VNTB – Đòi nợ khủng bố – Bộ trưởng Tô Lâm phải chịu trách nhiệm!

VNTB – Đòi nợ khủng bố – Bộ trưởng Tô Lâm phải chịu trách nhiệm!

Hồng Dân

 

(VNTB) – 7 năm giữ chức Bộ trưởng Công an đủ để ông Tô Lâm phải chịu trách nhiệm… chính trị về những vụ việc đòi nợ kiểu khủng bố ở suốt thời gian qua.

 

Đòi nợ kiểu khủng bố không liên quan gì đến quy định từ ngày 01-01-2021 dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm đầu tư kinh doanh.

Sở dĩ phải nói rõ như vậy vì có ý kiến cho rằng thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ để biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen làm ảnh hưởng đến an ninh – trật tự xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội…, do đó nên Luật Đầu tư phiên bản tu chỉnh năm 2020 đã chính thức “khai tử” dịch vụ đòi nợ này.

Trước đây, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Xin được dẫn chứng một vài vụ việc, qua đó cho thấy từ liên tưởng đến “trách nhiệm chính trị” đã khiến ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nước hồi giáp Tết Quý Mẹo vừa rồi, người ta cũng cần một “trách nhiệm chính trị” tương tự với Bộ trưởng Công an Tô Lâm:

Tháng 7-2017, ông N.H.N. vay 50 triệu đồng qua app của Mirae Asset, sau đó chưa trả hết nợ. Đến tháng 7-2022, có lẽ do từ việc Luật Đầu tư 2020 đã có hiệu lực, nên ông N. được nhóm đòi nợ thông báo “đã mua lại khoản nợ” từ Công ty Mirae Asset và đề nghị ông N. trả 175 triệu đồng.

Do không trả tiền theo yêu cầu, ông N. cùng người thân, đồng nghiệp sau đó liên tục bị nhiều số điện thoại lạ gọi “khủng bố” tinh thần, gây sức ép để đòi tiền. Chúng còn sử dụng các tài khoản Facebook ảo đăng các thông tin sai sự thật, bôi nhọ ông N. và người nhà của ông.

Vào cuối tháng 9-2022, nhiều giáo viên trường tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị nhóm đòi nợ thuê gọi điện đe dọa, ép các cô giáo phải cho con của ông N. nghỉ học. Để sống yên ổn và không làm ảnh hưởng đến người thân quen, ông N. đã vào TP.HCM liên hệ công ty (tại Cao ốc H3, đường Hoàng Diệu, Q.4, TP.HCM) để trả nốt khoản nợ…

Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset, có trụ sở chính tại Cao ốc H3, đường Hoàng Diệu, quận 4, TP.HCM, do một người Hàn Quốc tên L.J. làm tổng giám đốc. Công ty này được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập, có chức năng “cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng”.

Khi có nhu cầu vay, khách hàng phải cung cấp thông tin cá nhân, thông tin người thân khi ký hợp đồng vay với công ty, lãi suất từ 4,58%/tháng, tương đương 55%/năm dưới hình thức trả góp hằng tháng.

Đến hạn thanh toán, bộ phận thu hồi nợ sẽ chia khách hàng theo cấp độ thời gian nợ. Trong đó, với nhóm nợ trên 180 ngày, các nhân viên gọi điện, nhắn tin, chửi bới, đe dọa hoặc cắt hình ảnh người vay tiền, người thân của họ rồi ghép vào ảnh cáo phó, ảnh đồi trụy, thông báo truy tìm người trốn nợ, cảnh báo lừa đảo… để gửi cho bất cứ ai quen biết với người vay nhằm gây sức ép buộc trả nợ.

Đại tá Trần Văn Hiếu (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM) cho biết, hoạt động cho vay của Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset là hợp pháp nhưng thủ đoạn đòi nợ thì vi phạm pháp luật. Nhân viên đòi nợ thành công sẽ được hưởng lợi 30% số tiền.

Khách hàng khi có nhu cầu vay phải cung cấp thông tin cá nhân, thông tin người thân khi ký kết hợp đồng vay với công ty; lãi suất từ 4,58%/tháng, tương đương 55%/năm dưới hình thức trả góp hằng tháng. Khi khách hàng đến hạn thanh toán, bộ phận thu hồi nợ sẽ chia khách hàng theo cấp độ thời gian nợ. Các nhóm nợ được chia ra làm 5 nhóm nợ từ 1 đến 89 ngày.

Mới nhất, ngày 6-3-2023 các lực lượng Công an TP.HCM đồng loạt khám xét nhiều chi nhánh Công ty F88 trên địa bàn. Đây là tổ chức kinh doanh cho vay, cầm đồ, bị tình nghi có hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Dư luận cho rằng đã có sự buông lỏng quản lý ở lĩnh vực, địa bàn. Điển hình như trường hợp Công ty F88. Họ quảng cáo công khai ở phố phường, nhiều người đã đặt dấu hỏi: Tại sao lại mời chào, gạ gẫm khách hàng vay tiền mà quy tiền phải trả ra lãi suất cũng ngất ngưởng? Doanh nghiệp (có trụ sở chính tại Hà Nội) này vẫn “lớn mạnh không ngừng” với khoảng 830 chi nhánh toàn quốc. Dưới danh nghĩa kinh doanh lĩnh vực cho vay cầm đồ, F88 cũng huy động vốn ngoại lớn với tham vọng đạt vốn hóa 1 tỉ USD vào năm 2024 với khoảng 1.000 chi nhánh.

Tất nhiên, những gì đã diễn ra ở các chi nhánh F88 tại TP.HCM vừa qua cũng như các tổ chức, đường dây cho vay lãi cao, đòi nợ… khác đã cho thấy cùng với sự “nở nồi” này là bi kịch của rất nhiều “con nợ” vay lãi suất cao.

Như vậy, chỉ với mỗi chuyện “cho vay – đòi nợ khủng bố” diễn ra trong thời gian dài, đủ để quy trách nhiệm chính trị đối với người đứng đầu Bộ Công an.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)