Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trung Quốc đâm bị thóc thọc bị gạo ở Biển Đông

Nguyệt Đình 

Trung Quốc đâm bị thóc thọc bị gạo ở Biển Đông

Hôm 7 tháng 8 năm 2020, cơ quan Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), trực thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương của Đại học Bắc Kinh, đã công bố một báo cáo tố cáo tàu cá Việt Nam xâm nhập lãnh hải các quốc gia khác trong vùng biển Đông.

Bản báo cáo có tiêu đề  “Hoạt động bất hợp pháp của tàu đánh cá Việt Nam vẫn ở mức cao trong tháng 7” cho biết có hàng ngàn tàu cá Việt Nam đang hoạt động ở Biển Đông và hàng trăm tàu trong số đó đang xâm nhập  lãnh hải và tiến hành đánh bắt cá trái phép trong hải phận của các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Campuchia.

Theo báo cáo khoảng 100 tàu cá Việt Nam đang họat động trong vùng hải phận Campuchia thuộc Vịnh Thái Lan. Con số này đã giảm đi 30% so với 157 tàu cá trong khu vực này hồi tháng Sáu.

Các tàu cá Việt Nam cũng hiện diện ở vùng biển gần tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ít nhất 702 tàu cá Việt Nam xâm nhập lãnh hải Trung Quốc trong tháng bảy và đi lại với tần suất cao. 

Ngoài việc cáo buộc tàu cá Việt Nam đánh bắt trái phép, không báo cáo và không tuân theoquy định (IUU), báo cáo còn cáo buộc một số tàu cá Việt Nam còn có các hoạt động đặc biệt khác mà cơ quan này cho là thuộc lực lượng dân quân biển của Việt Nam tham gia các hoạt động dọ thám.

Trong vùng biển tây  Malaysia và khu vực quần đảo Natuna của Indonesia, có 234 tàu cá Viêt Nam hoạt động trái phép.

Bản báo này còn cung cấp đầy đủ thông tin của các tàu cá mà Trung Quốc cáo buộc hoạt động trái phép như tên tàu cá, mã số, thời gian và vị trí khi xâm nhập hải phận các quốc gia khác.

Sau khi lực lượng hải cảnh Malaysia bắn chết một ngư dân Việt Nam trên biển, có lẽ Trung Quốc muốn chứng minh rằng việc đánh bắt cá trái phép của phía Việt Nam đang gây rắc rối cho các quốc gia trong vùng.

Bản báo cáo cùng đề cập đến bản ghi nhớ Việt-Mỹ được ký kết ngày 22 tháng 7 về tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản nhằm bảo đảm duy trì bền vững nguồn lợi sinh vật biển và đấu tranh phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định.

Cùng với việc phía Mỹ còn muốn  hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ bất hợp pháp trên biển, cơ quan nghiên cứu của Trung quốc đặt câu hỏi khó cho Hà Nội là Mỹ không có quyền  thực thi pháp luật ở Biển Đông vậy thì liệu Việt Nam có muốn chuyển giao quyền lực cho Mỹ hay không.

Bản báo cáo  yêu cầu Việt Nam  phải cho tàu cá đang hoạt động trái phép quay trở về vì cộng đồng quốc tế mông muốn chứng kiện  bằng chứng rõ ràng rằng Việt Nam cùng Mỹ  đã sớm có giải pháp cho các vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định.

Hải cảnh  Trung Quốc đã có những biện pháp cứng rắn hơn đối với các tàu cá Việt Nam này. Hàng chục tàu cá xâm nhập của Việt Nam đã bị lực lượng thực thi pháp luật Quảng Tây  bắt giữ và đang tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng họ có ý định bảo tồn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường hàng hải khi cho  thực thi lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè. Phía Trung Quốc cáo buộc chính phủ Việt Nam lợi dụng thiện chí này của họ “một cách ác độc”. Nếu không có sự cạnh tranh và đối trọng của các tàu cá Trung Quốc, các tàu cá Việt Nam chỉ cần né tránh một số lượng hạn chế tàu chấp pháp của Trung Quốc, do đó ngày càng gia tăng một cách vô nguyên tắc.

Malaysia bắt giữ 9 tàu cá Việt Nam 

Ngư dân Việt Nam đánh chìm tàu cá để tránh bị Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) bắt giữ, sau khi bị bắt quả tang xâm phạm và đánh cắp tài nguyên biển của Malaysia.

Giám đốc Pahang MMEA ông Amran Daud 7 thuyền đã bị bắt giữ ở khoảng cách 68 đến 147 hải lý từ Kuala Kemaman trong khi 2 thuyền khác bị tạm giữ ở Kelantan, vào tối hôm 17 tháng 8.

Trong khi kéo thuyền vào cầu cảng Kemaman Maritime, hai ngư dân Việt Nam đã phá cho thuyền bị rò rỉ và khiến thuyền bị chìm cách Kuala Kemaman 30 hải lý vào lúc 3,34 sáng hôm 18 tháng 8. Tuy nhiên, ba nhân viên lực lượng thực thi Hàng hải Malaysia cùng với hai ngư dân trên tàu đã được cứu thoát.

Chúng tôi tin rằng các ngư dân Việt Nam hành động như vậy để phi tang bằng chứng. Trước đó họ đã thực hiện các hành động nguy hiểm tương tự. ”ông nói trong cuộc họp báo tại Căn cứ Khu vực Hàng hải Kemaman.

Ông nói thêm rằng bốn tàu cá cũng sử dụng số đăng ký thuyền của Malaysia với mục đích đánh lừa chính quyền và tránh bị bắt giữ.

Ngoài ra phía Malaysia còn thu giữ 15 tấn hải sản, 20.000 lít dầu diesel và thiết bị đánh cá trị giá 10 triệu RM, không kể chiếc tàu cá bị chìm. Tất cả tang vật và ngư dân đã được đưa vào bờ để điều tra thêm.

Tất cả 111 ngư dân, bao gồm cả thuyền trưởng, tuổi từ 17 đến 55, không có bất kỳ giấy tờ tùy thân hợp lệ nào.

Được biết kể từ ngày 26 tháng 6 đến nay, 45 tàu đánh cá nước ngoài với 502 thủy thủ đoàn cùng thuyền trưởng đã bị giam giữ dưới quyền ở Ops Kuda Laut.

Ông cho biết MMEA sẽ không thỏa hiệp với các ngư dân nước ngoài xâm phạm vùng biển của Malaysia và đánh bắt hải sản trái phép.

Ông nói: “Công tác tuần tra và giám sát sẽ tiếp tục được tăng cường để ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào vi phạm luật hàng hải,” ông nói.

Thái Lan bắt 4 tàu cá và 36 ngư dân Việt Nam ở Vịnh Thái Lan

Các nhà chức trách ở Deep South, Thái Lan hôm thứ Ba cho biết họ đã bắt giữ 36 ngư dân Việt Nam và tịch thu bốn tàu cá vì tình nghi đánh bắt trộm trong vùng biển Thái Lan.

Vụ bắt giữ diễn ra hai ngày sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển của Malaysia bắn chết một thuyền viên đánh cá Việt Nam ở Biển Đông, và vài tuần sau khi chính quyền Indonesia bắt giữ ba tàu Việt Nam vì cáo buộc đánh bắt hải sản trộm.

Đại úy Thiranan Madaeng cho biết: Các quan chức đã nhận được thông báo về sự hiện diện của các tàu đánh cá Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km) của Thái Lan và cách Mũi Tachi ở tỉnh Pattani khoảng 92 hải lý (170 km). thuộc Trung tâm chỉ huy thực thi trên biển của Hạm đội 2 Thái Lan.

Ông cho biết cảnh sát huyện Yaring đã đệ trình năm cáo buộc đối với 36 ngư dân về việc ,đánh bắt cá không phép và nhập cảnh bất hợp pháp. 

Các thuyền viên có thể bị phạt tới 6.000 đô la Mỹ (187.000 baht) và các thuyền trưởng sẽ bị phạt cao hơn, tùy thuộc vào kích thước thuyền của họ, những người bị bắt giữ thường bị xét xử tại tòa án và trục xuất càng sớm càng tốt.

Ông Thiranan cho biết nhà chức trách đã bắt giữ 165 thuyền viên Việt Nam và tịch thu 26 tàu thuyền kể từ tháng 10/2019.

Đại sứ quán Việt Nam chưa trả lời yêu cầu bình luận của BenarNews.

Tại Indonesia, nhà chức trách đã bắt giữ một tàu Việt Nam và 9 thuyền viên chở hai tấn cá vào ngày 26 tháng 7 vì bị cáo buộc hoạt động trái phép ở Biển Bắc Natuna giáp Biển Đông. Vào ngày 21 tháng 7, giới chức Indonesia đã bắt giữ hai tàu đánh cá của Việt Nam sau những một cuộc ẩu đả kịch liệt.

 

Tin bài liên quan:

Việt Nam 2019: Chưa thoát khỏi ngã ba đường

Phan Thanh Hung

Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới

Phan Thanh Hung

VNTB – Quan hệ Việt – Mỹ: Ngày vui ngắn chẳng tày gang!

Phan Thanh Hung

3 comments

Hồng Nhất Chanh 22.08.2020 1:12 at 01:12

Tại sao Ngư dân việt nam kg nghĩ lại lãnh đạo cộng sản hô chí minh phát cờ đỏ sao vàng được gọi là cờ tổ quốc cho ngư dân đi biển mà gặp tàu trung quốc cũng bị bắt ngay trên lãnh hãi việt nam sao kỳ vậy . Ngư dân việt nam hãy treo cờ vàng ba sọc đỏ trung quốc sẽ kg dám vì đó là vùng biển của việt nam cộng hòa

Reply
Minh Tangtuyet 22.08.2020 1:12 at 01:12

Cũng do sự hèn kém của bọn Trọng, Phúc lại càng kích thích sự côn đồ, man rợ của bọn giặc Tàu…

Reply
Nguyễn Mê Linh 22.08.2020 1:12 at 01:12

Đâm bị thóc ,chọc bị gạo ;không phải “thọc”!

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo