông Stoltenberg nói .

Nay phương Tây cung cấp vũ khí mới. Pháp chuyển giao “xe tăng chiến đấu hạng nhẹ” cho Ukraine, chính xác hơn là xe tăng trinh sát AMX-10 RC. Xe tăng bánh lốp với khẩu pháo lớn chủ yếu dùng để trinh sát.

“Cho đến khi chiến thắng, cho đến khi hòa bình trở lại ở châu Âu, sự ủng hộ của chúng tôi dành cho Ukraine sẽ không suy giảm”, ông Macron viết. Tổng thống Ukraine coi việc chuyển giao xe tăng trinh sát của Pháp như một tín hiệu quan trọng đối với các nước phương Tây khác. Sau bước đi của Pháp, có thể hình dung Hoa Kỳ và Đức cũng sẽ làm theo.

Rõ ràng là, nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây thì Ukraine từ lâu đã phải đầu hàng trong cuộc chiến chống lại Nga. Nhưng thực tế là phương Tây đang giữ lại những vũ khí mà Ukraine đang rất cần trong giai đoạn này của cuộc chiến. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy viện trợ vũ khí của phương Tây chỉ là nửa vời. Nhiều người ở Washington, Brussels và các thủ đô châu Âu khác đang trông chờ một lệnh ngừng bắn ở Ukraine…

Hiện có một số dấu hiệu cho thấy người Mỹ lo ngại rằng việc chuyển giao vũ khí quy mô lớn sẽ kéo dài cuộc chiến cực kỳ tốn kém trong nhiều năm nữa và thúc đẩy leo thang, trường hợp xấu nhất, có thể lan sang các nước láng giềng như Moldova hoặc thậm chí các nước NATO. Cho đến nay, chỉ có nhà quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, chính thức lên tiếng về các cuộc đàm phán.

Sau những chiến thắng ngoạn mục của Ukraine gần Kherson vào tháng 11, ông nói: “Nếu có cơ hội đàm phán, nếu có thể đạt được hòa bình, thì phải nắm bắt cơ hội”. Ukraine giành chiến thắng bao gồm cả kế hoạch tái chiếm Crimea, là “không cao lắm”. Ngay lập tức Kiev đã có phản ứng dữ dội và phản đối mạnh mẽ quan điểm này. 

Điều gì có thể xảy ra lúc này? “Năm 2023 sẽ là năm của sự vỡ mộng. Chiến lược gia quân sự Reisner cho biết tình hình có thể so sánh với năm 1915 trong Thế chiến thứ nhất.

…Sao mà ‘tự do ngôn luận của phương Tây’ quý đến thế, miễn là không có bàn tay bẩn thỉu của „Ban Tuyên giáo của ĐCSVN do ông bạn vàng họ Tập chỉ đạo“ chọc ngoáy!  

Trở lại phần điểm báo Đức. Báo Đức mới vẫn chưa về. Chỉ còn tờ GEO tháng 11.2022 là đáng nhắc, trang nhất với tiêu đề là „Glaub nicht alles, was du weisst. Die Illusion der Vernunft: Wie Überzeugungen entstehen FAKTE-Đừng tin tất cả những gì bạn biết. Ảo tưởng về lý trí: Niềm tin hình thành như thế nào SỰ KIỆN

 Kẻ nói nhảm luôn là những người khác, chúng ta mắng nhau là những kẻ mơ ngủ. Nhưng nhà tâm lý học chuyên gia nghiên cứu não Philip Sterzer, Đại học Basel, Thụy Sĩ, bảo: việc chúng ta đi đến  niềm tin của mình như thế nào lại là hoàn toàn chẳng chắc chắn, lý trí thường là một ảo tưởng, chúng ta nhầm lẫn!

Nhận thức: Thật đến mức đánh lừa được Triết gia René Descartes đưa ra khái niệm rằng chúng ta cứ tưởng tượng, mắt chúng ta là chiếc máy ảnh phản xạ một bức ảnh trung thực của hiện tại. Nhưng trên thực tế thì bức tranh mà chúng ta vẽ ra về thế giới, lại xuất hiện trong não ở tư cách là sự thể hiện cá nhân của những kích thích cảm giác. Khi ấy chúng ta rõ ràng dễ mắc lỗi lầm, chẳng hạn mặt nạ ngược của khuôn mặt được cảm nhận như nó bị cong ra ngoài.

Những xuyên tạc về nhận thức: Chúng ta cảm nhận thế giới như thế nào Khi chúng ta chụp một bức ảnh thế giới, chúng ta sẽ mức nhiều sai lầm. Sau đây là danh sách những hiện tượng nhận thức có thể là nguyên nhân cho những sai lầm như thế 

Hiện tượng Backfire-effect Khái niệm mô tả hiện tượng là niềm tin có thể còn vững chắc hơn khi trưng ra những sự kiện mà chúng đối nghịch với các niềm tin này.

Xu hướng xác nhận-confirmation bias Là xu hướng là chủ yếu đi tìm những thông tin xác nhận niềm tin đang có hay để giải thích những thông tin tương ứng với niềm tin này.

Hiện tượng Better-than-average-effect Tự đánh giá mình hay năng lực mình cao hơn mức trung bình 

Clustering-illusion Qua đó mô tả hiện tượng chúng ta xếp những điểm dữ liệu vào các mẫu có vẻ như nhiều ý nghĩa, chẳng hạn các bộ mặt thành mây hay vỏ cây, nghĩa là cảm thấy như có một hệ thống đằng sau một cái gì đó mà nó chỉ là sự ngẫu nhiên

Fast-and-frugal-heuristic Các qui tắc đơn giản và nhanh theo đó đi đến các quyết định cảm giác và hành động      

Hiện tượng Halo-effect Từ một tính cách của cá nhân suy ra các tính cách khác của cá nhân ấy

Kognitive Dissonanz Nghịch âm nhận thức Qua đó mô tả trạng thái cảm xúc khó chịu mà nó xuất hiện khi các cảm nhận, ý nghĩ hay cảm giác có vẻ như mâu thuẫn nhau

Chủ nghĩa bảo thủ mang tính quan niệm Là hiện tượng khi chính bản thân chúng ta vẫn thích nắm chặt vào các niềm tin cũ của mình dù lúc chúng ta đã tiếp xúc với những thông tin phủ định chúng.

Hệ thống phát hiện điệp viên quá nhạy Khái niệm này mô tả xu hướng chúng ta qui các sự kiện quanh chúng ta cho chủ ý của người khác hay một đấng tối cao dẫu cho đấy chỉ là ngẫu nhiên hay những quá trình khác, hoàn toàn không hề có chủ định xảy ra.

Dung sai về sự không chắc chắn Khái niệm từ môn tâm lý học cá nhân này mô tả sự bất lực để nhận ra tính đa nghĩa và sự không chắc chắn và chịu đựng chúng.   

Bài phỏng vấn ông quá hay. Chỉ xin dịch 2 câu đầu và 2 câu cuối.

PV: Tháng 11.2019 ông bắt đầu viết cuốn sách về niềm tin phi lý, cùng thời gian đó xẩy ra đại dịch corona-19, ông có thấy đợt lũ các thuyết âm mưu xuất hiện cùng đại dịch?    

PS: Nếu thế tôi phải nói dối. Nhưng lẽ ra việc ta hoàn toàn có thể thấy trước. Cho đến nay hầu như ở mỗi sự kiện gây chấn động thế giới là lập tức lan truyền những câu chuyện khác nhau, chẳng hạn tôi nhớ đến vụ đánh bom Tòa Tháp Đôi ngày 11.09.2001. Cái mà chúng ta học từ đó là những sự kiện sâu sắc như thế này luôn tạo nên một nguồn dinh dưỡng màu mỡ cho những ý tưởng phi lý và các thuyết âm mưu.             

PV: Vì sao nhiều người tin chắc vào thế giới quan của họ ngay cả khi tất cả các sự kiện khoa học nghiêm túc nói ngược lại?   

