Sự “Nhất trí duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông” đó ở cuộc hội đàm dường như là một thành công lớn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi lần này. Tuy nhiên, có vẻ Trung Quốc vẫn thích sử dụng lời nói vuốt ve, điều đó đồng nghĩa, họ cho phép các hành động phục vụ cho “lợi ích cốt lõi quốc gia” vẫn được tiến hành, mặc dù điều đó khiến cho sự trao đổi trong lần hội đàm của hai nhà lãnh đạo Đảng trở về giá trị zero.
Cụ thể, sau khi cả hai Tổng bí thư nhất trí kiểm soát bất đồng trên biển Đông thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Hoa là bà Xuân Oánh đã công bố kế hoạch cải tạo trên quần đảo Trường Sa, nơi giữa Việt Nam và Trung Quốc đều coi đó là thuộc chủ quyền của mình. Sự nhấn mạnh tính “cần thiết” trong cải tạo, nhằm hỗ trợ “hoạt động hàng hải và cứu trợ, dịch vụ nghề cá và hành chính cũng như phòng thủ quân sự”, tất nhiên là “thuộc phạm vi chủ quyền Trung Quốc”.
Điều này có làm phức tạp thêm tình hình? Chắc chắn là có, vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc trở cờ quá nhanh trong lời nói và hành động, liệu rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bất ngờ về mặt nhận thức “ý tưởng mới của Trung Quốc trong thúc đẩy quan hệ hai nước” hay không? Trước mắt là ở việc,Trung Quốc sẵn sàng hy sinh “duy trì đại cục” để bảo tồn cái lợi ích về mặt chủ quyền (mà Trung Quốc luôn nhấn mạnh)?
“Điều chúng tôi lo ngại là Trung Quốc không tuân thủ quy ước, luật pháp quốc tế và đang phô trương sức mạnh để ép các quốc gia khác phải phục tùng”, Tổng thống Obama nói tại một sự kiện ở Jamaica trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nước vùng Caribe.
Trong khi đó, liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển giữa Trung Quốc với các nước ở khu vực Đông Bắc và Đông Nam Á. Trong chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ – ông Carter đã lên tiếng quan ngại về “hành động của Trung Quốc, đẩy mạnh bồi đắp để tạo ra các đảo nhân tạo ở 6 rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam” hay còn gọi là nguy cơ quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ.
Tin bài liên quan trên Lao Động: Phát biểu tại một cuộc họp báo ngắn hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, hoạt động cải tạo và xây dựng trên quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông là cần thiết, để đối phó với nguy cơ các trận bão trong khu vực với nhiều tàu ở xa đất liền.“Chúng tôi đang xây dựng các nơi trú ẩn, hỗ trợ hoạt động hàng hải và cứu trợ cũng như các dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, dịch vụ nghề cá và các dịch vụ hành chính khác để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho Trung Quốc, các nước láng giềng và các tàu thuyền cá nhân trên Biển Đông”, theo bà Hoa. |
Hình ảnh vệ tinh ngày 17/3 cho thấy một đảo nhân tạo nổi lên ở Bãi Vành Khăn |
Bà Hoa cũng cho biết, các đảo và rạn san hô cũng sẽ đáp ứng yêu cầu phòng thủ quân sự của Trung Quốc, tuy nhiên không nêu rõ điều này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nhấn mạnh: “Các hoạt động xây dựng có liên quan hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Điều đó là công bằng, hợp lý, hợp pháp, không ảnh hưởng và không nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào”.
Hình ảnh Đá Châu Viên ngày 15/11/2014 |
Trong tuyên bố chung hôm 8.4, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông và tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông.