Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB) Trong những phiên tòa kiểu này, mức án thường được định trước, công lý và các quyền của bị cáo thực tế không tồn tại.
Tại Hà Nam, nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga đã bị kết án 9 năm tù và năm năm quản chế về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Cô bị kết án theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, một điều luật mà chính phủ hay sử dụng để bỏ tù giới blogger bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội. Gần khu vực xử án, nhiều nhà hoạt động và người ủng hộ cô không được phép vào phòng xử án và bị buộc phải đứng ở một nơi xa khu vực xử án trong thời gian xét xử.
Nhiều chính phủ ở châu Á đang phải đối phó với phong trào biểu tình đòi dân chủ và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Vụ bỏ tù của cô Nga là hành động mới nhất trong việc trấn áp các tiếng nói bất đồng trong thời gian trước cuộc họp thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) dự kiến sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11.
Hà Nội rất muốn không có những cuộc biểu tình trong thời gian thăm viếng của các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ở chiều ngược lại, các nhà phân tích dự đoán rằng các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà kinh doanh tư nhân sẽ nhìn nhận việc đàn áp giới bất đồng chính kiến một cách tích cực.
“Xoá bỏ các mối đe dọa” đối với nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đang kiểm soát xã hội.
Với Hội nghị thượng đỉnh APEC tập trung vào các vấn đề phát triển kinh doanh, đổi mới và phát triển bền vững, Việt Nam muốn giữ gìn hình ảnh của mình về việc tạo môi trường kinh doanh ổn định.
Đây không phải là một điều gì mới mẻ. Việc truy tố các công dân bằng những phiên tòa không công bằng và bỏ tù họ trong những điều kiện khủng khiếp là một chiến thuật nhằm hăm dọa giới bất đồng chính kiến, với giới blogger là mục tiêu được các nhà chức trách ưa thích.
Trong những phiên tòa kiểu này, mức án thường được định trước, công lý và các quyền của bị cáo thực tế không tồn tại.
Trở lại tháng 8 năm 2014, ba nhà hoạt động blogger đã bị kết án 3 năm tù vì đã gây ra “rối loạn trật tự công cộng” và “cản trở nghiêm trọng đến giao thông”, mặc dù việc bắt bớ của họ có liên quan nhiều hơn đến một thực tế là họ đang trên đường đến thăm một cựu tù chính trị. Các nhóm hoạt động lên án phiên tòa giả mạo và mang màu sắc chính trị nhưng chính quyền không đếm xỉa.. Thay vào đó, trong những cảnh tương tự như vụ xét xử của Nga, cảnh sát đã chặn 200 người, kể cả người thân của cô và không cho họ vào phòng xử án.
Kể từ đầu năm, Hà Nội không có các nhà hoạt động nữ quyền tham gia vào các hoạt động tranh đấu cho quyền phụ nữ trong thời điểm nhiều hoạt động về nữ quyền đang được tiến hành khắp Đông Nam Á. Việc nhắm mục tiêu là phụ nữ đi cùng với sự gia tăng bạo lực thể xác chống lại họ, phản ánh cách Đảng Cộng sản nhìn nhận phụ nữ trong xã hội Việt Nam.
Việc giam cầm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án nặng nề gây sự phẫn nộ quốc tế: trong khi bị giam giữ, cô bị các nhà chức trách đối xử tồi tệ, dẫn tới việc Ủy ban Nhân quyền Việt Nam kêu gọi chính phủ phóng thích tất cả phụ nữ đang bị giam giữ vì hoạt động nhân quyền.
Không có ai ngạc nhiên, điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, Quỳnh bị đưa đi tù 10 năm.
Quỳnh là một trong hàng ngàn phụ nữ hoạt động khắp Châu Á, những người đang phải đối mặt với sự phân biệt đối xử liên tục, những cuộc tấn công dữ dội, và thời gian tù giam lâu dài vì những nỗ lực chiến đấu cho gia đình và cộng đồng của họ.
Và việc bắt giữ các nhà hoạt động xảy ra hàng ngày, tình trạng của phụ nữ ở các nước Đông Nam Á – một khu vực có hồ sơ tồi tệ về quyền con người và phụ nữ, được dự báo sẽ tồi tệ hơn. Mặc dù các quốc gia độc lập xuất hiện từ khi cuộc chiến tranh thuộc địa ở Đông Nam Á kết thúc sau Thế chiến II đã cam kết bình đẳng giới trên giấy, nhưng thực tế thì vô cùng chậm chạp.
Một nghiên cứu về phụ nữ ở khu vực năm 2014 đã kết luận rằng phụ nữ ở Việt Nam, trong số các nước khác, có ít liên lạc xã hội bên ngoài gia đình và phụ thuộc nhiều hơn vào nam giới, dẫn đến sự cô lập nhiều hơn và trực tiếp góp phần vào làm tăng số phụ nữ tham gia vào mại dâm.
Trong chiến tranh Việt Nam, 5,000 phụ nữ Việt đã bị tấn công tình dục bởi lính Nam Hàn. Họ, cùng hàng chục nghìn người khác, bị xã hội xa lánh, và cả Việt Nam và Nam Hàn đều không quan tâm nhiều đến phúc lợi của họ. Những lời kêu gọi của họ đòi bồi thường đã không được phản hồi. Seoul từ chối thừa nhận sự tồn tại của họ, hoặc nói rằng những vụ hãm hiếp của binh lính Nam Hàn chưa từng xảy ra.
Do có nhiều lời kêu gọi để dỡ bỏ bức màn im lặng ở Việt Nam, Tổng thống Nam Triều Tiên Moon Jae-In và những người tiền nhiệm của ông ta đã phải đối mặt với những đòi hỏi phải xin lỗi các gia đình có người bị lính Nam Hàn hiếp dâm để có thể bắt đầu quá trình chữa những vết thương lòng.
Hà Nội có thể thực hiện thay đổi kinh tế mạnh mẽ, nhưng văn hoá lâu đời coi vai trò chủ yếu của phụ nữ là làm vợ và mẹ tiếp tục đụng độ với những nỗ lực để cải cách. Việc nhắm mục tiêu các nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục duy trì sự kỳ thị đối với phụ nữ.
Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách ký kết các hợp đồng kinh doanh trị giá hàng tỉ USD, điều quan trọng là phải tìm kiếm để khắc phục thất bại trong việc thúc đẩy quyền bình đẳng nam nữ.