Tin liên quan:
Đề cập về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Duy (43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam) cho biết: “
“Người phụ nữ trong bức ảnh trên là chị Nguyễn L. H. – một thành viên trong đoàn. Sau khi rời khỏi khách sạn vì trận động đất, đoàn chúng tôi chia thành hai nhóm đi vòng quanh khu vực này để chụp ảnh tư liệu.
Thật ra, trước bức ảnh này còn có một bức ảnh khác chụp chị H. đang chỉ tay lên ngôi nhà bị đổ sập này, gương mặt chị ngước lên nhìn, nhưng vì bức ảnh đó vướng một người dân đi ngang qua, lại bị mờ nên tôi đã xóa ra khỏi folder, chỉ để lại bức ảnh này. Do xem trên máy ở chế độ ảnh nhỏ nên tôi không rõ gương mặt chị H. lúc ấy ra sao.
Tuy nhiên, tôi khẳng định, chúng tôi không chụp ảnh “tự sướng” trên nỗi đau của người khác như một số ý kiến chỉ trích của cư dân mạng những ngày qua.”
bà Nguyễn Lương Hồng, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An, khóa VII (nhiệm kỳ 2011-2016) gây tranh cãi vì tự sướng trong thảm họa Nepal trong 1 bức ảnh. |
Ông Nguyễn Xuân Duy cho biết: “Đoàn gồm những lãnh đạo cấp cao có chức năng, nhiệm vụ cấp vĩ mô. Đoàn không được trang bị những kỹ năng, kiến thức, ngôn ngữ bản địa cũng như không thông hiểu về ngôn ngữ và tình hình địa bàn cho nên Hội chữ thập đỏ Nepal không nhất trí cho đoàn ở lại”.
Đáng lưu ý, “những kỹ năng, kiến thức” mà người Nepal đang cần lúc gặp thảm họa là những kỹ năng cơ bản nhất về tìm kiếm và sơ cứu y tế.
Một số ý kiến đã cho rằng, học tập kinh nghiệm chỉ là hình thức để lấy tiền ngân sách đi du lịch, và điều này không chỉ xảy ra cá biệt ở Hội chữ thập đỏ Việt Nam, mà còn ở nhiều ban ngành khác.