Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kit test Việt Á hay 2 cuộc chiến thắng 2/1979 và Vị Xuyên 1984-1989 giết nhiều người Việt hơn?

 

 

 

Pham Van

 

(VNTB) – Trong số trên 43.000 người tủ vong do COVID ấy không phải tất cả chết do Covid mà do chính người Việt làm cho chết

 

– Theo thông tin của Bộ Y tế tính đến ngày 28/4/2022 Việt Nam đã ghi nhận 43.042 ca tử vong do mắc COVID 19…

( Thuvienphapluat.vn)

– Theo thông tin của báo Thanh Niên 5/10/2022

Trong vụ đại án Việt Á, Bộ Công an đã khởi tố 26 vụ án 94 bị can trong đó có 8 người là lãnh đạo quan chức Bộ Y tế, Bộ KH – CN…

– 2 Phó Thủ tướng bị cách chức, 2 Bộ trưởng bị bắt, 2 bộ trưởng bị kỷ luật, 5 quan chức cấp tỉnh bị bắt do liên quan tới COVID 19 và Kit test Việt Á..

Trong khi đó cuộc chiến tháng 2/1979 theo Báo Quân đội nhân dân có hàng ngàn dân thường tử nạn vì bom đạn chiến tranh (chưa tới con số vạn) 10.000 bộ đội đã hy sinh trong chiến đấu…

Trong cuộc chiến tại Vị Xuyên, Việt Nam đã hy sinh 5000 bộ đội, 9000 bị thương.

Để mở cuộc chiến tháng 2/1979 Trung Quốc phải bỏ ra khoảng 100 tỷ USD và số thương vong theo WikiPedia là 25.000 lính, 30.000 lính bị thương…

Tại Mặt trận Vị Xuyên Trung Quốc tử trận, theo các nguồn tin Trung Quốc, là 9000 lính, 15.000 bị thương…

Chi phí cho cuộc chiến Vị Xuyên 1984 – 1989 chưa có số liệu nhưng Trung Quốc bỏ ra không thể ít hơn cuộc chiến tháng 2 / 1979…

Chiến dịch COVID 19 và kit test  Việt Á Số tiền Trung Quốc bỏ ra không đáng kể thậm chí còn lãi lớn do bán hàng triệu kit test rởm và hàng triệu liều vaccine không hiệu quả cho Việt Nam thu về hàng trăm triệu USD…

Trung Quốc không thiệt hại về người trong chiến dịch này trong khi đó gây tử thương cho Viêt Nam trên 43.000 người, hơn trăm quan chức bị xộ khám, phá nát chính phủ và bộ máy hành chính y tế, lột truồng bộ mặt giả dối, kém cỏi, vô trách nhiệm của nhiều quan chức Đảng, nhà nước…

Điều đau đớn xót xa ấy là trong số trên 43.000 người chết ấy không phải tất cả chết do Covid mà do chính người Việt làm cho chết; Tàu cộng đã lấy dầu Việt đốt người Việt….

Những thủ đoạn bỉ ổi, tiểu nhân lấn chiếm biên giới Việt Nam của Trung Quốc 

Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài 1406 km có truyền thông lâu đời được phân định bởi người Pháp đàm phán với triều đình Mãn Thanh ký Công ước ngày 26/6/1887; Công ước bổ sung 20/6/1895; Đây là 2 văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên dài 1406 km từ Móng Cái tới biên giới Lai Châu nhưng chỉ có 341 cột mốc. Năm 1955, khi tình hữu nghị Việt-Trung được mô tả như “ môi với răng”, lợi dụng việc viện trợ xây dựng cho Việt Nam tuyến đường sắt Hà Nội- Bằng Tường, Trung Quốc đã cho đặt đường ray theo khổ đường ray Trung Quốc, lấn sâu vào Việt Nam hơn 300 m theo đường biên giới Pháp-Thanh…Từ việc lúc đầu nói là giúp, sau này Trung Quốc lấy cớ, đường ray Trung Quốc tới đâu, đất Trung Quốc tới đó. Như vậy Trung Quốc đã lấn sâu vào đất Viiệt Nam hơn 300 m, coi điểm nối đường ray là biên giới quốc gia.

Phía Trung Quốc đã ủi nát cột mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Hữu nghị 100 m trên đường quốc lộ để xóa các dấu vết đường biên giới lịch sử.

Cột mốc số 0 về đường bộ bị đẩy sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 m, coi đó là vị trí quốc giới giữa hai quốc gia trong khu vực này.

Tại khu vực phía sau mốc 94-95 thuộc huyện Trà Lĩnh – Cao Bằng, mới đầu phía Trung Quốc đầu tư đổ đường nhựa theo dọc con đường mòn trên lãnh thổ Việt Nam; Họ tự ý mở mặt đường để ôtô đi lại được vào khu vực mỏ của Trung Quốc, kéo đường giây điện và lập làng bản mới.

Dựa vào thực tế đó, năm 1956 họ không thừa nhận đường biên giới lịch sử chạy trên đỉnh Peun, đòi đường biên giới chạy xa về phía nam, sâu vào Việt nam trên 500 m. Lý lẽ của họ là: Nếu không phải đất Trung Quốc sao họ có thể làm đường ôtô, đặt đường điện thoại. Nguyên nhân là: Họ lấn chiếm ở khu vực Phieun vì có mỏ Măngan.

Ở khu vực Trình Tường, Quảng Ninh từ năm 1956, Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn tại Trịnh Tường, bằng cách cung cấp cho họ tem phiếu mua đường và nhiều hàng hóa khác, đưa họ vào Công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang của tỉnh Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên biến một thành lãnh thổ Việt Nam dài 6 km, sâu hơn 1,3 km thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc, thành lãnh thổ Trung Quốc. Từ đó họ đuổi nhiều người Việt Nam nhiều đời làm ăn tại Trịnh Tường đi nơi khác.

Họ đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra trong khu vực này, đơn phương sửa lại đường biên giới. Trịnh Tường không phải là trường hợp cá biệt mà có tới 40 điểm khác mà phía Trung Quốc đã tranh lấn. Thủ đoàn tương tự như ở xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Cao Bằng, khu vực Khâm Khâu và một số khu vực chung…

Chuyện Trung Quốc tự ý xây lấn, đập phá và thủ tiêu các cột mốc biên giới lấy tên Trung Quốc, đặt tên cho xóm làng trên lãnh thổ Việt Nam có thể tìm thấy rất nhiều vùng biên giới Việt-Trung. Họ cũng không ngần ngại áp dụng những phương thức như vậy để lấn chiếm vũng lãnh thổ nổi tiếng lâu đời của Việt Nam như Đồng Đăng, thác Bản Giốc.

Ngày 20/2/1970, phía Trung Quốc đã huy động 2000 người trong đó có lực lượng vũ trang, lập thành hàng rào, bố phòng dày đặc xung quanh các khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam. Họ cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua các nhánh sông khu vực biên giới, biến thành việc đã rồi xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông.

Theo Hiệp định phân định biên giới năm 1999, thác Bản Giốc đoạn đẹp nhất 2/3 thuộc về Trung Quốc, do Trung Quốc xây đập thủy điện Quây Sơn nên về mùa khô thác về phần Việt Nam thường không có nước…

Khu vực vùng Pò Thoong, ngang nhiên nhận vùng này là của Trung Quốc, khi quan hệ hai bên còn hữu nghị.

Ngày 28/4/1984 và trong tháng 5/1984, Trung Quốc dùng một lực lượng lớn tấn công khu vực Vị Xuyên, Yên Minh, Quảng Bạ Hà Giang. Trung Quốc đã chiếm giữ 29 điểm tại biên giới Hà Giang trong đó có 1509-1030-1250…

Hơn 5000 bộ đội Việt Nam đã hy sinh, 9000 bộ đội bị thương trong các trận phản công lấy lại 20 cao điểm ở Thanh Thủy Vị Xuyên bị Trung Quốc chiếm đóng.

Hiện cao điểm 1509 là nơi có đường biên giới chung, Trung Quốc đã lấn sâu vào đất ta riêng khu vực này 77 ha để xây dựng thành các boongke phòng thủ…

Sắp tới Việt Nam sẽ vay tiền Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng khổ 1,4 m liên thông với Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc tới đâu đây…

Sắp tới cảng Hải Phòng sẽ được đem gán nợ cho Trung Quốc nếu vay tiền Trung Quốc để xây dựng tuyến đường sắt 1,4 m này chỉ để chở hàng cho Trung Quốc…

 

Rút từ trong bộ Vị Xuyên & Thế sự Việt Trung

Trọn bộ 5 tập trên 3000 trang

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thanh tra Bộ Y Tế xác minh hoa khôi “ông ngoại” đưa tin sai sự thật

Phan Thanh Hung

VNTB – Truyện ngắn: Chuyện buồn thời “Cô vi”

Phan Thanh Hung

VNTB – Câu chuyện về khẩu trang y tế mùa dịch Covid-19

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo