VNTB – Điểm báo hàng tuần

VNTB – Điểm báo hàng tuần

Ngụy Hữu Tâm

 

(VNTB) – Liệu chiếc ấn Hoàng đế chi bảo có trở về Việt Nam?

 

Nếu là người yêu nước, đau đáu với lịch sử dân tộc Việt, hãy xem bài: „Chiếc ấn vàng ‘Hoàng Đế chi bảo’: Có phải Việt Nam đã thua hiệp đầu? Chiếc ấn Hoàng Đế chi bảo có trở về Việt Nam hay không, như một sự nhức nhối và một lời báo động về danh dự đất nước. Đó không còn dừng ở sự trắc nghiệm về tài cán, hiệu quả các ban bệ liên quan của chính phủ Việt Nam mà thật ra là sự bảo vệ danh dự và quốc thể đất nước trên trường quốc tế.“ 

Cũng đáng xem là bài: „Chín vị nhận huân chương hữu nghị của TQ trước ông Nguyễn Phú Trọng là ai? Huân chương Hữu nghị được Nhà nước TQ lập ra theo luật về huân huy chương năm 2015, có hiệu lực từ 2016. Sự kiện TBT, Chủ tịch Tập Cận Bình trao tặng vị khách Việt Nam, TBT Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng Huân chương Hữu nghị (The Order of Friendship  友谊勋章) được các báo Trung, Việt đăng tải rộng rãi.

Chuyến thăm của ông Trọng sang Trung Quốc cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm nay, được trang Global Times ca ngợi trong bài đăng ngày 03/11/2022. Bài ý kiến trên trang báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc có tựa đề “US won’t succeed in driving China-Vietnam relations apart” (Mỹ sẽ không thành công trong việc chia rẽ quan hệ Trung- Việt). Về tấm huy chương cao quý bậc nhất của CHND Trung Hoa tặng cho người nước ngoài “có đóng góp lớn vào quan hệ với Trung Quốc”, bài có đoạn:

TBT Trọng trở thành người thứ 10 được tặng huân chương này, và đây là sự công nhận các nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy sự phát triển của quan hệ Trung Quốc – Việr Nam trong tính kế thừa, nối tiếp của truyền thống hữu nghị hai bên...” Các trang của Trung Quốc cho biết Huân chương Hữu nghị được lập ra năm 2015 bởi một luật của Quốc hội Trung Quốc và có hiệu lực từ 2016.“ 

Và các bài Định hướng “Xã hội chủ nghĩa” nào? Tôi không hề định kiến với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng “kinh tế thị trường” theo loại xã hội chủ nghĩa nào. Nếu chúng ta để xăng (hàng hóa) vận hành theo đúng kinh tế thị trường, giá có thể tăng thêm một lít vài nghìn đồng (và có thể giảm hơn), nhưng chắc chắn xã hội, nền kinh tế, không phải chi phí rất lớn cho việc “xếp hàng cả ngày”; chưa kể những tổn thất khi những ngành kinh tế khác không thể vận hành vì xăng thiếu.

Last not least: “Giờ phút cuối của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm”. 

Bài biên khảo vô cùng công phu của tác giả Phạm Phong Dinh về cái chết của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, có thể nói là vô cùng chi tiết, tóm gọn trong gần 13.000 chữ. Vì khuôn khổ có hạn, xin phép được gửi đến quý vị phần súc tích nhất, vốn cũng là câu hỏi thường nghe từ nhiều thế hệ trẻ người Việt hôm nay, vốn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các tư liệu lịch sử miền Nam. Nhân ngày giỗ thứ 59 của hai vị chí sĩ họ Ngô, xin hãy cùng nhau đọc lại những gì đã qua trong lịch sử của nền Cộng hòa Việt Nam.

Trở lại phần điểm báo Đức. Các tờ Spiegel số 35a, 37 và 38 có những bài hay như: Die System-Sprengler-Những kẻ phá tan chế độ nói về giới trẻ sẽ là lực lượng thúc đẩy tiến bộ xã hội, họ có đặc tính trẻ, cực đoan, dễ tổn thương, phải đối mặt với biến đổi khí hậu, chiến tranh và lạm phát. Tương lai chưa bao giờ u ám đến thế. Nhưng họ dù đau khổ vẫn cương quyết chống lại khủng hoảng. Đặc biệt nữa là đại dịch, nhưng chính trong tình trạng khó khăn khôn lường này, họ lại mới tự khẳng định chính mình được. Cuộc đời họ chuyển từ trạng thái bi quan sang tìm kiếm những cơ hội mới. Chính khủng hoảng đã chính trị hóa họ. Rất đặc biệt là bài phỏng vấn Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach. Nước Đức, sau Hà Lan và nhiều nước khác, đang chuẩn bị để hợp pháp hóa nha phiến. Giới trẻ Đức có xu hướng kéo đến chung cư ở chung, nhưng không phải là ký túc xá như nửa thế kỷ trước, thời đại toàn cầu hóa tạo nhiều cơ hội mới cho họ, và sự chính trị hóa cũng khác trước rất nhiều. Còn nếu phải sống chung với cha mẹ thì sẽ như thế nào? Còn các cụ già, cũng rất nhiều, các cặp pê-đê,… họ sẽ tìm hiểu nhau và chung sống thế nào ở thời đại này. Cũng đáng chú ý là Bắc Phi và thế giới Ả Rập sau cuộc cách mạng hoa nhài sẽ như thế nào, giới trẻ các nước đó họp nhau lại, tổ chức các buổi âm nhạc, văn nghệ để tìm con đường hoạt động chính trị mới.

Tiêu đề „Die letzte Majestät- Hoàng Đế cuối cùng“ là dành cho Nữ Hoàng Anh, bà ngồi lâu trên ngai vàng chỉ sau Vua Ludwig XIV, đã tấn phong cho 14 thủ tướng. Phía sau bà là Vua Charles đang chờ đợi một thời kỳ đầy khó khăn cho nước Anh hậu Brexit. Ở Đức cũng đang có cải cách giáo dục và học sinh cũng gặp đầy thách thức.

Số sau có tiêu đề „Schwarz-Rot-Kalt-Đen Đỏ Lạnh“: Preisexplosion, Firmensterben, Abstiegsangst: Deutschland stehen harte Jahre bevor: Tăng giá, các hãng phá sản, nỗi sợ tụt hậu, nước Đức đang đứng trước những năm đầy khó khăn. U ám quá, thế nên thế giới đang mơ làm người Việt. Còn có bài chỉ những khó khăn cho đích danh Vua Charles III: ông là vua ở một quốc gia đã hoàn toàn đánh mất phương hướng cho mình. Và nước Italia với bà đang chuẩn bị làm Thủ tướng mới Giorgia Meloni, lại là postfaschist, nghe mà thấy sợ cho tương lai EU nói riêng và châu Âu nói chung.   

Cũng còn có bài „Kauderwelsch aus den Tiefen des Alls-Tiếng líu lô từ sâu trong vũ trụ“ rất đáng phổ biến, nên tôi xin dịch:

Tiếng líu lô từ sâu trong vũ trụ

Chẳng có chiếc máy bay trong vũ trụ nào đang xa Trái Đất hơn “Voyager 1”. Thế nhưng gần đây nó gửi những dữ liệu từ hang tối về. Hơn nữa sắp hết điện. Liệu cặp mắt biết bay từ khoảng cách xa hơn 23 tỷ cây số có sắp câm lại chăng?    

Từ 45 năm nay, có 2 chiếc máy dò vũ trụ “Voyager” bay trong không gian, mà trên khoang mỗi chiếc đều có mang theo một cái đĩa hát mạ vàng. Trên đấy có ghi cho muôn thuở lời chào mừng bằng 55 thứ tiếng, và cả những tiếng động nhẹ từ tiếng hôn đến tiếng động hết sức mạnh như tiếng gầm rú của máy bay phản lực, cũng như tiếng nhạc. Chiếc máy mang dữ liệu sáng láng này phải thông báo về sự tồn tại và những thành tựu của Trái Đất, cho dù cực nhỏ là xác suất rằng có lúc nào đó bất cứ một nền văn minh ngoài Trái Đất sẽ nhận được lá thư chai, thay vì biết bơi lại biết bay, này.           

Nhiệm vụ của 2 chiếc máy dò vũ trụ còn là phải gửi những thông tin từ vũ trụ xa vời về nhà. Nhưng càng ngày những thông tin này càng giống như từ hang tối về. Susanne Dodd, giám đốc dự án ở Propulsion Laboratory gần Pasadena Bang California, bảo: „Chúng tôi nhận được những dữ liệu mà chúng tôi chẳng hiểu một chút gì. Ở đấy, dùng những ăng-ten parabol vĩ đại của Deep Space Network, các nhà nghiên cứu đang lắng nghe những tín hiệu ngày nay đã cực yếu của cặp sinh đôi “Voyager”.

2 chiếc máy dò vũ trụ đã vượt ra ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. Hiện chúng đã cách Trái Đất 23,4 tỷ cây số (“Voyager 1”) và 19,5 tỷ cây số (“Voyager 2”). Không có đối tượng do con người chế tạo ra nào lại bay vào vũ trụ sâu hơn, chẳng có đối tượng nào bay nhanh hơn và lâu như vậy: với vận tốc hơn 61.000 km/h thì mỗi năm khoảng cách của nó với Trái Đất lại lớn thêm 535 triệu cây số.

Với sự gia tăng khoảng cách thì càng nhiều vấn đề cũng càng nảy sinh. Bây giờ phải mất 2 ngày thì những câu trả lời cho các lệnh điều khiển mới quay trở lại Trái Đất. Và gần đây thì những câu trả lời của “Voyager 1” gây nhiều lo ngại cho những người chịu trách nhiệm về nó. Hệ thống kiểm soát vị trí trên khoang, chịu trách nhiệm cho định hướng chính xác của ăng-ten hướng về Trái Đất tuy vẫn hoạt động. Thế nhưng nó gửi về những giá trị hoàn toàn vô nghĩa.

Liệu có một chi tiết máy hỏng hóc hay không, hay liệu một máy tính cổ lỗ sĩ bị nghẹn, chẳng có ai biết. Nhưng dẫu sao ở đây vẫn kỳ lạ là, các máy dò vẫn còn hoạt động.

Vào những năm đầu tiên sau khi được phóng lên, chúng dùng các camera và detector để khảo cứu những hành tinh như Sao Thổ (Jupiter), Sao Mộc (Saturn), Hải vương tinh (Uranus) và Thủy tinh (Neptun). Chúng chụp được ảnh những núi lửa cực lớn với những giếng phun cao hơn đỉnh Mont Everest 30 lần, và những lớp băng với độ dầy nhiều cây số. Thậm chí trên ảnh màu! Một tin giật gân!

Hiện nay thì 2 chiếc máy dò đang bay bay trong không gian giữa các vì sao. Ở đấy thì chúng rõ ràng là chịu tác động của bức xạ vũ trụ mạnh hơn hẳn. Dẫu sao thì cho đến nay, chúng vẫn chẳng bị đánh lạc hướng mà vẫn gửi đều các dữ liệu khoa học về Trái Đất, kể cả “Voyager 1”. Tuy nhiên khi NASA hỏi hệ thống định vị của máy dò về tình  hiện nay thì nó trả lời bằng rác dữ liệu không thể đọc được.

Cho đến này thì tiếng líu lô từ sâu trong vũ trụ chẳng thành vấn đề gì cho nhiệm vụ đã đặt ra. Nhưng Dodd bảo: „Chúng tôi chẳng biết những thay đổi này sẽ tiếp tục ra sao trong tương lai“. Vậy nên cùng với nhóm các nhà khoa học, bà đi tìm lỗi. Lúc đầu có hàng trăm chuyên gia làm việc cho dự án “Voyager”, bây giờ Phòng nghiên cứu của Dodd chỉ còn 8 đến 10 người. Họ mệt mỏi tìm trong đống tài liệu, thường viết tay, từ những năm bầy mươi thế kỷ trước, để mong phát hiện ra những chỉ dẫn hữu ích.

Phần lớn những chuyên gia từ thời khởi đầu nay đã chết hay ít ra cũng đã về hưu. Dodd chẳng hề ảo tưởng: „Rất có thể là chúng tôi sẽ chẳng bao giờ đi được đến gốc vấn đề“.

Tiếng líu lô vô nghĩa của máy dò không phải là vấn đề gay cấn duy nhất mà những nhà lập kế hoạch cho dự án phải giải quyết. Hai chiếc “Voyager” nhận được năng lượng của chúng từ những cái gọi là các accu nuclid phóng xạ, mà ở những cái này thì plutoni-238 phóng xạ sẽ phân hủy mà nhiệt xuất hiện ở đấy sẽ được biến đổi thành điện. Thế nhưng các accu nuclid phóng xạ mỗi năm sẽ bị mất vài Oát về mặt công suất. Bởi lẽ bây giờ các máy dò đã tồn tại trên chuyến đi 4,5 thập niên, phải lần lượt thay đổi các thiết bị vì điện chẳng đủ cho tất cả nữa.

Một phần các thiết bị khoa học đã hết thời gian hoạt động. Trong tháng này, nhóm các nhà khoa học của NASA sẽ thảo luận về ý tưởng, làm sao có thể tiếp tục giảm mức tiêu thụ điện. Cho đến nay 2 chiếc “Voyager” vẫn nghiêm chỉnh đo từ trường, mật độ plasma quanh chúng, số các hạt năng lượng thấp mà các máy dò đã gặp – và hướng mà các hạt đến từ đấy.

„Hai máy dò vẫn quan trọng đối với chúng tôi“, Dodd bảo. Cùng bởi lẽ hàng thập nhiên nữa sẽ không có robot nghiên cứu nào khác bay được ra vũ trụ. Tuy NASA đang tính, năm 2036 lại bắn một máy dò vào biên của hệ Mặt Trời. Nhưng để nó đến được đấy, lại cần 15 năm nữa. Bởi vậy nên  dòng dữ liệu vẫn cố phải tiếp tục chảy càng lâu càng tốt nữa.

Một ngày kia hai máy dò sẽ ngừng phát ra tiếng nói, điều ấy là rõ ràng. Nhưng chúng sẽ vẫn còn giữ thông điệp ở tư cách là „máy đo thời gian“ của thế giới chúng ta từ năm 1977. „Đang có một bộ phận nhỏ bé của chúng ta bay trong vũ trụ. Và cũng sẽ vẫn tiếp tục như thế dẫu cho trên công khai thì nhiệm vụ chuyến đi đã hết“, Dodd bảo. „Hai máy dò có thể đi du lịch hàng triệu năm nữa giữa các thiên hà“.         

Dịch từ Spiegel số 32, tháng 8/2022


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)