Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đằng sau những con số đẹp của chính phủ

Hiền Lương

(VNTB) – Các con số báo cáo từ những quan chức chính phủ đăng trên báo chí, được ‘đọc’ nhằm để báo cáo thành tích; dễ gây ngộ nhận về ‘màu hồng’ là chuyện hiển nhiên, nhất là vào dịp năm hết, Tết đến – đặc biệt khi chuẩn bị ‘sinh nhật’ lần thứ 90 của đảng cầm quyền vào đầu tháng 2 tới đây.

Báo cáo hồi cuối năm ngoái của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.

Thế nhưng theo góc nhìn của một chuyên gia trong ngành thống kê, ông Bùi Trinh nói rằng tốc độ tăng trưởng GDP cao không hoàn toàn là tín hiệu vui mừng, vì ước tính năm 2019 chi trả sở hữu ra nước ngoài khoảng trên 18 tỉ đô la Mỹ, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng không nhỏ.

“Nếu không nhờ lượng kiều hối để cân bằng lại, thì thu nhập quốc gia khả dụng và chỉ tiêu cốt lõi phản ánh nguồn lực của nền kinh tế là tiết kiệm (saving) sẽ ngày càng nhỏ lại. Khi nguồn lực tiết kiệm nhỏ đi, để phát triển đất nước buộc phải vay, do đó, cấu trúc kinh tế, sử dụng hiệu quả đồng vốn và đầu tư đúng chỗ là rất quan trọng để có thể vui mừng với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP”. Ông Bùi Trinh nhận xét.

Ở báo cáo nói trên, cơ quan Tổng cục Thống kệ còn dẫn kết quả gọi là ‘đánh giá lại quy mô nền kinh tế giai đoạn 2010-2017’, với mức tăng bình quân 25,4%/năm, tương ứng tăng hơn 935.000 tỉ đồng mỗi năm. Theo cơ quan này, việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm nhận định đúng bức tranh, năng lực của nền kinh tế cũng như hiệu quả của các chính sách kinh tế. Kết quả đó được dùng để xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ năm 2021-2030 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021-2025.

Bình luận về những con số ‘đánh giá lại’ đó, cánh nhà báo chuyên trách kinh tế – tài chính ở Việt Nam đã đặt nghi vấn: việc điều chỉnh quy mô GDP lần này nếu được coi là tất yếu, hợp lý, đúng đắn (cũng giống các lần tính lại trước đây) thì cũng đồng nghĩa với việc những con số thống kê liên quan trước đây cho đến tận thời điểm này chỉ là để cho có, mang tính tham khảo mà thôi. Việc đảm bảo tính lịch sử và tính so sánh sẽ không được… đảm bảo, bởi việc điều chỉnh lại các con số cũ sẽ lại phải dựa trên ước tính, suy đoán mà về bản chất có khác chi “nhào nặn” số liệu?

Có vẻ rối rắm về mặt lý luận thống kê.

Một quan sát đơn giản hơn cũng từ ghi nhận các con số thống kê đã đăng công khai trên báo chí. Mức lạm phát bình quân năm 2019 chỉ có 2,79% được Đảng và Nhà nước vỗ tay về thành tựu lớn của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ở đây lại quên ‘đọc’ con số lạm phát của riêng tháng 12-2019 so với cùng kỳ năm ngoái đã vọt lên tới 5,23%, và đây mới là con số thực sự đáng lo ngại, vì khi so sánh hay phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô với thị trường tài chính tiền tệ, thì hầu hết các chuyên gia đều sử dụng con số ở tháng cuối năm này.

Thịt heo là nguyên nhân chính khiến CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tăng liên tiếp trong ba tháng gần đây: 0,59% trong tháng 10; 0,96% trong tháng 11 và 1,4% trong tháng 12-2019. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thịt heo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt là vào tháng 1-2020, thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán và mùa lễ hội diễn ra trong tháng 2 và 3 của năm 2020.

Một vấn đề khác liên quan chuyện ‘đọc’ các con số thống kê, đó là việc năm 2020 được coi là bước vào đỉnh điểm gay gắt của những so găng cả chính diện lẫn phía sau hậu đài chính trị, khi Việt Nam chuẩn bị cho ‘cơ cấu nhân sự’ nhiệm kỳ mới của đảng cầm quyền. Các số liệu thống kê dễ bị rơi vào trạng thái hoài nghi cho chuyện ‘làm đẹp’, ‘tô hồng’, ‘đánh bóng’ để những nhân sự nào đó tiếp tục ‘leo cao’ hơn ở nhiệm kỳ mới của đảng cầm quyền.

Trong 12 con giáp, con chuột luôn được gán cho việc đục khoét. Nhà nông luôn bị ám ảnh nạn chuột phá ruộng lúa, bồ thóc. Đã vậy, thành ngữ “Canh cô Mậu quả” mà người xưa thường hay quan niệm nói về những người nằm trong can Mậu, Canh thường rơi vào số cô độc, đơn lẻ, trắc trở…

Tin bài liên quan:

VNTB – Vì sao công chức ngành y tế không mặn mà ở công sở Nhà nước?

Trương Thế Tử

VNTB – Khi nhà băng ‘ôm’ nợ xấu

Phan Thanh Hung

VNTB – Đồng Tâm 10 ngày sau biến cố, hay tuần lễ trước Tết

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo