Ngụy Hữu Tâm
Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.
Tôi bắt đầu viết bài này vào một ngày đầu tháng tư. Có cậu bạn NĐC con bác HNC bạn cha tôi lại chơi. Cô em Nh báo zalo cho tôi biết cậu ta đến nói chuyện cả nửa tiếng rồi. C nhắc chuyện xưa những ngày đầu từ Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc, mới về Hà Nội, tức là ngay đầu 1955 khi tôi vào trường Phổ thông III. Hay nhất là cậu ta có nhắc vụ lúc ấy tôi đã từng mày mò lấy một chiếc hộp các-tông dán giấy bạc thuốc lá bên trong rồi cho một cái đèn điện vào, 2 đầu khoét để cho một ống có kính lúp vào một đầu, đầu kia mở thật rộng để ép một cuốn sách tranh trẻ con vào. Như vậy là chúng tôi đã có thể tổ chức các buổi ‚chiếu phim câm’ cho trẻ con khu phố vào xem. Thậm chí C còn ‚in’ vé vào cửa, thu tiền hẳn hoi. Chỉ có điều, ở nhà thấy mất mấy bánh xà-phòng, mà xà-phòng hồi đó quý thế nào các bạn thử tưởng tượng xem. Mãi bao nhiêu năm sau Trung Quốc mới giúp xây khu Cao Xà Lá sau khi Liên Xô xây nhà máy Cơ khí Trung Quy Mô mà tôi cũng đã có kể. Thế là phải đóng cửa rập xi-nê-ma cho trẻ con khu phố. Cười đến vỡ bụng.
Thứ bảy, 08.04., đi lên xã Tiến Xuân, huyện Hoài Đức, ăn mừng sinh nhật 18 tuổi 2 cháu sinh đôi HT, LA con 2 cháu H&T vốn được song sinh ở Zurich, Thụy Sĩ năm 2005; nay lại cũng vừa nhận được học bổng du học sang 2 trường đại học tại các bang Ohio và Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngôi nhà nghỉ mà 2 cháu H&T xây vừa xong nằm gần như trên đỉnh đồi nhìn ngay xuống một cái hồ chứa nước rộng hàng mấy hecta, nên ngôi nhà nhìn ra 4 phía, phía sau ra đỉnh đồi và núi tản viên trong mây mù hầu như suốt này, còn 3 phía trước thì, vừa hồ, vừa thị trấn ngay trước mặt và cũng cả ngôi làng ven núi của xã Tiến Xuân mà bây giờ hầu như chỉ toàn nhà gạch hay bêtông mới xây bởi lẽ dân đã quá giàu do bán đất, và vật liệu mới thì bây giờ thiếu gì, và giá cả đã rất hời vì có rất nhiều người mua. Số người dự chắc chắn không dưới 20 vì chúng tôi ngồi chật xe chỗ, vợ chồng con cái H&T phải lên trước chuẩn bị. Buồn cười nhất là ông em rể Q khi xe đến đón không chịu lên kêu sớm quá (8h30 mà bảo sớm! điệu bộ mà!). Cô em Nh bảo, ông ta vừa phản biện luận án có tiền nên làm điệu đây mà. Đúng thế, 11h mọi người đang tản bộ ben hồ thì thấy có chiếc taxi từ dưới phố tiến thẳng lên đỗ ngay sat mép hồ mà khách mãi chẳng thấy ra, mọi người ngơ ngác không hiểu, khách lên chơi week-end phải thả cho taxi về lại Hà Nội chứ. Tôi nhanh ý, bảo chắc ông Q nhà ta rồi đây mà. Bà vợ tôi còn thấy ông ta vội… đi dép lê trái chân, ôi quá. Mà còn điệu bộ giữ taxi lại, ăn trưa xong về ngay, còn mời tôi về cùng, có điên à!
Chủ nhật, 09.04., ông bạn Marcel nhờ đi dịch 1 ngày cho Công ty Đức-Việt với nhãn nước khoáng Quelle, đi bán hệ thống lọc nước Provitech nổi tiếng của Đức. Hóa ra Günter vừa về lại Đức 2 tuần, tôi cứ tưởng vụ làm ăn với công ty này hỏng rồi, bởi lẽ mất liên hệ từ Noel tới bây giờ, cử ông bạn trẻ trên 30 tuổi làm việc với tôi. Hình như tôi cũng đã có nói qua về nhóm này, nhưng làm việc trên một qúy với họ mà tôi vẫn chưa rõ, tính tôi vốn lơ mơ thế mà, không biết kiếm tiền, chẳng biết làm giàu nên bây giờ về già khổ thế, bỏ lỡ biết bao cơ hội, biết kêu ai? Hôm nay tôi lại có thể làm việc cho Công ty do Günter ánh sáng lập, ông mua được lizence của hãng Provitech cho toàn châu Á, rủ láng giềng Marcel ở thành phố Leipzig, vốn đang làm kỹ thuật viên tin học cho một hãng công nghệ nano đang thịnh hành ở Đức. Günter đã ở Việt Nam 15 năm, Marcel 5 năm. Sau Marcel rủ thêm em trai Günter cuối cùng tham gia, 2 anh em Günter giữ 40% số vốn của công ty, Marcel 9%, còn số quá bán 51% là của Tổng công ty Khoáng sản Bắc Giang. Nay thì 3 vị lãnh đạo của của Tổng công ty đang ngồi tù. Và Marcel, người kiêm giữ sổ sách và làm kế toán và kế hoạch cho nhóm 3 người, nay đến làm việc với bà H, giám đốc một công ty bất động sản tọa lạc ngay trước cửa Kiểm toán Nhà nước nằm ở Quận Cầu Giấy. Hôm nay là bước khởi đầu cho sự trở lại của tôi với công ty này chăng?
Nhắc lại kỷ niệm xưa, xin nói về các trí thức Việt kiều ở Paris thời ấy, chắc chắn đầu tiên phải kể đến anh Lộc, chị Mai, nhà ở ngay trung tâm thị trấn Bure-sur-Yvette. Anh Lộc là chuyên gia tin học như nhiều trí thức Việt kiều ở Pháp thời ấy, chị Mai là cán bộ nghiên cứu sinh học ở trường đại học, có ba con thì 2 cháu trai theo nghề tin học của bố, cháu gái theo nghề sinh học của mẹ. Nay thì anh Lộc đã ra đi cùng anh H trên năm nay rồi. Nhưng những kỷ niệm của tôi với 2 anh chẳng bao giờ phai mờ, nhất là với anh Lộc, chị Mai. Những buổi tối đến chơi nói chuyện với anh chị vì nhà anh chị chỉ cách ký túc xá nơi tôi ở mấy bước. Rồi những buổi lễ Tết Việt Nam, làm sao quên được. Lần nhờ nhất là lần tình cờ anh em gặp nhau ở sân bay Quốc tế Schönefeld-Berlin kia mà!
Điểm báo Đức, tờ Der Spiegel số 8 ra ngày 18 tháng 02. 2023 với tiêu đề in to đùng: Nghề của chúng: Gian lận bầu cử. Tiền công của chúng: 15 Mio. Rồi dòng chữ nhỏ: Một công ty bí mật lan truyền những điều dối trá trên toàn thế giới và tạo ra hỗn loạn như thế nào. Kế bên là bức ảnh 2 gã có bộ mặt dữ dằn, bặm trợn và cặp mắt gian giảo. Bên trong tờ báo là bài với tiêu đề: Những kẻ giết thuê sự thật. Và bức ảnh những gã có bộ mặt bặm trợn, nay không còn là 2 nữa mà 3 cơ. Cùng dòng chữ: Tin giả Một nhóm mưu phản gồm những mật vụ và quân nhân đã về hưu đã chuyên môn hóa vào việc tác động vào các cuộc bầu cử trên toàn thế giới – bằng tiền và các chiến dịch nói dối. Ai là những tên lính đánh thuê này và vì sao chúng bị lộ diện? Bên trong là 8 trang kín chữ và ảnh tư liệu mà phóng viên Der Spiegel đã thu thập được. Đầu tiên là sau bao thất bại, họ đã vào được tận hang ổ của nhóm mafia này. Nó nằm sâu trong sa mạc và đồi trọc Israel nơi đang có chiến sự nên hết sức mờ ám. Căn nhà nhiều tầng có gara sâu mà họ phải lên tầng 3 nơi có cửa an toàn nhưng không hề có biển hiệu hay chỉ dẫn. Bên trong là 3 người đàn ông trên 50 tuổi vốn có lý lịch mật vụ và quân nhân dài dài, nay là những người nằm trong bóng tối, không có tên tuổi gì. Chúng đã dùng những biện pháp bẩn thỉu nhất để thao túng 33 cuộc bầu cử tầm cỡ quốc gia. Trong các tập giấy có tập với biển hiệu‚ Kenia’, đấy là một ví dụ hay. Những kịch bản như ở Hollywood. Của nhóm mang tên ‚Jorge’ gồm chủ yếu là các cựu quân nhân Israel. Đấy là ngày 25.07.2022., ít ngày trước bầu cử Tổng thống Kenia. Nhóm ‚Jorge’ có thể trực tiếp vào tài khoản mạng của một đại diện cao cấp của chính phủ Kenia. Các mối liên hệ, tin tức, tài liệu… của chính trị gia cao cấp. Nhóm đến khảo sát thực điạ có 3 nhà báo Israel và Pháp: Frédéric Métézeau (Radio France) , Gur Meggiddo và Omer Benjakov đến gặp Jorge. Họ cũng phải đóng vai doanh nhân giàu có, tư vấn khách hàng, để tiếp cận nhóm Jorge và đã thành công với việc ấy. Họ xác nhận được Jorge có tên thật là Tal Hanan, các cơ quan an ninh quốc tế đều biết rõ y. Ở Israel, y đã từng leo lên đến chức Phó trưởng đơn vị phá rỡ vật nổ ở lực lượng đặc biệt của quân đội. Hanan đã từng đi khắp thế giới ở tư cách là chuyên gia về bom, thậm chí theo y, y đã từng xuất hiện trước Quốc hội Hoa Kỳ. Ở tư cách là là chuyên gia trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, rõ ràng là y cũng từng có mối liên hệ với các cán bộ an ninh Đức. Nguyên Trưởng Phòng Tây bán cầu ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Roger Noriega, từng là đối tác kinh doanh của y. Khi được hỏi, Noriega bảo, đã từng quen Hanan trước đây 10 năm và cùng làm cho khách hàng chung ở Venezuela. Gần đây nhất, cách đây 2 năm, cũng từng có mối liên hệ với y, nhưng không phải là kinh doanh. Từ những năm 90, Hanan đã bắt đầu biến tri thức và các mối liên hệ của mình thành tiền. nhiều doanh nghiệp đứng tên y. Với nhóm bí mật như Team Jorge thì việc giữ để không ai biết là quan trọng sống còn.
