Việt Nam Thời Báo

VNTB – Giáo dục Việt Nam có phải là quốc sách không?

Dương  Tử 

 

(VNTB) – Nền giáo  dục chưa bao giờ là quốc sách, mặc dù Nghị quyết đảng nhắc đi nhắc lại như cái máy, như con vẹt… chỉ để mị dân!

 

1/ vấn đề Bộ trưởng giáo dục

Từ 1945 đến nay ngành giáo dục trải qua 13 đời bộ trưởng (không kể miền Nam dưới chế độ VNCH)

Người bộ trưởng thứ 13 hiện  nay là PGS.TS Nguyễn Kim Sơn.

Giữa năm 2021, ông Sơn  thay thế BT Phùng Xuân Nhạ- một bộ trưởng hài hước khó tin, vì anh này không đủ phiếu của ĐH đảng 13. Nhạ bèn được chuyển về phó BTG (cùng với ban Kinh tế TW- người độc miệng nói đó là 02 sọt rác quan chức).

BT Sơn xuất hiện với tuyên ngôn huấn thi ngành giáo dục “Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định ngành giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “Học Thật, Thi Thật, Nhân Tài Thật(Vietnamnet.vn).

Vô hình trung Tân Bộ Trưởng phủ định tuốt cả 12 đời bộ trưởng tiền nhiệm chỉ đạo ngành vì đã “học giả, thi giả, nhân tài giả” (!)

Ông Sơn nguyên là Cử nhân Hán Nôm, phó tiến sĩ Hán Nôm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Hiệu trưởng ĐHQG.HN

Ông Sơn du học 1 năm về đề tài nghiên cứu tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Viện Harvard-Yenching (một khoa nghiên cứu Nho học Đông Á thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ). Thực chất là một chuyến du lịch và thực hành  tiếng Anh Mỹ.

Điểm qua 12 đời bộ trưởng, thấy có một vị khá đặc biệt. Đó là tiến sĩ Việt kiều Pháp Nguyễn Văn Huyên.

Sau 2 bộ trưởng ngắn hạn tạm bợ  sau 1945, đến Ts Nguyễn Văn Huyên kỷ lục làm bộ trưởng dài nhất = 29 năm liền (1946 đến 1975) (ngang bằng kỷ lục của thủ tướng Phạm Văn Đồng) nguyên là đảng viên Đảng Xã hội Việt Nam.

Đảng cộng  sản bổ nhiệm 1 ông bộ trưởng BGD là người ngoài Đảng (thực chất ông  Huyên là đảng viên Đảng Xã Hội). Chứng tỏ Bộ GD không quan trọng gì mấy tới vận mệnh của Đảng hay sao ? Quan trọng nhất là 2 Bộ vũ trang (quân đội và công an, do 2 UV Bộ Chính Trị đảm nhận liên tục). Tuy vậy BỘ GD đã có 3 thứ trưởng là đảng viên cộm cán, xuất thân quân nhân và thủ lĩnh Đoàn TNCS kè kè bên cạnh bộ trưởng ngoài đảng.

Ông Nguyễn Văn Huyên, cực chẳng đã, phải làm bộ trưởng ngoài Đảng bị coi thường. Khi ông làm đơn xin vào Đảng với bản lý lịch tự thuật, ông Hồ Chủ Tịch bảo ông Huyên “chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn”. Ngộ quá hé ! Là bộ trường ở ngoài Đảng, ông Huyên biết mình chỉ là “bù nhìn ngoại giao”. Ông buồn bực vì bị o ép, tới mức phải cam tâm làm đơn xin gia nhập Đảng Cộng  sản, tức là từ bỏ ĐẢNG XÃ HỘI, vậy mà ông HoChiMinh can  ngăn và nói “Chú ở ngoài Đảng (CS) thì tốt hơn”.

Bộ trưởng là người ngoài Đảng ư- không sao mà ! (gọi là quân xanh). Bên cạnh Bộ đã có Ban Tuyên Giáo trung ương, lởn vởn như một bóng ma ngoài vòng pháp luật, trực tiếp quản lý tinh thần, đường  lối và nhân sự BỘ này.

2. Tùy tiện đặt thuật ngữ khái niệm giáo dục cơ bản

2.1.Thay đổi tên trường phổ thông liên miên từ xưa đến nay theo tư duy “Đẽo Cày Giữa Đường” !

KỂ TỪ SAU  1954 đến nay, lần lượt hệ thống phổ thông thay đổi như sau:

1.Trường PT cấp 1/ Trường PT cấp 2/ Trường PT cấp 3

Đó là tên trường đơn giản và chính xác nhất từ đó đến nay.

Sau đó cải cách thành:

2. Trường PT cấp 1

Trường PT nông nghiệp (cấp 2,3 ở nông thôn).

Trường .PT công nghiệp (cấp 2,3 ở thành thị).

* Đơn giản, họ nghĩ học trò ở nông thôn thì sẽ làm ruộng. Học trò ở thành thị sẽ làm công nghiệp (!)

3. Trườn tiểu học – T.Phổ thông cơ sở  – T.Phổ thông trung học

4. Hiện nay, phổ thông vẫn ba bậc mang tên mới:

T.Tiểu học – T.Trung  học cơ sở – T.Trung học phổ  thông.

Thật là phi lý và lộn xộn !

Người viết chỉ hỏi 2 câu phản biện thôi:

– Cả ba bậc đều là “phổ  thông” cả,  tại sao chỉ CẤP 3 mới có 2 chữ ấy?

– Bậc “Cơ  sở” chính thực là bậc tiểu học hoặc mẫu giáo. Sao lại đặt cho bậc lưng chừng ở giữa (cấp  2) là “cơ  sở” ?

(Bộ trưởng Hán Nôm Nguyễn Kim Sơn tra từ điển xem “cơ sở” là gì đi. Tôi tra giùm: “Cơ sở” là: bậc dưới cùng).

Người viết bài đề xuất phương án đơn  giản và đủ nhất:

T. tiểu Học – T.trung học cấp  hai – T.trung  học cấp ba

Đó là phương án ổn nhất về ngôn ngữ học và  thực  tiễn  sử dụng.

2.2 . Tùy tiện đặt tên gọi trong hệ đào tạo đại học & sau đại học ở Việt Nam:

Trước đây (từ 1954 – đến 1975)

  • Người học đại học gọi là “học sinh đại học” (!)- có lẽ họ vẫn bị coi là “con nít” cần dạy dỗ xoa đầu.

  • Giảng viên gọi là “cán bộ giảng dạy” (!) Cái tên chứng  tỏ “giảng viên đại học” là một loại “cán bộ” trong hệ thống chính trị.

Hiện  nay: sau 1975, cải cách một bước.

Hệ đại học: thầy trò gọi là Sinh viên, Giảng viên

Bài thi tốt nghiệp ĐH gọi là “Khoá luận tốt nghiệp.

Hệ  thạc  sĩ, gọi là hệ cao học, người học là “Học viên”.

Bài thi tốt nghiệp thạc sĩ gọi là “Luận văn”.

Hệ tiến sĩ, gọi là hệ Nghiên cứu sinh.

Người học cũng là “nghiên cứu sinh” (trùng lặp hệ đào tạo và người học !).

Bài thi tốt nghiệp tiến sĩ là “Luận án”.

* So sánh 2 hệ Sau đại học ở Việt Nam, nhìn thấy ngôn từ lộn xộn, ú ớ, chẳng có  trật tự gì, như thằng ngọng nói “ấy ái uông”.

Hãy so sánh với Trung Quốc, Đài Loan có cùng hệ thống thuật ngữ giáo dục truyền thống ngàn năm quy định như sau:

Học sinh đại học” gọi là “Đại học sinh” .

Nghiên cứu sinh thạc sĩ” (viết tắt: thạc sĩ sinh)

Nghiên cứu sinh tiến sĩ” (viết tắt: tiến sĩ sinh)

Yếu tố “sinh” là cốt lõi của hệ thống tên gọi người đi  học.

(Thời cổ đại Trung Quốc, cái danh “sinh viên” để trỏ lớp người học dự bị chờị được bổ nhiệm làm quan chức- không phải là “học sinh đại học” / sinh viên- như Việt Nam dùng ngày nay).

Tất cả bài thi tốt nghiệp gọi là “luận văn” + kèm theo hệ.

Đại học và Sau đại học:

Học sĩ luận văn”: bài thi tốt nghiệp đại học.

Thạc sĩ luận văn”.

Bác sĩ luận văn” (“tiến sĩ luận văn)

(“luận văn”cũng gọi cho các bài nghiên cứu, bài đăng tạp chí…)

Cấu trúc danh hiệu rất nhất quán và trật tự.

So với phương tây:

Bài tốt nghiệp đều gọi “Thesis”.

Graduate Thesis (tốt nghiệp đại học)

Master Thesis (tốt nghiệp thạc sĩ)

PhD Thesis (tốt nghiệp tiến sĩ)

Yếu tố chung: THESIS (luận văn)

Tạm kết: Trung Quốc và Phương Tây về cơ bản cấu trúc hệ thống thuật ngữ  giống  nhau.

Chỉ có Việt Nam Ta là chỉ… giống Ta, chẳng giống ai !

Kỳ quặc, dị hợm !

3. Vị trí cao nhất là môn chính trị Mác Lê ở đại học

Trong chương trình ĐẠI HỌC, môn chính trị Mác Lê là môn đầu bảng. Đề thi do Ban Tuyên giáo trung ương quản lý soạn ra một Bộ đề riêng (gọi là ngân hàng đề chính trị), GV chính trị không được tự ý ra đề, chỉ việc rút ngẫu nhiên trong bộ đề rồi soạn thêm râu ria. Ngay cả GV chính trị cũng  theo khuôn phép, chẳng cần tư duy gì hết.

Giảng viên Mác Lê được ưu đãi để giữ người khỏi bỏ nghề. Giờ tiêu chuẩn  lên lớp thấp hơn các GV khác. Mỗi năm giảng viên chính trị được đi du lịch một kỳ nghỉ hè. giảng viên môn khác sẽ đi tự túc nếu muốn đi.

4. Tình trạng tị nạn giáo dục

Nhiều gia đình trí thức và tầng lớp trên đều lo lắng nhất là việc con em họ phải trưỞng thành từ nền giáo dục XHCN. Họ tìm mọi cách cho con em đi du học.

Các quan chức cao cấp cho con cháu đi tị nạn gương mẫu.

Con em các ông thủ tướng (Nguyễn Xuân Phúc), chủ tịch thành phố (như chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho con trai du học Mỹ hiện chưa về). Và rất nhiều con chức cao cấp hàng tỉnh thành và trung ương đều như vậy.

Các gia đình giàu có cho con đi du học ngay từ trung học…

Kết

Nhìn lại lịch sử nền giáo dục từ 1954 đến nay, có thể nói nền giáo  dục chưa bao giờ là quốc sách, mặc dù Nghị quyết đảng nhắc đi nhắc lại như cái máy, như con vẹt… chỉ để mị dân!

Bởi 2 nguyên nhân nhà cầm quyền việt Nam rất e ngại:

Nếu đề giáo dục phát triển theo trào lưu thế giới, sản phẩm của nền giáo  dục  ấy tất yếu sẽ bác bỏ ý thức hệ cộng sản.

Nguồn lực kinh tế nhà nước có hạn, phải ưu tiên cho lực lượng vũ trang- thanh bảo kiếm bảo vệ chế độ. Vậy, nền Giáo Dục cần phải kìm hãm trong một vòng luẩn quẩn, sống tạm, không để cho nó phát triển theo cùng thế giới.

[ads_color_box color_background=”#f2e6e6″ color_text=”#444″]

(Vietnam.Net) Con các “sếp” giáo dục háo hức du học nước ngoài.

– “Cách đây không lâu một vị hiệu trưởng trường đại học khá nổi tiếng đăng tải lên Facebook “Chúc mừng con gái học đại học ở Mỹ”. Hình ảnh con gái của vị hiệu trưởng được chụp ở đất nước cờ hoa khiến nhiều người ngưỡng mộ. Dù ông là hiệu trưởng một trường lớn, có uy tín ở trong nước, nhưng con ông không lựa chọn học đại học trong nước.

Trong phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, học sinh, sinh viên của Việt Nam ra nước ngoài học tập mỗi năm mất 3 – 4 tỷ USD dưới dạng các chi phí khác nhau. Theo thống kê của Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD-ĐT), năm 2016 có khoảng 130 nghìn du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Trong đó, khoảng 10% đi học bằng tiền ngân sách Nhà nước, học bổng của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Du học tự túc chiếm đến 90%. Trong số này không thiếu con các “sếp” đang làm trong ngành giáo dục.

Một hiệu trưởng cho thuê nhà để con du học Hàn Quốc

Tôi có hai cháu. Một cháu du học ở Mỹ theo học bổng toàn phần. Một cháu du học tự túc ở Hàn Quốc nên gia đình phải “nuôi”” ông H. nguyên hiệu trưởng một trường ĐH lớn ở phía Nam tiết lộ.

Theo ông H.lựa chọn du học nước ngoài là ý kiến cá nhân của con, nhưng đây cũng là mong muốn của gia đình.

So với nền giáo dục đại học ở các nước khác thì giáo dục ở nước ta không thể bằng được. Chúng tôi muốn cháu được học ở chỗ tốt. Ra nước ngoài học, cơ hội việc làm cũng tốt hơn. Trước hết, cháu được học được ngôn ngữ, sau đó là cơ hội việc làm và trưởng thành hơn” – ông H. nhìn nhận. Để con du học tự túc ở Hàn Quốc, kinh phí gia đình ông H. bỏ ra cũng không nhỏ.

Có nhiều năm kinh nghiệm lãnh đạo trường đại học, ông H. cho rằng, chỉ 5% sinh viên học trong nước thực sự giỏi có cơ hội bứt phá sau khi tốt nghiệp. 95% sinh viên còn lại không thực sự xuất sắc gặp khó kiếm việc khi ra trường. Vì vậy cho con du học nước ngoài là một cách tốt nếu gia đình có điều kiện.

Con sếp du học ở Mỹ.

Con nhiều lãnh đạo các trường ĐH tại TP.HCM đang du học ở những nước phát triển. Ông D. hiệu trưởng đương nhiệm một trường ĐH nổi tiếng TP.HCM cho biết có hai con đang đang du học ở Mỹ. “Cháu du học học rất giỏi, giành được học bổng toàn phần”– ông D. nói.

Ông D. cho biết, con ông giành được học bổng từ khi học cấp 3 ở trường chuyên. “Tôi nghĩ việc kiếm học bổng hiện nay cũng khó khăn lắm. Đặc biệt học sinh trường chuyên hiện nay tìm kiếm học bổng như phong trào. Vào đây các em có cơ hội tiếp cận với cộng đồng du học ở nước ngoài nên tự apply học bổng“- ông D. cho biết.

Nguyên một vị từng làm ở Bộ GD-ĐT cho biết, con các sếp ngành giáo dục đa số đi du học. Một phần có thể con các sếp học giỏi và xin được học bổng nhưng mặt khác họ là những gia đình có điều kiện vì vậy việc cho con đi du học là đương nhiê: “Tôi nghĩ rằng, trong tư duy cá nhân dù là người dân hay “sếp” ai cũng nghĩ việc cho con ra nước ngoài học rất tốt. Vì việc du học tạo ra cơ hội rất lớn, đặc biệt là tiếng Anh- đây là công cụ để sử dụng suốt đời. Nếu tôi có điều kiện tôi cũng cho con đi học nước ngoài” – ông này nói.

Có nhiều lý do khiến em chọn đi du học. Đầu tiên, động lực của em là khi nhìn thấy các anh chị đi trước đi du học về rất có “khí chất”, có công việc tốt, mở ra nhiều cơ hội. Nhưng bây giờ em nghĩ rằng, cần đi để mở mang tầm mắt, nhất là đến một quốc gia cởi mở và công bằng với tất cả mọi người như nước Mỹ. Em tin, đại học Mỹ không chỉ cung cấp những kiến thức tốt mà còn dạy cách tư duy khác biệt… Lúc làm Sở tôi có tham gia chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy. Nhiều người gợi ý cho một cháu đi học ở nước ngoài nhưng hai cháu nhà tôi đã có định hướng riêng. Hơn nữa các cháu tự xác định rằng cha mẹ nhà giáo, kinh tế không quá dư giả nên học ở trong nước. Rất vui, bây giờ các con tôi đều có trình độ thạc sĩ trở lên và làm việc rất tốt”- ông Nguyễn Văn Ngai, Nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.

Du học sinh Việt Nam “một đi không trở lại” – vì đâu?

Đường  Lên Đỉnh Olympia” hay là “Road To Australia” ?

VTV3 nhận tiền của Úc, tổ chức gameshow thi chọn tài năng trên TV. 20 năm qua chọn được 19 quán quân leo núi, sang học Úc, 17 em không trở về tổ quốc.100% du học sinh không muốn quay về. Và rất khó cho những người đã trở về áp dụng những gì được học vào thực tế tại Việt Nam, theo kết quả một nghiên cứu của TS Phạm Thị Liên, thuộc Đại học Công nghệ Sydney.

TS Phạm Thị Liên, giảng viên cao cấp Trường Đại học Công nghệ Sydney, đã thực hiện một nghiên cứu có đối tượng tập trung là các du học sinh trở về nước mà kết quả là cuốn ‘International Graduates Returning to Vietnam: Experiences of the Local Economies, Universities and Communities’ do nhà xuất bản Springer phát hành năm 2019… heo số liệu được trích dẫn trong nghiên cứu này, năm 2016, có khoảng 130 ngàn du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài” (theo BBC).

Sinh viên du học xong, trở về hay không trở về – một đề tài tưởng cũ, nhưng thỉnh thoảng lại được xới lên trên báo chí lẫn trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng, lựa chọn – về hay ở lại – không chỉ là lựa chọn cá nhân, mà còn là phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn con người của một nền kinh tế”.

[/ads_color_box]

_____________

Chú thích:

Tham khảo “luận  án” nghĩa gốc không liên quan gì bài thi tốt nghiệp của tiến sĩ.

Luận án論案

Luận : nói ý kiến, bàn luận.

ÁN động từ: khảo sát, tra xét, xử án, hạch tội, dự định, kế hoạch.

danh từ: Bản hạch tội, bản công án, hồ sơ.

Luận án”: Bài văn thực hiện các việc kể trên (Án)


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Học phí đại học ở trường công cũng cao chót vót

Trương Thế Tử

VNTB – Thay vì hạ chuẩn, hãy nâng lương giáo viên

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Học sinh cuối cấp trung học khó chọn trường đại học.

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo