Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kép Tư Bền của Đảng

nguyễn phú trọng

Hiền Lương

 

(VNTB) – Có người ví ông Nguyễn Phú Trọng là một “kép Tư Bền” hôm nay của Đảng cộng sản Việt Nam

 

Mặc dù tuổi cao sức yếu, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ráng ngược xuôi cho sắp xếp các quân cờ trên bàn cờ chính trị của nhiệm kỳ XV của Quốc hội và nội các Chính phủ.

Ai sẽ chạy cờ?

Cờ lông công trong thành ngữ “chạy như cờ lông công” là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hỏa tốc.

Những người mang cờ hiệu lông công mặc dù chạy ngược chạy xuôi rối rít nhưng chẳng phải là để vận chuyển hàng hoá nặng nhọc gì, với con mắt người đời đấy là một việc làm không cần thiết (?!). Còn tính khẩn cấp của công văn lại cũng chẳng liên quan gì đến họ. Có thể vì lẽ đó mà thành ngữ “chạy như cờ lông công” còn có một sắc thái ý nghĩa nữa là “chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết quả gì”.

Phải chăng ông Nguyễn Phú Trọng cũng đang tìm cho mình ‘người chạy cờ’ trên bàn cờ thế của cận kề cho Quốc hội nhiệm kỳ thứ XV dự kiến sẽ được bầu cử toàn dân vào Chủ nhật 23 tháng 5,2021.

Những quân cờ áp đặt lộ liễu, bất chấp chuyện công khai vi phạm Luật tổ chức Quốc hội 2014.

Trong danh sách sơ bộ được hội nghị hiệp thương lần thứ 2 công bố hôm 18-3-2021 là “lập theo thông báo của Bộ chính trị”, thì có nhiều thay đổi trong cơ quan giới thiệu người ứng cử. Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ở khối Chủ tịch nước thay vì khối Chính phủ như trước đó. Ngoài ra, trong danh sách người ứng cử thuộc khối Chủ tịch nước còn có bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang.

“Thực ra, có thể đợi bộ máy nhà nước kiện toàn xong tại kỳ họp Quốc hội sắp tới (kỳ họp 11) rồi mới thay đổi cơ quan giới thiệu, nhưng hiện nay Bộ Chính trị đã có thông báo rồi. Danh sách nhân sự giới thiệu ứng cử ở các khối được lập theo thông báo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư”  – Ông Hầu A Lềnh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, giải thích.

Điều này có nghĩa sắp tới đây nhiệm vụ “lập pháp” của Quốc hội khóa XV là tu chỉnh Hiến pháp cùng các luật tương ứng trong chuyện lá phiếu dân chủ ở Việt Nam, là hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định giờ chót của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Trên sân khấu chính trị hôm nay: ai là kép Tư Bền?

Sinh tiền, nhà văn Nguyễn Công Hoan nói rằng nhân vật kép Tư Bền, được tác giả lấy cảm hứng từ một người cháu của ông tên Mỹ.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan kể là Mỹ có người vợ chưa cưới đương ốm nặng, nằm ở Cẩm Giàng.

“Được tin dữ, Mỹ về ngay Hải Dương từ tối thứ bảy, để sáng hôm sau đi Cẩm Giàng sớm. Mỹ nói chuyện với tôi về bệnh tình nguy kịch của người yêu, rất buồn và rất lo. Nhưng các cháu có biết đâu là chú đương như chết từng khúc ruột. Các cháu cứ bắt chú hát, và hát những bài vui để cười. Để chiều lòng các cháu, chú phải hát và làm trò cười, nhưng luôn luôn thở dài và nhăn nhó.

Tôi nhìn thấy cảnh bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm này, thì sực nghĩ đến Phạm Quỳnh.

Tôi cho Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh là những người có chính kiến. Thấy ở nước ta, ba kỳ có ba chế độ chính trị khác nhau, Nguyễn Văn Vĩnh mới chủ trương thuyết Trực trị. Người Pháp trực tiếp cai trị người Nam, như ở Nam kỳ, không phải qua vua quan người Nam, thì dân được hưởng nhiều chế độ rộng rãi hơn.

Phạm Quỳnh, trái lại, chủ trương thuyết Lập hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884, chỉ đóng vai bảo hộ, còn công việc trong nước thì vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy.

Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan, tôi cho không phải vì danh. Quốc dân biết Phạm Quỳnh hơn biết mấy Thượng thư Nam triều. Cũng không phải vì lợi. Làm báo Nam Phong, Phạm Quỳnh cũng được phụ cấp 600 đồng một tháng, món này to hơn lương thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan, chỉ là để rồi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam triều, đòi Pháp phải trở lại Hiệp ước 1884.

Vậy một người yêu nước như Phạm Quỳnh, sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị, chẳng qua chỉ là làm một việc miễn cưỡng, trái với ý muốn, chứ thực lòng, là một người dân mất nước, ai không đau đớn, ai không khóc thầm.

Thế là tôi nghĩ ra được truyện Kép Tư Bền, tả một anh kép hát nổi tiếng về bông lơn, đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả, mà ra sân khấu nhà hát làm trò cười, ngay cái tối cha anh đương hấp hối…”.

Vậy giờ nếu ai đó ví ông Nguyễn Phú Trọng như nghệ sĩ tài hoa kép Tư Bền, thì có lẽ hấp hối ở đây phải chăng đó là…


Tin bài liên quan:

VNTB – Câu hỏi lớn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: hãy hỏi TBT Lê Khả Phiêu

Phan Thanh Hung

VNTB – Làm tổng bí thư có sướng không?

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Dân chúng thờ ơ với thành tích chính trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo