Việt Nam Thời Báo

VNTB – Mỹ Trung đối đầu tại Đối thoại Shangri-la

Thái Thịnh (VNTB) Mỹ và Trung Quốc giữ vững quan điểm ​​khác nhau về việc cải tạo đảo của Trung Quốc trong khu vực biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố rằng việc khai hoang 2.000 mẫu Anh đất ở Biển Đông là thuộc về lãnh thổ có chủ quyền của nước này. Trong khi đó, Mỹ phản bác tuyên bố đó.

Các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La lần này đã dành nhiều thời gian tranh luận về tương lai khu vực, quan điểm của hai cường quốc lớn nhất ở Thái Bình Dương.

Trong một bài phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter làm rõ các chính sách của Mỹ , rằng khu vực mà Trung Quốc đang cải tạo là “vùng lãnh thổ không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Và rằng, Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động giám sát tuần tra xung quanh khu vực đó.

David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về vấn đề an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, đã thẳng thừng nêu quan điểm với các phóng viên trong ngày thứ 7.

“Chúng tôi không chỉ nói về bãi đá ngầm ở đây”, “Chúng ta đang nói về luật pháp quốc tế.”

Nhiều đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La cho rằng, tình hình có thể leo thang tới một mức độ khác.

Zhu Feng, giám đốc điều hành tại Trung tâm hợp tác nghiên cứu về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bày tỏ quan ngại trước sự phản ứng của Mỹ. Và cho rằng, nếu Mỹ vẫn giữ quan điểm đó, và tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát tại Biển Đông, quanh các khu vực mà Trung Quốc cho là “chủ quyền quốc gia,” thì nó sẽ gây ra phản ứng leo thang từ phía Trung Quốc.

“Bắc Kinh sẽ không phản ứng thái quá, nhưng vị trí của các tàu chiến Mỹ ở vùng biển Đông sẽ dẫn đến một phản ứng,” ông Zhu nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: (Photo: ROSLAN RAHMAN/AFP/Getty Images)

Bởi Mỹ đã không chỉ muốn điều tàu tuần tra đến Biển Đông, mà còn khẳng định “sẽ hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.

Một vấn đề có thể gây ra xung đột giữa hai quốc gia là nếu Mĩ tiếp tục để xảy ra cuộc đối đầu như gần đây giữa máy bay do thám Mĩ và hải quân Trung Quốc.

Trước đây, vào năm 2001, máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ đã va chạm với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Sự va chạm khiến EP-3 phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt cho đến khi chính phủ Mỹ xin lỗi.

Nếu một máy bay do thám của Mỹ, chẳng hạn như một P-8, buộc phải hạ trên lãnh thổ Trung Quốc, nó có thể dẫn đến tình trạng nóng cho mối quan hệ hai nước.

Nguồn: Defensenews

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm tại Biển Đông

Phan Thanh Hung

VNTB – Đối thoại Shangri-La: Thủ tướng Singapore khuyến khích vai trò của Mỹ ở châu Á

Phan Thanh Hung

Quan chức quốc phòng nhóm họp trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo