Financial Review, ngày 22/12/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Trong một thời điểm dường như Trung Quốc có thể dẫn dắt thế giới.
Khi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử nhờ vào cam kết bỏ qua hiệp định thương mại đa phương lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại và không đếm xỉa đến hiệp định lịch sử về biến đổi khí hậu, Bắc Kinh bước vào khoảng trống mờ ảo đó.
Trung Quốc đã bất ngờ thúc đẩy một khu vực thương mại tự do mới và hứa sẽ không chỉ gắn bó với thỏa thuận khí hậu Paris mà còn cam kết để thúc đẩy nó.
Những trò lố của một lãnh đạo tương lai của Mỹ đã buộc Trung Quốc – túi đấm ưa thích của Trump trong chiến dịch bầu cử – nổi lên như một công dân toàn cầu gương mẫu.
Trong khoảng thời gian 18 tháng trước đó, là khoảng thời giam mà Bắc Kinh đã bắt tay vào một chương trình đảo xây dựng lớn ở Biển Đông với sự quan ngại của các nước láng giềng, lờ đi phán quyết của Tòa án quốc tế về các vùng biển tranh chấp và nhốt hàng trăm luật sư nhân quyền trên mảnh đất của mình, thì thái độ mới này trong vai trò của người bảo vệ của toàn cầu hóa là rất đáng hoan nghênh.
Nhưng trong những tuần gần đây đã có một kiểm tra thực tế khi sự sẵn sàng và khả năng lãnh đạo của Trung Quốc đã bị đặt câu hỏi và sự phức tạp và thách thức trong việc đàm phán thỏa thuận thương mại khu vực, và việc tìm kiếm nền tảng chung về biến đổi khí hậu, chìm trong chính sách.
Các bên liên quan
Quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ không chỉ tăng lãi suất, nhưng cũng báo hiệu sẽ có thêm ba lần tăng trong năm 2017 làm đau đầu các nhà hoạch định kế hoạch của Trung Quốc, tăng nguy cơ rút vốn đầu tư và gây áp lực thêm lên đồng nhân dân tệ.
Trong khi đó, Bắc Kinh quan ngại về việc Trump gọi điện cho Tổng thống Đài Loan sẽ phá vỡ khung mà thế giới vẫn dùng đối với Trung Quốc. Kết hợp với việc Trung Quốc lắp đặt vũ khí ở các đảo nhân tạo mà nó xây dựng ở Biển Đông, sự việc này có thể làm gia tăng căng thẳng, gây ra gián đoạn ngoại giao hoặc tệ hơn là xung đột quân sự.
“Khi bạn nhìn vào những gì đang xảy ra trên thế giới, có rất nhiều bất ổn,” Peter Drysdale từ Vụ Nghiên cứu Kinh tế Đông Á tại Đại học Quốc gia Australia nói.
“Từ những gì đang xảy ra ở châu Âu với việc tách khỏi khối của Anh quốc và việc bầu cho Trump, môi trường toàn cầu và nền kinh tế đang bị thách thức theo một cách mà chúng ta chưa từng đối mặt trong một thời gian rất dài.”
Drysdale nói phải đối mặt với những thách thức vị trí rõ ràng cho lãnh đạo để đảm bảo một môi trường mở, kinh tế châu Á.
Những thách thức nội bộ
Nhưng, Trung Quốc, quốc gia lớn nhất của khu vực, có những thách thức nội bộ riêng của mình trong năm 2017.
Đại hội Đảng Cộng sản, được tổ chức tháng 10 hoặc 11 năm tới, sẽ là một cuộc đại tu đối với dàn lãnh đạo của Tập Cận Bình. Năm trong số bảy bảy thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tới tuổi nghỉ hưu năm tới, tạo điều kiện cho những người khác nắm vào các vị trí này. Ban Thường vụ mới sẽ xác định Tập, người gần đây được gắn với danh hiệu “lãnh đạo nòng cốt” có phải là nhân vật mạnh nhất kể từ Đặng Tiểu Bình. Cũng trong năm 2017, một cuộc bầu cử cho chức vụ đặc khu trưởng Hồng Kông sẽ được tổ chức trong bối cảnh bất mãn ngày càng tăng chống lại sự kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh trên lãnh thổ bán tự trị.
Đồng thời, nền kinh tế của Trung Quốc, ổn định trong năm 2016, đang đối mặt với những thách thức đáng kể trong 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng vốn chạy ra nước ngoài tăng, đầu tư tư nhân yếu, thị trường bất động sản quá nóng và mức nợ cao. Gói kích thích tín dụng, được bắt đầu từ cuối năm 2015 và làm hồi sinh ngành công nghiệp cũ, trì hoãn những nỗ lực để thay đổi nền kinh tế từ sự phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng đầu tư đến nền kinh tế tiêu dùng và dịch vụ phát triển.
“Cảm giác của tôi là Trung Quốc không thực sự muốn lãnh đạo,” Nick Bisley, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học La Trobe nói.
“Trung Quốc muốn ở trong bóng tối và lặng lẽ thực hiện công việc của mình. Tôi nghĩ rằng Đại hội Đảng và nền kinh tế sẽ chiếm hết tâm trí của đội ngũ lãnh đạo,” ông nói.
“Có một bong bóng sắp vỡ? Hệ thống ngân hàng yếu kém? Tất cả những vấn đề nổi cộm trong 18 tháng qua vẫn còn đó. Việc tham dự toàn cầu của Trung Quốc sẽ ở mức thấp.”
Thúc đẩy thương mại
Cho đến nay, Trung Quốc đã báo hiệu sự quan tâm mạnh mẽ của nó trong việc thúc đẩy một thỏa thuận thương mại khu vực mới. Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương với 11 nước khác, một thỏa thuận mà chính quyền Obama phấn đấu để đạt được thỏa thuận với các chính phủ Nhật Bản, Australia, Singapore và Việt Nam nhưng không có Trung Quốc.
Trong khi đó, các nước Đông Nam Á, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, đã thương lượng về khu vực hợp tác kinh tế toàn diện (RCEP), không bao gồm Mỹ. Các nhà phân tích đã gọi RCEP là phiên bản hoàn thiện hơn của TPP bởi vì nó là không thể áp dụng các quy định mạnh mẽ hơn về môi trường, lao động, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Bắc Kinh cũng đã thúc đẩy một kế hoạch cho một khu vực tự do thương mại của khu vực châu Á Thái Bình Dương (FTAAP) mà sẽ bao gồm tất cả 21 nền kinh tế tham gia vào các nhóm Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và RCEP có thể là một tiền thân của một thỏa thuận như vậy.
“Rất nhiều trách nhiệm sẽ thuộc về châu Á về giả định quyền lãnh đạo về thương mại mở và chiến lược chính sách kinh tế”, Drysdale nói.
“Nếu họ có một số thỏa thuận rõ ràng đáp ứng hoặc gần như đáp ứng tham vọng TPP một cách hợp lý thì đó sẽ là một tín hiệu tốt cho phần còn lại của thế giới rằng có một số cơ sở để lãnh đạo.”
Tuy nhiên, cùng lúc đó là một trận chiến đang âm ỉ khi Trung Quốc muốn được các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, một điều sẽ làm cho họ khó có thể áp dụng các biện pháp chống phá giá đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố nhuq là một phần của thỏa thuận ban đầu về việc gia nhập WTO vào năm 2001 rằng nó sẽ tự động được công nhận là nền kinh tế thị trường sau 15 năm. Mỹ và châu Âu không đồng ý, lập luận Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường và chính phủ nước này trợ giá nhiều cho một số ngành công nghiệp. Trong năm qua, ví dụ, ngành thép toàn cầu đã cáo buộc Trung Quốc tràn ngập thị trường với sản phẩm giá rẻ.
Về biến đổi khí hậu, Trung Quốc đang giữ vai trò lãnh đạo theo mặc định. Trump tuyên bố khái niệm của sự nóng lên toàn cầu đã “tạo ra bởi và cho người Trung Quốc để làm cho Mỹ mất sự cạnh tranh”, và thay đổi chính sách về biến đổi khí hậu.
Khí hậu thay đổi
Bắc Kinh đã làm cho nó rất rõ ràng bất kể những gì Washington có thể làm, nó sẽ không lờ đi những cam kết tại Paris nhằm giảm phát thải và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
“Chúng tôi không muốn cạnh tranh với Mỹ về vai trò lãnh đạo nhưng nếu Hoa Kỳ từ chối, chúng tôi sẽ không có lựa chọn,” Zhang Haibin, một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, người đã tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách biến đổi khí hậu, nói.
Là người gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẵn sàng hành động một phần là do mục tiêu quốc gia rộng hơn để có không khí trong sạch, nâng hiệu quả sử dụng năng lượng và nâng cao năng lực công nghiệp hiện đang lạc hậu.
“Những việc này là mối quan tâm của Trung Quốc,” Giáo sư Zhang nói.
Trong khi thái đội của Trump về môi trường đã khá rõ ràng, thì cách tiếp cận của ông về vấn đề Đài Loan và tranh chấp ở Biển Đông thật sự chưa rõ ràng. Sau một chiến dịch tranh cử mà trong đó ông tuyên bố ủng hộ một chính sách đối ngoại biệt lập hơn và một sự đảo ngược chính sách “trục châu Á” của chính quyền Obama, ông đã gây ngạc nhiên về những phát biểu về hai vấn đề nóng bỏng trong khu vực.
Vấn đề Đài Loan
Điều đầu tiên ông làm sau cuộc bầu cử là một bước khiêu khích chấp nhận một cuộc gọi điện thoại chúc mừng từ Đài Loan của Tổng thống Tsai Ing-wen, làm gián đoạn 37 năm ngoại giao. Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan như một tỉnh ly khai và rằng sẽ một ngày nó lấy lại. Kết quả là, hầu hết các nước tuân thủ chính sách Một Trung Quốc và lựa chọn không có quan hệ chính thức với Đài Bắc.
Ông Bisley trông đợi Mỹ sẽ thể hiện nhiều cơ bắp hơn đối với Trung Quốc và những người thuộc ekip của Trump chọn Đài Loan để thể hiện điều đó.
“Các tân bảo thủ đang trở lại với một sự trả thù,” ông nói. “Tôi chỉ hy vọng họ nhận ra rằng Bắc Kinh không phải là Baghdad. Đó là một đất nước thực sự với một quân đội thực sự và Đài Loan mà họ đã lựa chọn một vấn đề mà không thể bùng nổ hơn.”