Việt Nam Thời Báo

VNTB- Châu Á có thể mong đợi gì trong nhiệm kỳ tổng thống của Hillary?

East Asia Forum, ngày 06/11/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Đến giữa buổi chiều ngày 09/11/2016, châu Á sẽ cùng thở phào một cách tạm thời khi kết quả bầu cử ở Mỹ sẽ cho thấy họ không phải chịu nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong bốn năm tới đây. 

Kết quả hình ảnh cho hinh anh hillary

Trong khoảng hai tuần trước ngày bầu cử, sáu mô hình bỏ phiếu lớn của Hoa Kỳ dự đoán về khả năng chiến thắng của Hillary Clinton là giữa 85% và 97%. Ngày 28/10, việc Giám đốc FBI James Comey tuyên bố về email của bà Clinton đã thay đổi kịch bản tranh cử của hai bên nhưng những thăm dò dư luận sau đó cho thấy rất ít cử tri sẽ thay đổi lá phiếu của mình. Như vậy, nhiệm kỳ tổng thống của Hillary đã được đảm bảo.
Chiến thắng của bà sẽ mang lại hai sự bảo đảm có giá trị. Đầu tiên là sự liên tục. Là ngoại trưởng, bà Clinton đóng góp lớn cho chính sách châu Á của Obama, bao gồm cả “tái cân bằng” ở châu Á. Thứ hai, nhóm nghiên cứu chính sách châu Á hiện tại của bà bao gồm nhiều cá nhân có kinh nghiệm và quen thuộc ở nhiều khía cạnh của khu vực Đông Á.
Đây không phải là một chính quyền sẽ kích động chiến tranh thương mại hay tiền tệ hay khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển chương trình hạt nhân – như Trump đã hứa trong chương trình tranh cử. Chính sách châu Á của Obama bị nhiều người chỉ trích, và về mặt chuyên môn không có nghĩa là đảm bảo khả năng tương thích. Nhưng các chính sách “chậm và ổn định” dưới sự giám sát của người lớn sẽ được khu vực này chào đón nhiều hơn là một sự thay thế nào khác.
Mặc dù nhiệm kỳ tổng thống của Clinton sẽ có nghĩa là tiếp tục chính sách ngoại giao của chính quyền hiện nay, quá khứ của bà cho thấy bà có thể sử dụng lực lượng quân sự nhiều hơn Obama. Như trong một bài phỏng vấn, bà ta thích một sỹ quan quân đội thực thụ hơn là một nhà ngoại giao mặc đồng phục.
Điều này có thể tạo ra những thách thức mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với Bắc Triều Tiên. Nước Mỹ sẵn sàng sử dụng Hạm đội 7 để khẳng định sức mạnh trên biển. Nó cũng có thể làm cho bà Clinton không muốn thay đổi kế hoạch của Hải quân cho việc tái định vị căn cứ trong phạm vi Okinawa, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Okinawa đến việc di dời. Và nó có thể ảnh hưởng đến việc xử lý các mối quan hệ liên minh phức tạp của Mỹ như đối với Rodrigo Duterte ở Philippines hoặc các tướng đang nắm quyền ở Thái Lan.
Không kém quan trọng, tuy nhiên, bà Clinton đã chuẩn bị các buổi họp báo cũng như chương trình nghị sự dài hạn của mình. Bà sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động khiêu khích cụ thể trong khi củng cố các liên minh hiện có và xây dựng chương trình hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, vi phạm bản quyền và thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nhưng bất kỳ cam kết nào của chính quyền Clinton trong việc ưu tiên châu Á sẽ đối đầu với ít nhất ba rào cản lớn.
Đầu tiên, sự bất ổn và chiến tranh ở Trung Đông sẽ tiếp tục làm mệt mỏi các nhà hoạch định chính sách. Libya, Syria, Iraq, Afghanistan, Yemen và Iran, chưa kể đến mối quan hệ giữa Israel và Palestine, sẽ vẫn là những đụn cát khổng lồ làm cản trở bước chân và che khuất tầm nhìn của bất kỳ động thái nào hướng tới châu Á.
Thứ hai, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương (TPP), chìa khóa cho những nỗ lực của ông Obama để tham gia và cơ cấu thương mại và đầu tư ở châu Á Thái Bình Dương và đầu tư, là chết trong tương lai gần. Mitch McConnell, người đứng đầu đảng Cộng hòa đa số ở Thượng viện Mỹ, đã tuyên bố rằng Thượng viện sẽ không xem xét TPP trong thời gian từ tháng 11 đến tháng Giêng năm sau. Sự từ chối của ông cũng đóng cánh cửa, ngăn khả năng Hillary có thể được hưởng lợi từ việc phê chuẩn của TPP mà không làm bà thất hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.
Những trở ngại đó cộng với cuộc bầu cử Quốc hội năm 2018 sẽ không cho phép bà thúc đẩy TPP trong hai năm đầu của nhiệm kỳ, cho dù 11 nước còn lại cho rằng TPP sẽ làm cho Hoa Kỳ thu lợi ích kinh tế từ việc tăng cường quan hệ với châu Á.
Điều này sinh ra trở ngại thứ ba. Ngay cả với một chiến thắng lớn, bà Clinton sẽ không được thưởng thức tuần trăng mật.
Chia rẽ đảng phái và văn hóa ở Hoa Kỳ thể  hiện trên sự độc đáo của từng nhóm dân. Khả năng đảng Dân chủ có nhiều hơn một đến ba ghế ở Thượng viện trong khi để kiểm soát Hạ viện, đảng này cần phải lấy 30 trong số 35 ghế lung lay của đảng Cộng hòa, một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Kỹ năng đàm phán của bà Clinton trong đảng được ca ngợi là vượt trội so với ông Obama, và các chính sách châu Á không hẳn đã gây nên sự chia rẽ trong đảng. Nhưng ưu đãi vẫn giữ ở mức cao cho đảng Cộng hòa để duy trì sự thống nhất của phe đối lập. Cuộc bầu cử Thượng viện vào năm 2018 có thể sẽ làm cho đảng Cộng hòa chiếm đa số trong khi ở Hạ viện, một số dân biểu đảng Cộng hòa Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, người có tham vọng lâu dài trở thành tổng thống có thể phải hợp tác với Clinton.
Các dân biểu đảng Cộng hòa đã hứa hẹn rằng kể cả họ giữ đa số mỏng manh nhất, họ sẽ bắt đầu tiến hành một chiến dịch về những cuộc điều tra đã được công bố đối với Clinton và thậm chí cả các phiên điều trần luận tội tiềm năng trước khi bà này ngồi nóng chỗ ở Nhà Trắng. Và sự hoài nghi về một chiến thắng Clinton vẫn còn cao trong số các cử tri đảng Cộng hòa. Một cuộc thăm dò của NBC/ SurveyMonkey công bố vào ngày 20 tháng 10 cho thấy 45% cử tri của đảng Cộng hòa chắc chắn sẽ không thể hoặc khó có thể chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử nếu ứng cử viên của họ bị thất bại.

Tác giả: T. J. Pempel, giáo sư khoa học chính trị, Đại học California, Berkeley.

Tin bài liên quan:

(VNTB)-Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 7)

Phan Thanh Hung

VNTB- Việt Nam: Nhân quyền không được cải thiện với một nhà hoạt động về quyền đất đai bị án tù 20 tháng

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam phải chấm dứt việc bắt giữ tùy tiện người bảo vệ nhân quyền

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo