Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tiền đâu để mua nhà ở xã hội?

Thay đổi luật công đoàn

Quỳnh Liên

 

(VNTB) – Người lao động hiện nay nói chung rất khó tiếp cận với chính sách nhà ở xã hội của nhà nước.

 

Bạn đọc viết

600 triệu đồng ở thời điểm hiện tại là số tiền dễ kiếm hơn so trước đó nhiều, thế nhưng…

Theo thông báo thì nhà ở xã hội ở tỉnh Quảng Nam có giá bán khoảng 600 triệu đồng cho căn hộ vẫn đang trong giai đoạn… dự án. Đối tượng đăng ký mua là đang làm việc tại các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Mức giá 500 đến 600 triệu đồng đối với những lao động nơi đây xem ra là số tiền không hề nhỏ; và khoản bạc cả trăm triệu ấy sẽ dễ dàng có hơn khi đó là những lao động làm việc ở Công ty Pouyuen tại Sài Gòn khi ‘buộc nghỉ việc’ thì thâm niên nhất sẽ nhận được khoản ‘tiền đền bù’ lên 3 chữ số.

Một nguồn thu đột xuất khác có thể của người lao động, đó chính là việc ‘chia tiền đền bù’ từ một dự án quy hoạch giải tỏa mà thân nhân của lao động ấy có được, và ‘chia’ lại như một phần của chuyện ‘chia gia tài’ quen thuộc trong đời sống gia đình người Việt.

Trong tình cảnh việc làm bấp bênh như hiện nay, với các đô thị công nghiệp như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… tôi nghĩ rằng người lao động nói chung rất khó tiếp cận với chính sách nhà ở xã hội của nhà nước.

Do vậy, cần nhanh chóng nghiên cứu chính sách hỗ trợ phù hợp như lãi suất ưu đãi, trả góp dài hạn để giúp công nhân hiện thực hóa giấc mơ an cư, từ đó có thêm động lực để gắn bó lâu dài với địa phương mà người lao động đang tin rằng đó là nơi ‘đất lành chim đậu’.

Để nhà ở xã hội có giá bán phù hợp túi tiền của đại đa số người lao động hơn, tôi nghĩ rằng quan trọng bậc nhất còn là các chính sách thích hợp để khuyến khích, thu hút các nguồn lực tư nhân vào lãnh vực xây dựng nhà ở xã hội.

Đơn cử về chuyện đồng vốn tư nhân. Hiện tại, Luật Nhà ở cho phép nhà ở khai thác cho thuê có thuế thấp hơn so với nhà ở kinh doanh, nhưng Luật Thuế lại không đề cập nội dung này, dẫn đến bất cập trong việc áp dụng chính sách thuế cho các dự án nhà ở xã hội. Như vậy, cần sửa đổi và đồng bộ hệ thống pháp luật, từ Luật Nhà ở đến Luật Thuế, Luật Kinh doanh.

Những nhà lập pháp cũng không thể đứng ngoài cuộc trong chuyện tạo lập các chính sách giúp ‘an cư lạc nghiệp’. Bởi từ đơn cử về chuyện đồng vốn tư nhân vừa nêu, cho thấy hiện nay 3 luật có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến thị trường bất động sản cần được sửa đổi cùng một lúc, đó là: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên rất tiếc và thất vọng khi vấn đề quy hoạch đất đai để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân lao động trong khu công nghiệp, những người làm công ăn lương là rất mờ nhạt khi các nhà lập pháp ngồi lại cho tu chỉnh luật.

Trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai quy định rất chung chung, không có cụ thể nào về quy hoạch đất trong các khu công nghiệp mà phải dành ra phần để xây dựng nhà ở cho công nhân.

Tôi nghĩ rằng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải quy định đất để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp; hình thức để cho công nhân có thể thuê với giá ưu đãi. Nếu quy định là mua thì tôi sợ là với thu nhập của mình, công nhân chưa đủ sức mua.

Tôi cũng đề nghị nếu trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nếu chưa đưa ra được nguyên tắc thì nên có văn bản ở dưới hoặc nghị định của Chính phủ quy định riêng về tiếp cận đất đai, sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp.

Đây là vấn đề bức xúc, bởi nếu không giải quyết được thì không đảm bảo được sự phát triển bền vững trong khu công nghiệp, thì khi mà chỉ cần một cơn dịch đi qua, sự tháo chạy của người lao động đã khiến cả nền kinh tế lao đao đến tận hôm nay.


Tin bài liên quan:

VNTB – Nó để lại gì?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Việt Nam vẫn nợ Quyền tự do hiệp hội của người lao động theo Công ước 87

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Người lao động Việt Nam đang khốn khổ hơn trước

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.