Nhưng nay Der Spiegel đã có đủ loại thông tin từ khắp thế giới, như Tel Aviv, Anh, Mỹ, Kenia, Nigeria và cũng cả ở Đức, về nhóm này. Nhưng những điệp viên này thật sự thao túng các cuộc bầu cử ở chừng mức nào thì hầu như chưa chứng minh được. Dẫu sao vẫn có thể kiểm tra được cách thể hiện chính của nhóm ‚Jorge’, nhất là ở cuộc bầu cử Tổng thống vào hè 2022 ở Kenia, bởi vì chúng đã chọn vụ này làm hình mẫu để tự quảng cáo cho quyền lực của mình. Thậm chí cũng đã chứng minh được sự tham gia của Nhóm Wagner của Nga vào các phi vụ này. Tổng thống Burkina Faso từng tuyên bố: „Nước Nga thiện, phương Tây ác“. Thậm chí trên facebook từng có câu quảng bá cho một chiến dịch: „Putin là người giải phóng được Chúa cử đến“. Cũng là câu nhóm này tuyên truyền ở toàn châu Phi. Nhưng bị Nga tung tin giả và can thiệp qua nhóm Wagner là trung tâm châu Phi với các nước Mali, Bờ biển ngà, Burkina Faso, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa ân chủ Congo. Giá mà nhóm ‚Jorge’ đòi cho một lần thực hiện can thiệp bầu cử là 15 Mio., còn giá tiền công hàng tháng, cụ thể là cho lần bầu cử ở Kenia, thì ngày 02.09.2017 Tal Hanan đòi Alexander Nix, sếp của Cambridge Analytica, phải trả là „400000 đến 600000 Dollar“, nhưng với y thì „giá hàng tháng này là quá cao“. Thao túng sự thật trở thành nghề có lợi nhuận hàng tỷ Dollar rồi. Các nhà báo được trả tiền công để lan truyền tin giả. Năm ngoái khi đến thăm trường đại học Standford ở trung tâm Silicon Valley nơi facebook và twitter đóng đô, cựu Tổng thống Barack Obama từng nói: „Chỉ cần nghi ngờ một số cái là đủ, lan truyền tin bẩn, thuyết âm mưu để người dân chẳng còn biết tin vào đâu nữa“, rồi ông kết luận, „tin giả là mối đe dọa cho nền dân chủ của chúng ta“.
Tham gia dự án ‚Storykillers’ có các hãng truyền thông lớn, ngoài Der Spiegel còn có những đối tác của họ là ‚Guardian’, ‚Le Monde’, ZDF, ‚Standard’, ‚Tages-Anzeiger’ và ‚Zeit’. Nhóm tạo tin giả Jorge có mối liên hệ mật thiết với Nga mà cụ thể là nhóm Wagner. Kích cỡ các tin giả, tuyên truyền và tấn công mạng là hết sức lớn. Về chiến tranh mạng, nay ngoài Nga còn có Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên rất tích cực tham gia. Với kích cỡ lớn như thế này, và đặc biệt là, chủ yếu các nước độc tài tham gia thì rõ ràng đây là cuộc tấn công vào nền dân chủ trên toàn cầu. Ở CHLB Đức có kênh Alina Lipp với 180000 người theo, đặc biệt ủng hộ đảng cực hữu AfD. Các lãnh đạo AfD được Nga mời sang thăm rất nhiều lần.
Cuộc chiến tranh tin giả vừa mới bắt đầu.
Ngoài ra trên số này còn có 4 trang nói về 4 nhà báo nữ ở 4 nước là CHLB Đức, Bắc Ailen, Mehico và vùng Nga chiếm đóng của Ucraina đã từng bị đe dọa, làm cho sợ hãi đến thế nào. Họ nói về lượng tin giả và bạo lực tinh thần này gây ra bao hận thù xung quanh họ: „Những người xung quanh chỉ mong muốn tôi chết. Mà, quỷ tha ma bắt, tôi nào đã làm gì họ“. Và: „Lúc đầu, tôi chấp nhận thù hận vì tôi tin rằng, cái ấy là bình thường trong nghề của tôi“.
Cũng còn có bài nói về biên tập viên Spiegel Tobias Rapp năm 1991 từng từ chối tham gia nghĩa vụ quân sự, nay ông đã rút lại đơn này. Với lý do: „Tôi tin rằng, việc từ chối đã mất ý nghĩa của nó. Thế giới nơi mà tôi từng đưa ra tuyên bố này, đã biến mất rồi“. Và bài rất hay, dài đến 5 trang nói về một đơn vị quân tinh nhuệ của Ucraina có tên là „Bảo vệ trước thảm họa“, chuyên moi người bị nạn ra khỏi các đống đổ nát ở các thành phố do bom Nga gây ra. Nay họ được cử sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu người bị nạn động đất, trước hết là dân tỵ nạn Syria, mà mới đây, họ trốn sang nước này cũng để tránh bom Nga. Về Thổ Nhĩ Kỳ, sau nạn động đất, nhân dân nước này có hình phạt gì cho Tổng thống Erdoǧan do cách điều hành khủng hoảng kém cỏi của ông?
Bài „Nhật thực“ nói nền công nghiệp điện Mặt Trời của châu Âu hoàn toàn phụ thuộc Trung Quốc. Nay Trung Quốc công khai đe dọa hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Đây là mức độ mới của cuộc đọ sức địa chính trị và mối đe dọa cấp tính cho bước chuyển sang năng lượng tái tạo của Đức. Cũng về y học Đức, có bài „Tiêm chủng để chống ung thư“. Công ty Biontech của Đức hy vọng rằng họ vừa phát triển được một liệu pháp mang tính cách mạng để diệt u ác gây chết người. Ở các khảo cứu lâm sàng, phương pháp này sẽ được thử trên hàng ngàn bệnh nhân.
Tạp chí Geo tháng 11. 2022 có bài phỏng vấn nhà sinh lý học thần kinh BS Philip Sterzer: „Chúng ta lầm“ khá hấp dẫn, nhất là nó rất hợp cho tâm lý thời hậu covid của mọi người. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
GEO: Tháng 11.2019 ông bắt đầu viết một cuốn sách về những niềm tin phi lý, cùng thời gian đó đại dịch covid 19 xảy ra. Ông có thấy bùng nổ thuyết âm mưu?
STERZER: Tôi phải nói dối vậy. Nhưng lẽ ra người ta hoàn toàn có thể dự báo trước. Cho đến nay hầu như ở mỗi sự kiện gây chấn động thế giới đều như thế, là ngay lập tức xuất hiện những câu chuyện ly kỳ. Tôi chẳng hạn nghĩ tới vụ đánh bom Tòa tháp đôi ngày 11.09.2001. Cái mà chúng ta học được từ đó là những sự kiện sâu sắc như thế luôn là mảnh đất màu mỡ để cho những ý tưởng hoàn toàn phi lý và các thuyết âm mưu nảy sinh.
GEO: Vì sao có nhiều người vẫn tin chắc vào thế giới quan của mình dẫu cho tất cả các sự kiện khoa học nghiêm túc đều nói ngược lại?
STERZER: Cái ấy nằm ở bản chất sự việc. Qua niềm tin chúng ta gieo vần thơ cho những gì xảy ra quanh chúng ta. Để hoàn thành chức năng của mình, vậy là chúng phải vững chắc, có lẽ thậm chí phải vững như đá. Chúng ta thích tìm những giải thích ly kỳ hơn là thay đổi niềm tin của mình. Vậy là đã giải thích được tính phi lý đi xa hơn một chút. Và ngày nay, việc con người không luôn suy nghĩ và hành động hợp lý đã được biết rất kỹ. Để hiểu tại sao lại như thế, nếu nhìn sâu hơn vào chức năng hoạt động của não người. Nhưng muốn thế tôi phải kể lể dài dòng một chút.
GEO: Xin cứ việc.
STERZER: Từ lâu tôi vẫn nghĩ mình đi lại với 2 chiếc videocamera trong đầu, 2 mắt mà chúng truyền một bức ảnh vào đầu, từ đấy tinh thần của tôi có thể nắm bắt vào. Cảm nhận một cách có ý thức của tôi về thế giới hình thành như vậy.
GEO: Cái ấy chúng ta đã được học ở trường.
STERZER: Cũng cả khi học Y. Đó là một cách nhìn quy về triết gia kiêm nhà toán học Pháp René Descartes, người trên những bức vẽ của mình đã chiếu những nũi tên vào não. Chúng kết thúc ở cái gọi là tuyến quả thông mà Descartes đã nhận ra được đấy là nơi trú của ý thức. Từ tuyến này, những đường thần kinh sẽ dẫn đến các cơ mà chúng lo sao cho chẳng hạn chúng ta giơ tay lên được.
GEO: Nhưng thực ra chẳng phải vậy?
STERZER: Chúng ta tưởng rằng, não chúng ta cung cấp cho chúng ta một phép bieru diễn của thực tế như nó thật sự là vậy. Nhưng liệu cái ấy có thể hoạt động không? Não nằm ở một vòm xương tối tăm, nó chẳng có mối liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài và chỉ nhận được các xung thần kinh từ các giác quan. Chỉ duy nhất từ những xung lượng này mà thực tế của chúng ta được xây dựng nên. Đồng nghiệp Jakob Hohwy dùng một ví dụ cho cái đó mà tôi thấy nó rất sinh động. Ông so sánh não với một người đang ở trong một ngôi nhà mà nó hoàn toàn không có cửa ra vào hay cửa sổ và bỗng có tiếng gõ vào tường. Từ tiếng gõ này người đó phải đoán xem bên ngoài có gì xảy ra.
GEO: Có nghĩa là chẳng bao giờ chúng ta biết chắc chắn, liệu sự vật quanh chúng ta thật sự xảy ra hay liệu chúng ta có mắc bẫy một ảo tưởng hay không.
STERZER: Còn có thể phát biểu cực đoan hơn. Cái mà chúng ta cảm nhận chẳng bao giờ tương ứng một một với thực tế.
GEO: Cái ấy nghe như thuyết nhận thức của Kant: chúng ta không biết được thực tế mà chỉ biết được giải thích chủ quan của chúng ta về cái đó.
STERZER: Nó đụng tới câu hỏi: làm sao chúng ta có thể nhận biết được thế giới? Một câu hỏi mà trước nó, những triết gia khác nhau đã tìm ra những câu trả lời khác nhau. Nhưng phần lớn vẫn đi đến nhận thức rằng, không có sự thật tuyệt đối.
GEO: Thậm chí họ còn đi xa hơn nữa. Họ bảo, từ quan điểm khoa học thần kinh, việc chia người ra thành „bình thường“ và „điên“ là không được.
STERZER: Việc phân loại này giúp chúng ta lập được trật tự ở sự đa dạng những ý kiến. Thế nhưng đấy là một sự phân chia nhân tạo. Thường không có đúng hay sai rõ rệt khi chúng ta quan sát thế giới. Từ giác độ khoa học chúng ta có thể bảo, biên giữa người „bình thường“ và „điên“ là liên tục.
GEO: Thế nhưng ở đây tại bệnh viện của ông, ông vẫn chữa trị những người có những tưởng tượng bệnh hoạn cơ mà. Vẫn phải có biên chứ.
STERZER: Khi dùng ngôn từ y học để nói về người „điên“ thì chúng ta thường hàm ý những người mắc một bệnh nhất định, chẳng hạn bệnh tâm thần phân lập hay một bệnh lưỡng cực. Nghĩa là những người mà thuộc về bức hình bệnh tật của họ là việc họ nhìn những phần nhất định của thực tế khác với những người xung quanh. Nhưng thường rất khó vạch một biên giới rõ rệt giữa „khỏe“ và „bệnh“. Ở đây não đồ cũng chẳng giúp ích gì. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện những kiểm tra ở đó chúng ta so sánh chức năng não của người có chuẩn đoán bệnh tâm thần phân lập với chức năng não của người khỏe. Đúng thế, ở đây chúng ta thấy những khác biệt, nghĩa là não hoạt động không hoàn toàn như nhau. Nhưng câu hỏi mang tính quyết định là: có một điểm tới hạn mà ở đó sẽ là thuộc về bệnh lý học? Nhưng dựa trên những thử nghiệm này sẽ không thể lập một biên như thế.
GEO: Xin ông hãy cho quan sát vào não. Thế giới quan của chúng ta xây dựng nên như thế nào?
STERZER: Qua học tập. Với thời gian đã rút ra kinh nghiệm là, có những xung thần kinh nhất định tương ứng với những kích thích nhất định ở thế giới bên ngoài. Cái đó lại cũng đúng cho sự thụ cảm cơ thể chính bản thân mình. Chúng ta cũng có thể hiểu chính sự thụ cảm của tư duy như thế. Não phát sinh ra một mô hình nội tại của thế giới mà nó lập dự báo về là, các xung thần kinh có ý nghĩa gì và phải mong đợi cái gì ở tư cách là cái tiếp theo. Đó là một chiếc máy dự báo.
GEO: Ông đã viết, „predictive processing-xử lý dự đoán“ nằm sau. Theo ông thì đấy là một trong số những lý thuyết có nhiều ảnh hưởng nhất của khoa thần kinh học ở thế kỷ 21. Cái gì quyến rũ ông ở lý thuyết này?
STERZER: Xử lý dự đoán giải được nhiều mâu thuẫn mà cho đến nay chúng ta vẫn gặp khó. Hãy lấy cái gọi là ảo tưởng-mặt nạ rỗng. Nếu tôi quay một cái mặt nạ và nhìn từ phía sau vào thì tôi không cảm nhận cái mặt nạ là rỗng, mà là uốn cong ra phía ngoài – y như một bộ mặt. Một giải thích hay cho điều ấy: qua thời gian, não của chúng ta đã học được rằng, các bộ mặt luôn uốn cong ra phía ngoài. Các cơ chế đã được tự động hóa gây ra việc những mong đợi đã học được sẽ quyết định thụ cảm. Ngay từ thế kỷ 19., nhà sinh lý học kiêm vật lý Hermann von Helmholtz đã gọi cái đó là „kết thúc vô thức“. Xử lý dự đoán có giải thích hay nhất cho những hiện tượng đại loại như thế này.
GEO: Ông đã viết, não chẳng hề quan tâm tới sự trung thành nhiều nhất với sự thật, mà chỉ tới sự sống sót.
STERZER: Tuy nhiên vẫn có một áp lực tiến hóa để phải có một chiếc máy dự báo mà nó dự báo đúng. Nhưng đó chẳng phải là áp lực duy nhất. Não cũng phải tránh những sai lầm có hậu quả nặng nề.
GEO: Bởi vậy khi trong bụi rậm có động đậy là chúng ta nghĩ ngay đến một thú dữ chứ không nghĩ đến một con chuột đồng.
STERZER: Một trong những học viên TS của tôi, Joshua Martin, đã dùng một hình ảnh dễ nhớ về một cuộc tản bộ trong rừng. Tôi đi trong rừng, nhìn thấy một đối tượng dài dài, cong cong và coi đó là một con rắn. Tôi đứng lại ngay bởi lẽ chẳng muốn bị nó cắn. Khi nhìn kỹ hơn, tôi nhận ra rằng, đó không phải là rắn mà là một cành cây ẩm lóng lánh sáng. Lẽ ra việc bắt gặp một con rắn khó tin hơn nhiều là việc đi qua một cành cây. Nhưng não không hướng về cái có xác suất cao hơn, mà làm sao tránh được những sai lầm có hệ quả nặng nề. Tôi có thể chết nếu tôi nhầm tưởng con rắn là cành cây và đơn giản bước lên nó. Vậy là tốt hơn hết tôi hãy giật mình sợ hãi đã trước khi tiếp tục đi. Có lẽ cũng đã như thế với niềm tin của chúng ta. Nhiều niềm tin chúng ta có là để cho an toàn. Mà như thế thì nó thường là phi lý.
GEO: Đó có phải là chính cơ chế mà nó đã dẫn tới rằng ở một đại dịch, người ta không chỉ đơn giản tin vào một vi khuẩn mà thấy ngay một mưu phản tầm cỡ thế giới?
STERZER: Hình ảnh con rắn và cành cây không thể chuyển một một qua đấy, nhưng trên nguyên tắc thì cơ chế trên cũng có giá trị cho niềm tin và thuyết âm mưu. Con người chúng ta duy trì một sự điều phối sai lầm trong não, nghĩa là ưu tiên xuất phát từ một mối đe dọa.
GEO: Chúng ta còn cần tới khoa học để làm gì nếu như não chúng ta hoàn toàn chẳng muốn hướng đến sự kiện, mà chỉ hướng đến sự sống sót?
STERZER: Đầu tiên đó là hai đôi giầy. Từ sự kiện là não chúng ta thường hành động phi lý, lẽ ra chúng ta không được rút ra kết luận rằng, liệu hệ thống khoa học trong xã hội chúng ta có ý nghĩa hay chăng. Quan điểm của tôi là dẫu sao thì khoa học cũng cố gắng chống lại tính phi lý trong con người. Một cách lý tưởng thì nghiên cứu (khoa học, N.D.) phải hoạt động sao cho chúng ta nêu lên các giả thuyết, qua thực nghiệm kiểm tra chúng và rồi hoặc chấp nhận hoặc loại bỏ chúng. Bằng cách ấy các lý thuyết phải càng ngày càng tiếp cận sự thật. Chúng ta cũng phải xem xét niềm tin của chúng ta như thế: chúng chỉ luôn là các giả thuyết mà thôi
GEO: Ông hiểu niềm tin là gì?
STERZER: Ở đây chúng ta phải thực hiện một sự phân biệt quan trọng. Có những niềm tin liên hệ với các phát biểu về hiện thực mà chúng ta gọi chúng là có tính mô tả.
GEO: Chẳng hạn „chiếc ghế cạnh ông màu đen“.
STERZER: Đúng thế, mà ở đây đã có thể tranh luận ngay về câu đó. Người ta cũng có thể bảo, nó xanh thẫm. Ngoài ra còn có những niềm tin chuẩn mực. Chúng liên hệ với điều, cái gì đó phải như thế nào, liệu cái gì đó là thiện hay ác, đúng hay sai. Chẳng hạn niềm tin rằng sẽ tốt nếu mặc quần áo ở nơi công cộng, là một niềm tin chuẩn mực. Nhưng ở lập luận của tôi, tôi chỉ tập trung vào những niềm tin mô tả.
GEO: Chúng xuất hiện như thế nào trong não bộ chúng ta?
STERZER: Điều đó xảy ra theo nhiều cách. Cách thứ nhất là qua kinh nghiệm. Khi ông tìm thấy một cái nấm trong rừng rồi về nhà xào nó trên chảo, ăn thì thấy khó chịu, thì ông biết rằng lần sau ông sẽ không lượm nó nữa. Một cách khác là học ở mô hình, nghĩa là bằng cách để người khác làm mẫu hay chỉ bảo cho chúng ta. Khi cha tôi bảo, cái nấm đỏ với những đốm trắng này độc thì tôi cũng sẽ không ăn nó. Bằng cách này chúng ta đi đến nhiều niềm tin của chúng ta, chúng ta không thể học tất cả qua kinh nghiệm. Nếu đầu tiên tôi phải ăn nấm mũ độc đã để biết rằng nó độc, thì cái ấy nhiều khả năng dẫn đến cái chết.
GEO: Thậm chí có thể là, thụ cảm của chúng ta thay đổi qua niềm tin của chúng ta.
STERZER: Hãy nghĩ đến hiệu ứng placebo-giả dược. Nếu tôi có niềm tin vững chắc rằng qua việc uống viên thuốc aspirin thì tôi hết đau đầu, thì điều ấy cũng sẽ đến. Ở đây có phần lơn của hiệu ứng giả dược. Niềm tin của tôi rằng viên thuốc sẽ giảm đau cho tôi, ảnh hưởng đến thụ cảm đau của tôi. cái đó cũng đúng cho cái gọi là hiệu ứng nocebo. Nếu tôi có niềm tin vững chắc rằng một viên thuốc sẽ gây ra những hiệu ứng phụ mạnh thì rồi tôi cũng sẽ cảm thấy chúng ta.
(Còn tiếp)
Dịch từ GEO ra tháng 11. 2022