VNTB – Thời hiệu của đơn tố cáo Thích Chân Quang

VNTB – Thời hiệu của đơn tố cáo Thích Chân Quang

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Mạng xã hội đang lan truyền “Đơn tố cáo” Thượng tọa Thích Chân Quang về các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

 

Lá đơn này được đứng tên là Phạm Ngọc Sơn, nguyên quán ở xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, thường trú ở tổ 4, khối 1, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc. Người làm đơn ký ngày 13-11-2010, nơi nhận là hàng loạt cơ quan chuyên trách như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng cục An ninh, Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu…

Cuối lá đơn có ghi số điện thoại liên lạc của người làm đơn: 0935.605.389.

Nội dung tóm tắt của lá đơn là tố cáo loạt hành vi được dẫn chứng của việc tổ chức của hội đoàn có yếu tố chính trị của Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang.

Về cơ sở pháp lý thì theo khoản 1, Điều 144, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: “1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.

Cá nhân có thể thực hiện việc tố giác tội phạm bằng các hình thức: Tố giác trực tiếp tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền; Tố giác bằng việc gửi đơn, tài liệu qua dịch vụ bưu chính, trình bày qua điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác.

Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT của Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính: Quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo.

Theo đó, tại Điều 10 “Tiếp nhận, phân loại xử lý tố cáo” của Thông tư liên tịch kể trên, khi nhận được tố cáo, cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo xem xét, phân loại xử lý như sau:

“1. Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày kể từ khi tiếp nhận tố cáo, 12 giờ đối với tố cáo quy định tại khoản 4 Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự, phải tiến hành kiểm tra, xác minh về họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về tố cáo. Trường hợp người tố cáo trực tiếp đến tố cáo thì phải yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân.

Tố cáo đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý để giải quyết, thông báo việc thụ lý bằng văn bản cho người tố cáo nếu có yêu cầu.

Tố cáo không đủ điều kiện thụ lý thì thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đơn hoặc biên bản ghi nội dung tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo nếu có yêu cầu.

3. Không xem xét, giải quyết đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ, hoặc sử dụng họ tên của người khác; hoặc nội dung tố cáo đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết mà người tố cáo không đưa ra được chứng cứ mới. Nếu thông tin tố cáo không rõ tên người tố cáo nhưng cung cấp tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn tiến hành thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để tiến hành thanh tra, kiểm tra phục vụ công tác quản lý.

4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật ngoài hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng hoặc người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; tố cáo hành vi tố tụng của người không có thẩm quyền tiến hành tố tụng, hoặc người không được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khác thuộc cơ quan tiến hành tố tụng thì xử lý theo quy định của Luật tố cáo”.

Lưu ý là pháp luật hiện nay không quy định về thời hạn tố giác. Mặt khác, vì tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi mà pháp luật quy định một số tội không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm sau đây: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII; Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI; Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354.

Như vậy, khi có tố giác về tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận tố giác và xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không. Nếu như có đầy đủ căn cứ và xét có thuộc trường hợp thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.

Từ cơ sở đó cùng với việc Thượng tọa Thích Chân Quang bị kỷ luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm”, cho thấy rất cần việc công khai việc xử trí ra sao về nội dung lá đơn tố cáo Thượng tọa Thích Chân Quang như nêu ở phần đầu bài viết này.

Dưới đây là những hình ảnh liên quan về lá đơn tố cáo, và quyết định cấm thuyết giảng.

Quyết định cấm thuyết giảng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

 

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)