PS: Cái đó nằm ở bản chất sự việc. Qua niềm tin chúng ta đã gieo niềm hưng phấn vào những gì xảy ra quanh chúng ta. Để thỏa mãn chức năng này, niềm tin phải hết sức chắc chắn. Chúng ta thích đi tìm những giải thích khác thay vì thay đổi niềm tin của mình. Như vậy chúng ta đã giải thích được phần nào cho tính phi lý. Và việc con người không phải lúc nào cũng suy nghĩ và hành động hợp lý, bây giờ đã biết rất rõ. Để hiểu vì sao như vậy, phải quan sát kỹ não người và quay lại quan điểm của René Descartes về nhận thức bởi não. Hãy so sánh não với một người bị nhốt trong phòng kín mít không có cửa mà có tiếng gõ vào tường và chỉ qua tiếng gõ phải đoán xem bên ngoài xảy ra cái gì. Nên phải phát biểu như sau: Cái mà ta cảm nhận được không bao giờ đúng một một với thực tế…                         

…PV: Từ một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy, dẫu sao số người Mỹ tin vào thuyết âm mưu vào những năm qua vẫn không tăng lên đáng kể. Dù cho thế giới có vẻ như phức tạp hơn bao giờ hết qua chiến tranh, dịch corona-19 và khủng hoảng khí hậu. Liệu cái ấy có mâu thuẫn với giả thuyết của ông không?  

PS: Muốn thế, đầu tiên phải chứng minh rằng bất ổn trên thế giới thật sự đã từng lên rất nhiều. Tôi sẽ không nhất thiết đồng ý với ý kiến ấy             

PV: Nhưng nhiều người nhận thấy thời đại quá nhiều thách thức. Ông có lời khuyên, làm sao chúng ta có thể đi qua khủng hoảng với cái đầu sáng suốt nhất có thể?    

PS: Đầu tiên là chúng ta phải cố gắng dung thứ hơn các bất ổn. Ở thời dịch corona-19 trên chính trường hay nói: „Chúng tôi yêu cầu thông tin rõ ràng“. Hay: „Không để xuất hiện lỗ hổng biện pháp“. Điều ấy cho phép giả thiết, người dân không xử lý đúng các bất ổn. Tôi thấy đấy là thách thức cơ bản. Đúng là bất ổn rất khó chịu. Nhưng khi chúng ta cứ tiếp tục luẩn quẩn với ý nghĩ rằng chúng ta cần những sự thật đơn giản thì trong tương lai chúng ta cũng sẽ luôn chỉ đi tìm những sự thật đơn giản. Có nhiều khảo cứu cho thấy nếu trong khuôn khổ một liệu pháp tâm lý, chúng ta cố nhằm mục tiêu chịu đựng các bất ổn thì chúng ta có thể chấp nhận chúng ở tư cách là sự thật trong cuộc sống chúng ta và dễ xử lý các nỗi lo hơn.           

PV: Ông hãy chỉ ra một ý niệm, ở liệu pháp tâm lý người ta có thể xử lý vấn đề ra sao. 

PS: Chẳng hạn có một phương pháp là học cách chịu đựng các hoàn cảnh bất ổn và không lao vào những cách ứng xử có vẻ như sẽ cho sự an toàn. Nếu thành công để chịu đựng bất ổn, phần lớn trường hợp người ta sẽ nhận ra rằng, hoàn cảnh sẽ hoàn toàn không dẫn đến một thảm họa. Người ta gọi đó là liệu pháp đối chất.                      

Trong số này còn có bài về lịch sử nước Mỹ của nhiếp ảnh gia Đan Mạch Jakob Holdt kể lại chuyến công du nước Mỹ của ông vào những năm 1970. „Der Traum und seine dunkle Seite-Giấc mơ và phía tối của nó“. Nước Mỹ không phải thiên đường với sự phân biệt sâu sắc ở xã hội Hoa Kỳ vì nó có nguồn gốc sâu xa về mặt chủng tộc và giàu nghèo.   


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thư ngỏ gửi cho người bạn đồng niên và đồng môn  

Phan Thanh Hung

VNTB – Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger-dân Moritzburg

Phan Thanh Hung

VNTB – Moritzburger và những vấn đề liên quan

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo