Nhóm người ở Sài Gòn tuần hành ra biển Bình Thuận. Ảnh: Facebook Ngo Thu |
Cũng xin được nói thêm, từ việc Bộ Tài nguyên- Môi trường cho phép nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhận chìm khoảng 1triệu m3 chất thải xuống biển Bình Thuận đến việc Tổng công ty phát điện 3 đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau nạo vét, giới chuyên gia nghiên cứu về môi trường và biển đảo cho rằng; đây sẽ là một tiền lệ xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau và cả vùng biển Nam Trung Bộ giàu tài nguyên, dễ bị tổn thương. Không thể nói việc đổ thải hay nhận chìm thải đúng theo quy định của pháp luật bởi các Khu bảo tồn biển được thành lập theo quyết định của Chính phủ và việc tác động tiêu cực lên nó là đã vi phạm quy định của pháp luật. Ngoài ra, cũng chưa nói đến việc các vật, chất được phép nhận chìm thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển theo Nghị định 40 của Chính phủ ban hành vào tháng 05/2016, nói nó không gây ô nhiễm môi trường nhưng khi đổ xuống biển nó tạo hiện tượng phủ chùm tầng đáy biển, làm thay đổi sự sống của các sinh vật ở tầng đáy, các rạn san hô sẽ chết…vậy ô nhiễm môi trường chỉ là một khía cạnh mà ở đây còn nói đến việc hủy hoại môi trường biển./.
1 comment
Sao lại thế nhỉ