Giang Nam
(VNTB) – Không khi chuẩn bị báo hiệu một đại hội Nhà văn VN đáng chú ý và nghiên cứu, gần như tư thế chờ đón Đại hội đảng XII năm tới vậy.
Nhà văn là gì?
Phương Tây người ta gọi là Writer, tức người viết văn nói chung, nói riêng chỉ văn xuôi, kịch. Nếu là nhà thơ thì gọi Poet, tức là người làm thơ (gốc từ poem, poetry).
Giản dị và thực tế hơn, phương Tây gọi Hội nhà văn là Pen Club(câu lạc bộ cầm bút). Đừng nói như thế là phương Tây họ coi thường nhà văn nha (bằng chứng là nhà thơ Victor Hugo yên nghỉ cùng các nhà văn, nhà khoa học và vua chúa lỗi lạc nhất của nước Pháp trong điện Pantheon giữa thủ đô. Trong các nhà văn lỗi lạc nằm kề bên ông có hai nhà văn JJ. Rousseau và Montesquieu cha đẻ của nền cộng hòa nữa đấy).
Phương Tây tự do lập tổ chức nhà văn như là tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa, để trao đổi thông tin và sinh hoạt nghệ thuật, khi cần thiết thì bênh vực lẫn nhau nếu có sự cố.
Phương Đông phong phú cách gọi hơn: thi nhân, thi sĩ, văn sĩ, văn nhân, ngày nay TQ gọi người viết văn nói chung là “tác gia” (người sáng tác). Suốt chiều dài lịch sử văn học TQ, các văn nhân thi sĩ tự nguyện lập nhóm (hội) gọi là trường phái, lưu phái văn học. Có khi chỉ có ba người đã lập một hội, phái, môn. Tiêu chí cơ bản là cùng ưa thích một khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật. Đơn giản và đúng nghĩa “hội” thế thôi.
Người Việt tôn xưng nhà văn, nhà thơ. Vốn gốc cũng là dịch từ tiếng Hán thôi, nhưng người Việt rất trọng chữ “nhà” để xác nhận người ấy thành thạo, giỏi đầy đủ, toàn diện về mặt văn chương, đáng làm thầy cho thiên hạ. Trước Cuộc cướp chính quyền 1945, có nhiều trường phái văn học ở Việt Nam, có hội xưng danh như Tự lực văn đoàn, hoặc không xưng danh riêng biệt mà lấy tên tờ báo hay nhà xuất bản để gọi tên (như báo Phong hóa, nhà xuất bản Ngày nay, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí …). Thời này văn học dân tộc tự do trăm hoa đua nở tưng bừng sắc hương như thế nào tưởng không phải kể lể vì giáo trình lịch sử văn học chính thống đã kể rồi. Chỉ có điều các giáo sư tác giả giáo trình rụt rè không dám rút ra nhận định cuối cùng: Tự do là sự sống còn của nghệ thuật, điều kiện tiên quyết của nghệ thuật.
Ngày xưa các triều đại phong kiến VN chưa từng tổ chức xét cấp danh hiệu nhà văn nhà thơ cho ai. Trừ ngoại lệ vua Lê Thánh Tôn lập ra hội Tao đàn gồm 28 hội viên (chữ Hán hồi ấy gọi là “nhị thập bát tú”). Tự gọi hội mình gồm 28 ngôi sao, vua Lê cũng chỉ thể hiện tính lãng mạn, vui vui vậy thôi chứ không phải kiêu ngạo hay chính thống bằng văn bản. Vua Lê cũng dư biết rằng, gọi ai là thi nhân thi sĩ là do công chúng tự phát truyền miệng, chứ có văn bản pháp quy nào xác định đâu.
Thi hào Nguyễn Du (1765– 1820) chẳng được ai công nhận hội viên Hội nhà thơ trào Nguyễn, chẳng những thế vua Tự Đức (1829- 1883) say mê Truyện Kiều nhưng vẫn dọa đánh đòn thi nhân nếu ông còn sống (vua Tự Đức ra đời khi Nguyễn Du đã mất được 9 năm)/ Vua Tự Đức bực bội chỉ vì câu thơ “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” khi thi hào miêu tả Từ Hải. Nhưng vua cũng chỉ dọa cho vui chứ không cấm xuất bản Truyện Kiều, không bắt ban biên tập phải sửa chữa câu nào. Ở nước ta, rất ít những vụ án văn tự xảy ra (cùng lúc đó thời Minh và Thanh đầy rẫy những vụ án văn tự, gọi là Văn tự ngục).
“Thuở trời đất nổi cơn Đại hội”
Vì sao ngày nay chế độ cộng sản ưu việt gấp triệu lần tư bản phải lãnh đạo quản lý cả việc xét hội viên và đẻ ra cơ man nào là “danh hiệu” và “giải thưởng” ? Đây là cái tổ con chuồn chuồn: học tập rập khuôn Liên Xô XHCN. Họ làm thế để quản lý, nắm chặt văn nghệ sĩ, thế thôi, dễ hiểu quá. Đâu phải vì họ coi trọng văn nghệ sĩ !
Qua chín kỳ đại hội nhà văn khu vực năm 2015, rất nhiều phát ngôn hay và dở, tự do và khuôn phép đã được đăng tải cho bạn đọc nghe. Cái thời mà nhà thơ Nguyễn Duy đã ngậm ngùi cảm tác “Đại hội nhìn từ gần” (Nguyễn Duy):
Thuở trời đất nổi cơn Đại hội,
Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên;
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai xuyên tạc cho nên nỗi này.
Trống Hà Thành lung lay bóng nguyệt,
Sương Ba Đình mù mịt thức mây;
Mấy lần Nghị quyết trao tay,
Đêm đêm bàn bạc định ngày khai trương
Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên;
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai xuyên tạc cho nên nỗi này.
Trống Hà Thành lung lay bóng nguyệt,
Sương Ba Đình mù mịt thức mây;
Mấy lần Nghị quyết trao tay,
Đêm đêm bàn bạc định ngày khai trương
TS Nguyễn Xuân Diện cũng ngâm họa lại: “ĐẠI HỘI VIII HỘI NHÀ VĂN NGÂM KHÚC TOÀN VĂN (họp tại Hà Nội từ 2- 6/8/2010) :
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!
Khắp các web dở hay mọi nhẽ
Khói thuốc lào vần vũ quán văn!
Khắp nơi tán chuyện lăng nhăng,…
(họa Chinh phụ ngâm khúc)
“Nhà thơ” Đặng Huy Giang (ai biết ông này có câu thơ, bài thơ nào hay ho xin mách cho biết với) đại biểu dự đại hội khối Hà Nội hăng hái phát biểu: “… nhà thơ Đặng Huy Giang nổ phát đầu tiên ăn giải nhanh nhạy. Ông cho rằng Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập có tuyên ngôn, có trang web mà chưa được phép là tổ chức bất hợp pháp rồi, Tây Tầu đều thế đâu chỉ nước mình. Tôi đồng tình với trả lời của Chủ tịch Hữu Thỉnh trên báo Văn nghệ. Tự do là do mình, có khi ngồi tù vẫn tự do ! (Ý này rất độc đáo) Nhà Phật cũng nói thế ! Gần đây có một vài trang mạng chửi Hội Nhà văn thậm tệ, tôi đề nghị Hội phải có công văn chính thức phản đối” (trích chú Tễu blog).
Cây bút Đặng Huy Giang mê ngủ rồi, ông này chẳng biết tý gì đến lịch sử văn học tổ tiên dân tộc Việt thì mần thơ sao đặng?
Không thể kể xiết dư luận ồn ào về Đại hội NV năm 2015, chỉ dẫn một phát ngôn Đặng Huy Giang để thấy cách quản lý văn nghệ dưới sự chỉ huy của cây gậy nào đó.
Không khi chuẩn bị báo hiệu một đại hội Nhà văn đáng chú ý và nghiên cứu, gần như tư thế chờ đón Đại hội đảng XII năm tới vậy.