Việt Nam Thời Báo

VNTB – Từ “tiền lệ Nguyễn Phương Hằng”: vướng 331 vì nằm mơ

Hoài Nguyễn

(VNTB) –  Bị can Nguyễn Phương Hằng khai nhận những thông tin liên quan đến đời tư của những người khác là xem trên mạng, không rõ nguồn gốc và nằm mơ.

 

Bị can Nguyễn Phương Hằng cũng thừa nhận các thông tin này chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực. Lợi dụng các tài khoản mạng xã hội do bà Nguyễn Phương Hằng lập ra được nhiều người biết đến, lượng theo dõi lớn, nên bị can tổ chức livestream nói về nhiều chủ đề, đề cập đến thông tin đời tư của nhiều người khác khi thông tin đó chưa được kiểm chứng, xác thực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm… của các cá nhân.

Theo kết luận điều tra, từ tháng 3-2021 đến khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam (tháng 3-2022), bị can Nguyễn Phương Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội, như Youtube, Facebook, Tiktok… để thực hiện các buổi livestream, xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một số người, như bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), ông Võ Nguyễn Hoài Linh (danh hài Hoài Linh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni)…

Sau đó, các cá nhân này đã tố cáo bị can Nguyễn Phương Hằng đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương. Đến ngày 24-3-2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Phương Hằng và sau đó ra quyết định gia hạn tạm giam đối với bị can thêm 2 tháng nhằm phục vụ công tác điều tra vụ án.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM, chuỗi hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Phương Hằng đã cấu thành tội danh theo điều 331 bộ luật Hình sự nên không xem xét xử lý về tội “làm nhục người khác”, “vu khống”.

Ngày 21 và 22-9-2023, Tòa án nhân dân TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) và 4 đồng phạm về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Vào tù vì vi phạm điều luật hình sự số 331 từ những giấc mơ như trường hợp kể trên, xem ra sắp tới đây có thể là trường hợp của “tiền lệ Nguyễn Phương Hằng” về chuyện tù – tội của cảm xúc từ giấc mơ.

Một vụ án hình sự cũng từng được cho là liên quan đến những giấc mơ, đó là vụ cướp ngân hàng của một cô gái sinh năm 1995, quê ở tỉnh Bắc Giang. Vụ cướp ngân hàng từng gây chấn động dư luận không chỉ vì thủ đoạn liều lĩnh mà vì thủ phạm là một cô gái, người từng tham gia gameshow “Thách thức danh hài”, “Chạm tới ước mơ”…

Theo cáo trạng, muốn có tiền tiêu xài, trả nợ nên Phùng Thị Thắng thực hiện hành vi cướp tiền ngân hàng. Ngày 8-10-2020, Thắng lên mạng tìm hiểu cách chế tạo trái nổ. Sau đó, Thắng mua một số vật dụng để tạo ra hai “trái nổ” giống bom nhưng không có thuốc nổ, kíp nổ.

Ở phiên xét xử, trong phần xét hỏi, Thắng khai thực hiện vụ cướp theo một giấc mơ. “Bị cáo muốn gây ra vụ việc chấn động dư luận chứ bị cáo không cần tiền”, Thắng khai tại tòa. Bị cáo khẳng định nhận thức được hành vi, biết rõ hành vi của mình là xâm phạm tài sản của người khác, biết rõ hình phạt nặng trước khi thực hiện vụ việc. Còn số nợ, đó không phải là vấn đề, vì bị cáo có thể trả được”, Thắng khai.

Khi được hỏi về việc nếu nhân viên ngân hàng phản ứng thì bị cáo có bật ngòi nổ không, Thắng khai chỉ đe dọa, còn nếu bị phản ứng bị cáo cũng sẽ không làm hại ai. “Tất cả những điều đó bị cáo đã thấy trước trong giấc mơ. Bị cáo muốn tạo ấn tượng. Bị cáo bị ảnh hưởng phim hành động nên muốn làm như một bộ phim hành động” – Thắng trình bày.

Tòa tuyên Phùng Thị Thắng 19 năm tù về tội “cướp tài sản”.

Sắp tới đây, cũng lại vì giấc mơ mà bà Nguyễn Phương Hằng vướng lao lý vào điều luật hình sự số 331, đây là điều luật được cho là liên quan nhiều hơn đến chuyện hạn chế quyền tự do ngôn luận mang yếu tố chính trị nhiều hơn là phần dân sự.

Nôm na, nếu ai đó trong giấc mơ đã trở về ám ảnh với quảng thời gian “đánh tư sản sau tháng 4-1975”, hay cuộc “cải cách ruộng đất giai đoạn 3 từ 1954 – 1957”, thậm chí là từ cuộc ngăn sống cấm chợ trong kế sách phòng dịch Covid mới đây khiến nền kinh tế đình đốn, thương vong không kể xiết…, để rồi người ta không dằn được cảm xúc, và chọn xả xì-trét bằng lên mạng xã hội để kể lại những giấc mơ ám ảnh ấy, tin rằng bài học nhãn tiền Nguyễn Phương Hằng là một cảnh báo của tù tội mang hơi hướm chính trị.


Tin bài liên quan:

VNTB – “Cơ chế thí điểm” có nghĩa là gì?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: “tao là luật” (!?)

Phan Thanh Hung

VNTB – Vụ trường quốc tế AISVN: sao không xử trí bằng Luật Giáo dục?

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo