VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 25)  

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 25)  

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào ngày thứ năm, kể từ khi từ BVHNVX về nghỉ cuối tuần. Cứ tưởng đầu tuần trở lại được để điều trị tiếp tục, nhưng dính cúm Tàu đang hoành hành thủ đô Hà Nội mà chưa biết bao giờ đạt đỉnh điểm để đi xuống để có thể sống ‚bình thường mới’. Cũng hy vọng mươi hôm nữa khỏi bệnh, ở Hà Nội số ca bắt đầu đi xuống, và nhất là, Nga dừng ném bom rồi sớm rút quân khỏi Ucraina, như đã từng xảy ra trước đây nửa thế kỷ ở Hà Nội, nhưng điều đó chắc chắn khó xảy ra. Chỉ biết mong những gì tốt đẹp nhất cho Ucraina, một dân tộc nhỏ bé nhưng ngoan cường bên cạnh gã hàng xóm khổng lồ đểu giả, tham lam và tàn ác, với hoàn cảnh hoàn toàn tương tự như Việt Nam.

Rất may cho tôi là ngay khi về nhà, tôi lập tức tới Viện Gớt nên mượn được 4 số Spiegel ra trước và sau Noel, bởi vì các ngày lễ Tây và ta, bưu điện nghỉ xả hơi hay vì cúm omicron mà bây giờ mới tới Viện. Muộn nhưng tờ báo quá hay và quá chi tiết nên cũng xin viết ra đây ít dòng tổng kết của mình về các bài báo đã xem, để cố quên đi các cảm xúc của nỗi đau của đồng loại và đồng hương tại Ucraina, cái buồn của thành phố vắng vẻ dẫu không được ra khỏi nhà, và của bản thân vì chưa được vào viện tiếp tục chữa trị và vẫn phải đeo cái ống nhựa dài 30 phân trong người, và cảm giác mệt mỏi, ho, sốt của omicron.

Mệt mỏi quá.

Vợ là Bác sĩ nên tạm thời tự điều trị tại nhà cả omicron lẫn u ác (có tư vấn, với ý nghĩa là còn nước còn tát theo sức mình, chứ chịu bó tay à?) 10 ngày qua, nên chỉ mới xem được một trong bốn số báo đó.

Bốn số Spiegel tôi mượn, là các số 48, 49 của năm 2021 và các số 2, 3 của năm 2022, và sau khi đọc lướt, ấn tượng nhất lại là số 2, với bài KỶ NIỆM 75 NĂM tờ Spiegel khi nó xuất hiện ngày 04.01.1947. 

Ấn tượng nhất là ngay bức ảnh trang đầu tiên, anh thanh niên đang dương cao biểu ngữ: ,Spiegel tot, Freiheit tot-Tấm gương chết, tự do chết’. 

Đặc biệt nhất là bài phê phán: ‚Tôi bực mình về tờ Spiegel, thế nhưng vẫn đọc nó’, quá hay cho ý thức phản biện. Dài 5 trang. Đầy kiến bạn đọc. Thậm chí có người nói sẽ chẳng bao giờ đọc nữa, như Jürgen Göbel, doanh nhân ở Dresden, bảo bởi vì nó quá thiên vị chính phủ. 

Lại có ý kiến: „Cứ kiểm tra ngữ pháp thì tôi dựng tóc gáy“. Nước CHLB Đức sau thống nhất 1990 có sửa lại ngữ pháp mà. 

Việt Nam bao giờ? Nhưng cần là hiến pháp cơ! Đa đảng ngay đi thôi. Zica và Lú làm khổ dân qua rồi.

Ý kiến hay nhất của Yiu, dân Berlin gốc Hongkong, rất  giống tôi: „Không đặt mua dài hạn vì nghèo nhưng khi mua số nào cũng học từ trang đầu tới trang cuối“ vì báo rất nghiêm túc và chất lượng phóng viên rất cao. Giá khi cô ở Hongkong là 10 Ơ, bây giờ chắc chắn Tập cấm. Cô còn đề nghị báo cần thêm bài về văn nghệ nói chung, mỹ thuật nói riêng, cũng là nói hộ cho tôi.

Những bài về chính trị CHLB Đức sau bầu cử, liên minh Ampel là cũ nên tôi không nhắc lại.

Cũng có một bài rất hay về chung sống với người nhà mắc Alzheimer khó khăn đến thế nào, với tôi là người đã viết một cuốn sách về vấn đề thì quá là lý thú nhưng với bạn đọc Việt Nam nói chung hơi xa quá.

Cũng còn một bài rất hay về thực phẩm nhân tạo, trông cứ như thật, chỉ không biết khi ăn mùi vị ra sao. Nước Đức với Đảng Xanh tham gia chính phủ thật sự là hay khi họ rất quan tâm đến vấn đề môi trường, điều còn quá ư xa vời với Việt Nam khi vẫn còn nhiều dân và nhiều vùng còn đói ăn và đất nước đang đói năng lượng, và là nước có mức thu nhập trung bình kém, gọi là chậm phát triển cũng chẳng sai.  Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck sẽ làm thay đổi ăn uống nói riêng và tiêu dùng của người Đức đây, ở bài sau đó cũng thấy rõ.

Còn bài ‚Kiew tanzt weiter-Kiev vẫn tiếp tục nhảy’ thì quá lạc hậu, thành phố này đang trong máu lửa! Nhưng có thể phần nào cũng hợp với nay chăng? Vẫn có nhảy, trong ga tàu điện ngầm hay dưỡi một tầng hầm nào đó, người Kiev hy vọng vẫn lạc quan, còn ảnh hai anh lính đang chuẩn bị súng ống để chiến đấu thì… miễn bàn rồi. Hình ảnh chiến tranh đã lờ mờ hiện ra ngay trên số báo này của tờ Spiegel.

Bài thể thao phỏng vấn ông sếp câu lạc bộ Hans-Joachim Watzke, từ năm 2005 là ông bầu của đội Bundesliga Borussia Dortmund, từ tháng hai này doanh nhân này sẽ là Chủ tich Hội đồng quản trị câu lạc bộ thì cũng rất thú vị: „Chúng ta phải nói với đội Bayern Munich rằng, các anh hay bắt đầu  mùa bóng với 15 điểm âm“. Bóng đá Đức bây giờ mất hấp dẫn vì BM quá vượt trội ở đây, không còn đối thủ cạnh tranh nữa vì đội bóng quá giàu, mua hết cầu thủ đắt nhất thế giới về đó, sao mà có các cuộc đấu hay được. Jürgen Klopp bỏ Borussia Dortmund quá lâu rồi. Sang Ngoại hạng Anh cả mươi năm nay. Tiếc cho bóng đá Đức quá, khó so với Bồ, Tây Nam Nha hay cả Italia chứ đừng nói Anh. Đây là những ý kiến cá nhân tôi, người người ham mê bóng đá và không xem đội Dynamo Dresden, lúc đó đang ngang ngửa bóng đá đá CHDC Đức khi 12 tuổi, đáng tiếc bây giờ Dynamo Dresden nằm ở đâu trong các đội hạng A, còn FC Leipzig đã chơi ngang ngửa với các đội bóng hàng đầu Bundesliga. Nhưng cũng phải nêu một câu dẫn ở bài này: „Bóng đá là gì nhiều hơn là thắng ở một trận đấu; đó là một di sản văn hóa“. 

Chắc chắn đấy cũng là câu nhắc nhở cho Bóng đá Việt Nam. Tôi thuộc về nhóm hoài cổ. Sao thời Pháp và thời ‚Ngụy’,  bóng đá Việt Nam hay thế, sao bây giờ xuống cấp tệ hại đến vậy. Thôi cứ đổ lỗi cho ĐCSVN và hai anh TC và Zica là dễ nhất. Bộ sậu Liên đoàn bóng đá Việt Nam thì ai dám đụng đến. Tiền tài trợ nhiều thế, họ đem mình ra kiện trước Tòa án thì…bỏ mẹ!

Cũng còn một bài hay về danh thủ quần vợt Novak Djokovič, tôi vốn ghét hắn mà, trông mặt đã thấy dữ dằn, lại Nam Tư cũ, nơi luôn là lò lửa cho các cuộc chiến tranh thế giới. Đề đã hấp dẫn: „Cú ngã của một vị Thánh“. Cha hắn và quê hắn tung hắn lên mây, chứ Spiegel và tôi thì không.

Bài „Lời ruả của khởi đầu“ nói về những thất bại sắp tới cho PTT Kamala Harris cũng đáng suy nghĩ cho bà ấy và Đảng Dân chủ nói chung.

Bài bình luận văn học giới thiệu cuốn sách mới của nhà văn Pháp Michel Houllebecqs „Vernichten-Tiêu diệt“ làm tôi bỗng nhớ trước đây tôi cũng đã có giới thiệu ông này tới giới văn học Việt Nam, trên tờ „Văn Nghệ“ chăng? 

Lâu quá rồi, quên mất.  Cuốn sách xoay quanh khủng bố, các cuộc bầu cử ở Pháp, thế nhưng ở trung tâm thì lại là cuộc xung đột giữa lý trí và tôn giáo,  vấn đề quá thời sự, hay cũng quá lớn, nhà văn tầm cỡ thế giới mà. Tra cứu, hóa ra ông này cũng có quá trình ở Algeria, thậm chí lớn lên ở đấy. ..                   

Hôm nay trên TV chiếu chương trình thời sự có nói về vấn đề trồng cây macca ở tỉnh Điện Biên, có phỏng vấn ông Phó Chủ tịch tỉnh. Bà xã nhận ra ngay: „Đây là cậu Lò Văn T nằm giường đối diện ở BVHNVX đây mà“. Tôi thú thật là chẳng nhận ra, trông ông trên tivi già hơn nhiều hôm trước ở BVHNVX khi chúng tôi tiếp xúc với nhau, khi ấy ông ta trẻ hơn nhiều, tóc đen, ăn mặc rất Tây. Thôi trên tivi, khi đang làm việc, rất khác khi là bệnh nhân ở bệnh viện.   

Cũng xin nói thêm lời cuối, đọc cuốn ‚“Thiên Thu Định Luận” và người bạn sử học của cha’, tôi mới tự an ủi mình được rằng, chuyện bài trước mình nên nhắc tới mối quan hệ của cha mình với PVĐ và sau đó vỡ mộng, là đúng! Những người CSVN khi trước,  ít học quá nên họ đã chọn lầm đường, đi theo Mác, Lê, Xít và Mao, bảo thủ không chịu thay đổi, để cái họa này bao đời nữa cho dân tộc đây? Nhất là ở một thế giới đang khủng hoảng nghiêm trọng như thế này, người dân làm sao tin được vào „sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta“?    

Xin bạn đọc lượng thứ để tạm kết thúc bài này ở đây mà chưa kể tiếp cuộc đời tôi từ đầu năm 1974 đến nay, vì tình hình thế giới với chiến sự ở Ucraina, Hà Nội với dịch cúm Tàu chưa biết bao giờ hạ nhiệt, còn tình hình sức khỏe tôi, chưa biết bao giờ âm tính và các điều kiện khác, để được BVHNVX cho giấy phép trở lại điều trị tiếp. 

Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian hơn tuần qua, tôi theo dõi được: 

Ai đang làm khó vắc-xin Nanocovax?

(VNTB) – Đến nay, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Nanocovax đã có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc-xin nghiên cứu.

Người Việt Nam đã chích vắc-xin với tỷ lệ cao từ  2 – 3 mũi rồi ! Vậy thì vắc-xin do Việt Nam sản xuất, liệu chích mũi 4 có được không? Nếu không thì vắc-xin Việt Nam sẽ chỉ để xuất khẩu, vậy xuất khẩu cho ai?

Một nguồn tin cho biết hồi trung tuần tháng 2-2022, một lần nữa Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen lại phải làm đơn khiếu nại gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Y tế về việc vắc-xin Nanocovax do Nanogen đầu tư nghiên cứu, đã được Hội đồng Đạo đức quốc gia đánh giá và thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả của xét nghiệm lâm sàng trên 14.000 tình nguyện viên. Thế mà đến nay vẫn chưa được cấp phép.

Có ý kiến ngờ rằng chắc vì vụ việc của kit test Việt Á nên ai cũng ngại trách nhiệm…

Người Ukraine: Nếu dân bỏ đi hết, ai ở lại đấu tranh?

Chia sẻ với Zing, Andriy Novikov – ở Lviv, Ukraine – cho biết khi cuộc tấn công nổ ra, ông tưởng rằng tổng thống đương nhiệm sẽ sớm đầu hàng nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn. 

Ngày thứ 8 kể từ khi Nga tấn công Ukraine, tiếng còi báo động thỉnh thoảng vẫn hú lên, dồn tôi và những người dân khác xuống hầm. 

Trong nhà, chút nước và thức ăn dự trữ có lẽ chỉ còn đủ dùng cho một tuần. Siêu thị, cửa hàng lớn ở Lviv vẫn mở, nhưng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. 

Bên ngoài, các lực lượng của chúng tôi vẫn nỗ lực để bắn phá rocket của Nga, nhưng các lối vào của thành phố Lviv đều bị chặn lại.

Giữa những tiếng nổ và tiếng còi, cả triệu người Ukraine ngoài kia đang đang xếp hàng dài hàng chục km, chờ đợi 20-40 giờ để đến biên giới Ba Lan, Slovakia, Romania. Nhiều người phải bỏ lại xe của mình trên đường để đi bộ đến các nước láng giềng, với mong muốn có thể thoát khỏi tiếng súng, mảnh bom. 

Dẫu vậy, gia đình tôi vẫn ở đây, cùng với đất nước này, cho đến khi nào còn có thể, dù tôi không đủ điều kiện tham gia quân đội và nằm trong diện được phép rời khỏi Ukraine đi chăng nữa. Nếu chúng tôi đi hết, liệu còn ai sát cánh cùng đất nước? 

Singapore trừng phạt Nga vì ‘vô cớ tấn công’ Ukraine

Singapore công bố các lệnh trừng phạt Nga hôm thứ Bảy 5/3, bao gồm lệnh chế tài bốn ngân hàng và lệnh cấm xuất khẩu đối với thiết bị điện tử, máy tính và các mặt hàng quân sự. Đây là một động thái hiếm hoi của trung tâm tài chính châu Á để đáp lại những gì họ gọi là “tiền lệ nguy hiểm của Moscow” ở Ukraine.

Quốc gia nhỏ bé, một trung tâm vận chuyển quốc tế, hiếm khi ra các lệnh trừng phạt nhưng cho biết họ sẽ không cho phép xuất khẩu các mặt hàng có thể gây tổn hại hoặc khuất phục người Ukraine, hoặc giúp Nga tấn công mạng. 

Chúng tôi không thể chấp nhận việc chính phủ Nga vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác”, Bộ Ngoại giao Singapore cho biết trong một tuyên bố, nhưng không đưa ra khung thời gian về thời điểm các lệnh trừng phạt có hiệu lực

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói. 

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – Giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. 

Theo quan điểm của ông, việc Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành một nền dân chủ khi nước này phát triển hơn là một tính toán hoàn toàn sai lầm. Không chỉ Mỹ, mà cả Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đều giúp Trung Quốc trở thành một gã khổng lồ về kinh tế, theo đó tự tạo ra mối đe dọa địa chính trị cho chính họ. 

Mearsheimer phân biệt giữa sai lầm chính sách thời hậu Chiến tranh Lạnh này và sự can dự của Tổng thống Richard Nixon với Bắc Kinh, được biểu trưng bằng chuyến đi lịch sử của ông cách đây 50 năm. Theo Mearsheimer, việc theo đuổi một hình thức bán-liên minh với Trung Quốc như một biện pháp răn đe chống lại Liên Xô, là hợp lý về mặt chiến lược vào thời điểm đó. 

Thư của những nhà khoa học đạt giải Nobel phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của tổng thống Nga Putin

Cuộc xâm lược của Nga sẽ làm ô uế danh tiếng quốc tế của nhà nước Nga trong nhiều thập kỷ tới”. 

chúng tôi không tin rằng nhân dân Nga có vai trò trong cuộc xâm lược này”. 

Một bức thư có chữ ký của 163 người đoạt giải Nobel, soạn thảo bởi Roald Hoffmann, đã được phát hành ngày 1 tháng 3, lên án cuộc tấn công của Tổng thống Nga Putin vào Ukraine và bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân và đất nước Ukraine:

Những người đoạt giải Nobel ký tên dưới đây bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đối với nhân dân Ukraine và nhà nước Ukraine tự do và độc lập khi nước này phải đối mặt với sự xâm lược của Nga. 

Trong một động thái gợi nhớ lại cuộc tấn công khét tiếng của Đức Quốc xã vào Ba Lan vào năm 1939 (sử dụng các thủ đoạn tương tự nhằm khiêu khích giả vờ) và vào Liên Xô vào năm 1941, chính phủ Liên bang Nga, do Tổng thống Putin lãnh đạo, đã tiến hành một cuộc xâm lược quân sự vô cớ – không gì khác ngoài một cuộc chiến – chống lại nước láng giềng Ukraine. Chúng tôi lựa chọn từ ngữ của mình một cách cẩn thận ở đây, vì chúng tôi không tin rằng nhân dân Nga có vai trò trong cuộc xâm lược này. 

Chúng tôi cùng lên án những hành động quân sự này và sự phủ nhận cơ bản của Tổng thống Putin về tính hợp pháp của sự tồn tại của Ukraine. 

Luôn luôn có một cách hòa bình để giải quyết tranh chấp. Cuộc xâm lược của Nga vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có nội dung “Tất cả các thành viên phải kiềm chế trong quan hệ quốc tế của mình, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào.” Nó bỏ qua Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, trong đó buộc Nga và các nước khác phải tôn trọng chủ quyền, độc lập và biên giới hiện có của Ukraine… 

Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến

Trận chiến Ukraine đang diễn ra trước mắt chúng ta có khả năng trở thành một chuyển biến lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến Hai và là cuộc đối đầu nguy hiểm nhất trên thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Tôi thấy có ba kịch bản có thể xảy ra để kết thúc câu chuyện này. Tôi gọi chúng lần lượt là “thảm họa toàn diện”, “thỏa hiệp bẩn thỉu” và “sự cứu rỗi”.

Kịch bản thảm họa hiện đang diễn ra: Trừ phi Vladimir Putin tự thay đổi hoặc bị phương Tây ngăn cản, ông ta có vẻ sẵn sàng giết càng nhiều người càng tốt nếu cần và phá hủy càng nhiều cơ sở hạ tầng của Ukraine càng tốt để xoá bỏ một quốc gia Ukraine độc lập tự do, xoá bỏ văn hóa Ukraine và loại bỏ các lãnh đạo của Ukraine. Kịch bản này có thể dẫn đến các tội ác chiến tranh với quy mô chưa từng thấy ở châu Âu kể từ thời Đức Quốc xã – những tội ác có thể khiến Vladimir Putin, những người bạn của ông ta và nước Nga trở thành những kẻ bị khinh ghét trên toàn cầu. 

Thế giới toàn cầu hóa và kết nối chưa bao giờ phải đối phó với một nhà lãnh đạo bị cáo buộc tội ác chiến tranh ở mức độ này mà lại là lãnh đạo của một đất nước có diện tích đất trải dài 11 múi giờ, là một trong những nhà cung cấp dầu và khí đốt lớn nhất thế giới và sở hữu kho vũ khí mang đầu đạn hạt nhân lớn nhất so với bất kỳ dân tộc nào. 

Cứ mỗi ngày mà Putin từ chối dừng chiến tranh, chúng ta lại tiến gần hơn đến cánh cổng địa ngục. Với mỗi video TikTok và cảnh quay trên điện thoại di động cho thấy sự tàn bạo của Putin, thế giới sẽ ngày càng khó quay mặt đi. Nhưng sự can thiệp sẽ có nguy cơ châm ngòi cho cuộc chiến đầu tiên có liên quan đến vũ khí hạt nhân ở trung tâm châu Âu. Và việc để Putin biến Kyiv thành đống đổ nát với hàng nghìn người chết – cách mà ông ta đã chinh phục Aleppo [ở Syria – BVN chú thích] và Grozny [ở Chechnya – BVN chú thích] – sẽ cho phép ông tạo ra một Afghanistan châu Âu, làm lan tràn những người tị nạn và sự hỗn loạn. 

Nhiều người Thái Lan đăng ký tình nguyện sang Ukraine ‘đấu tranh cho dân chủ’

Hôm 3/3, Reuters đưa tin nhiều người Thái Lan đã đăng ký tham gia tình nguyện cho Ukraine, giúp đỡ đất nước này trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga diễn ra ngày càng ác liệt.

Tờ báo này phỏng vấn Chanaphong “Ball” Phongpai, 28 tuổi, cựu lính không quân Nga và hiện là nhà hoạt động chính trị. Anh cho biết anh cảm thấy buồn cho người dân Ukraine, đặc biệt là sau khi có báo cáo về các cuộc tấn công của Nga nhằm vào dân thường. 

“Tôi đã tham gia vào việc đòi hỏi dân chủ ở đất nước của mình… và phản đối chế độ chuyên chế.”Họ (người Ukraine) cũng đang đấu tranh cho dân chủ và hiện đang bị xâm lược bởi một siêu cường và một bạo chúa, vì vậy tôi đã tự hỏi bản thân mình có thể làm gì cho họ,” Chanaphong nói với Reuters.Chanaphong và năm người bạn đã đến đại sứ quán Ukraine ở Bangkok hôm thứ Tư và gặp một nhân viên ở đó sau khi đăng ký trên một trang web thu thập thông tin về những người được tuyển dụng có tiềm năng.

Tuần này, chỉ trong một ngày, một nhóm trực tuyến bằng tiếng Thái đã tập hợp được hơn 2.000 người quan tâm đến việc tham gia tình nguyện cho Ukraine, người tổ chức của nhóm nói với Reuters.

Được biết, ĐSQ Ukraine ở Thái Lan chưa trả lời về thông tin này, nhưng nguồn tin nói với Reuters rằng các quan chức đang xem xét những ứng viên và yêu cầu họ nộp tài liệu trực tuyến, bao gồm bằng chứng về việc huấn luyện quân sự và lý lịch tư pháp trong sạch.

Chiến tranh Ukraine, Nga dùng quân Chechnya, Ukraine có vấn đề lịch sử

Kế hoạch hậu chiến dường như đã được Tổng thống Nga Putin dự liệu ngay từ trước ‘hoạt động quân sự đặc biệt’, theo cách gọi của ông về chiến tranh Ukraine.

Trong các cánh quân Nga đánh vào lãnh thổ Ukraine, video của kênh truyền hình Novaya Gazeta Moscow có trình chiếu cảnh hàng ngàn binh sĩ Chechen tập hợp quanh Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo độc tài của một nước cộng hòa đa số là người Hồi giáo ở Caucasus, một thành viên của Liên bang Nga.

Cuộc chiến tranh Chechnya hẳn chưa đi vào quên lãng với vùng đất Bắc Caucasus bất ổn. Trái ngược với Ukraine, Caucasus là mảnh đất nghịch thù với Đế chế Nga liên tục trong các giai đoạn 1785, 1791, 1864, 1922, 1944 và gần đây nhất vào các năm 1996, 2009.

Hòa bình ở châu Âu mong manh hơn bao giờ hết

Có những khoảnh khắc khi các mảng kiến tạo của lịch sử dịch chuyển dưới chân chúng ta và châu Âu đang định hình lại một cách dữ dội. Đã đến lúc nhận ra rằng chúng ta đang ở một thời điểm như vậy. Không thể tin được rằng điều này có thể xảy ra vào năm 2022.

Không còn gì khó tin hơn bây giờ so với những năm 1914 hay 1939 – không có gì định trước rằng chúng sẽ là những năm mà bóng tối phủ xuống. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến có thể sẽ hút vào phần còn lại của châu Âu hoặc thậm chí cả thế giới.

Vấn đề là hòa bình luôn mong manh – và những gì xảy ra ngay cả ở những nơi xa xôi nhất của Châu Âu sẽ luôn ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Rút ra những bài học đúng đắn từ những khoảnh khắc quan trọng khi mọi thứ thay đổi không hề dễ dàng.

Chỉ huy quân sự Pháp Ferdinand Foch gọi kết thúc Thế chiến thứ nhất là “20 năm” ngừng bắn – vì ông cảm thấy các đồng minh chiến thắng đã quá tay trong việc đối phó với Đế quốc Đức bại trận. 

Câu hỏi đặt ra cho thế hệ chúng ta là liệu chúng ta có sai lầm tương tự trong tính toán về cách đối xử với nước Nga khi Liên Xô sụp đổ hay không. Chúng ta vui mừng khi Ba Lan, các nước Baltic và những nước khác chiếm vị trí của Nga trong số các quốc gia tự do trên thế giới.

Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc – từng bị Liên Xô chiếm đóng – gia nhập Nato vào năm 1999. Các quốc gia Baltic gồm Lithuania, Latvia và Estonia tiếp nối 5 năm sau đó.

Nhưng năng lượng đen tối thúc đẩy Vladimir Putin là mặt khác của đồng tiền đó. Ông thấy nước Nga bị suy giảm, bị sỉ nhục và bị tước bỏ những gì mà ông coi là quyền đối với vùng đệm của các quốc gia thứ cấp.

Ông ấy minh họa quan điểm này bằng một câu chuyện – thậm chí có thể là sự thật – từ quá khứ mờ ám của chính ông. Từng là đại tá trong quân đoàn phản gián của KGB, Putin bị giáng xuống làm tài xế taxi bán thời gian. 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “ủng hộ người bạn” Ukraine “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, danh dự quốc gia” và “không đồng tình” với Nga “dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp”

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cho rằng việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine thời điểm này là sự kiện lạ thường xảy ra trong một thế giới hiện đại, giữa kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là một bất ngờ với cả thế giới, dù trước đó có thể có rất nhiều “thuyết âm mưu”.

Ông Nguyễn Chí Vịnh nói:

Cuộc đối đầu quân sự và các diễn biến tại Ukraine mang tính cục bộ nhưng đã nhanh chóng được đẩy lên phạm vi toàn cầu. Bởi xét trên bình diện quốc tế, các cuộc chiến tranh đều gây ảnh hưởng đến ổn định, hòa bình, chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế…

Với Việt Nam, cần làm rõ: trước hết hòa bình thế giới bị đe dọa, tức là hòa bình Việt Nam bị đe dọa. Vì vậy, nhìn nhận việc này trước hết phải dựa trên nguyên tắc luật pháp, đạo lý và hòa bình thế giới nhưng mục đích rất rõ ràng là phải dựa trên lợi ích của chính Việt Nam ta…

 Trên khắp châu Á, phản ứng trái chiều đối với cuộc chiến ở Ukraine

Trong khi hầu hết các đồng minh của Mỹ ở châu Á đều ngả theo hướng phản đối việc Nga xâm lược Ukraine, thì các chính phủ độc tài và những nước có quan hệ yếu hơn với phương Tây tỏ ra miễn cưỡng hơn trong hành động.

Phần lớn thế giới đã đoàn kết chống lại Nga sau khi nước này xâm lược Ukraine. Các đặc phái viên đã rời khỏi các cuộc họp thay vì lắng nghe một nhà ngoại giao hàng đầu của Nga phát biểu. Các quốc gia phương Tây đã gần đạt được bước tiến gần nhất với các biện pháp trừng phạt quốc tế.  

Ở châu Á, phản ứng trái chiều hơn nhiều.

Các tướng lĩnh ở Myanmar đã gọi hành động của Nga là “điều đúng đắn cần làm. Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ tấn công. Trung Quốc đã từ chối gọi cuộc tấn công vào Ukraine là một cuộc xâm lược. Và ở Việt Nam, Tổng thống Nga Putin được gọi một cách trìu mến là Bác Putin”.

Ukraine hoàn toàn có thể thắng Nga – Blinken

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với BBC rằng ông tin Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga.

Ông không thể nói xung đột sẽ kéo dài bao lâu, nhưng khẳng định rằng thất bại của Ukraine không phải là không thể tránh khỏi.

Ông Blinken ca ngợi “khả năng phục hồi phi thường” của người dân Ukraine.

 Nga xâm lược Ukraine: Việt Nam đối mặt với thế lưỡng nan ngoại giao

Tuần trước, Nga đã phát động một cuộc tấn công tàn khốc vào Ukraine, với hành đoàn xe tăng tràn qua biên giới phía bắc, phía tây và phía nam của Ukraine.

Rõ ràng, theo Hiến chương Liên hợp quốc, không có từ nào khác cho điều này ngoài một cuộc xâm lược. Trong khi Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả Nhật Bản và Australia, lên án mạnh mẽ Nga, thì phản ứng từ Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore và Indonesia, đã im lặng hơn nhiều.

Như Sebastian Strangio trên The Diplomat đã nhận xétlối im lặng này là biểu hiện của sự thận trọng trong thứ ngoại giao phản thân (reflexive diplomatic) trong khu vực và sự ưa thích được rèn giũa của nó đối với tiến trình đang diễn ra hơn là hệ quả của nó. Một số quốc gia Đông Nam Á có thể đơn giản coi cuộc khủng hoảng Ukraine là xa vời và không liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ.

Lời giải thích của Strangio bằng cách nào đó có thể hiểu được, nhưng Việt Nam khác ở một số góc độ so với phần còn lại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

 Những ngày đẫm máu vẫn còn đang ở phía trước

Chiều thứ Năm, ngày 3/3/2022, Tổng thống Nga, Vladimir Putin gọi điện thoại cho Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon. Kể từ khi cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine, Emmanuel Marcon là nguyên thủ phương Tây duy nhất còn giữ liên lạc với Putin.

Cuộc điện đàm kéo dài 90 phút, không mang lại một thông điệp ngoại giao, hòa hoãn nào. Ngược lại, Tổng thống Pháp rất bi quan cảnh báo “những ngày đen tối nhất đang tới.” Putin kiên quyết muốn kiểm soát toàn bộ Ukraine, không trừ một tấc vuông nào.

Marcon bảo Putin: “Đất nước của ngài sẽ phải trả giá đắt vì bị cô lập, bị phong tỏa, bị cấm vận trong thời gian rất dài.” Sau khi nghe Putin trả lời, Marcon hỏi lại Putin “Ông không nói dối chính ông đấy chứ?” Cuộc đàm thoại với Marcon do Putin chủ động cùng lúc vời cuộc hòa đàm lần thứ hai giữa Ukraine và Nga đang diễn ra tại biên giới Ukraine và Belarus.

 Tổng thống Ukraine cảnh báo thế chiến nếu Nga xâm lăng Ukraine

Tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk, cảnh báo rằng nếu Nga xâm lăng lục địa nước ông thì đó có thể là bước khởi đầu của Thế Chiến Thứ Ba. Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho thông tín viên Steve Herman đài VOA tại Kyiv, ông Kravchuk cũng nói rằng ông không hối tiếc về việc đã ký từ bỏ võ khí hạt nhân của Ukraine.
Ông Kravchuk với tư cách là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia Ukraine độc lập cảnh báo rằng chiến tranh sẽ lan xa ra khỏi nước ông nếu binh sĩ Nga vượt qua biên giới.
Ông Leonid Kravchuk, phát biểu với đài VOA tại thủ đô Ukraine, hôm thứ Ba, rằng ông vẫn còn hy vọng là áp lực của quốc tế có thể ngăn ngừa hành động xâm lấn hơn nữa sau khi Nga chiếm quyền kiểm soát bán đảo Crinea của Ukraine…

Lời cảnh báo của Leonid Kravchuk là từ tháng 3, 2014, trước đây đúng chẵn 8 năm,  đáng tiếc bị thế giới lãng quên.

Many Vietnamese, including Vietnamese Quora users, believe democracy will ruin and spoil their country. What are your thoughts?

It pains me to answer this question as an observer of Vietnam’s democracy movement in the last ten years. Like many Vietnamese, I am dissatisfied by the corruption and incompetence of the Vietnamese government. The absence of freedom of speech and freedom of press means that there are few outlets for people to voice their criticisms and for journalists to investigate government wrongdoing. I used to believe very strongly that a more democratic multi-party system, freedom of press and separation of powers, would introduce oversight, competition and force the party to become more transparent and accountable. I still believe in these things in the abstract but these days I’ve become a lot more ambivalent on how to get there…

Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử5 phút đọc

Mọi chiến dịch đều khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều bài học lịch sử điển hình. Một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng nhất giải thích các tình huống mà người ta nên biết để hiểu rõ hơn về cuộc xung đột hiện nay. Ở đây có một số tương đồng đáng ngạc nhiên.

Các cuộc chiến không bao giờ diễn ra theo kế hoạch. Và những cuộc chiến của những nhà độc tài bị cô lập, những kẻ cứng đầu không còn chịu nghe phần còn lại của thế giới thì càng ít có khả năng diễn ra theo kế hoạch hơn. Trước sự thật đó, tình hình Ukraine sẽ ra sao? Chiếu theo lịch sử, người ta có thể thấy cuộc chiến này có thể kết thúc như thế nào? Sau đây là những kịch bản có thể xảy ra:

Trong trường hợp cực đoan, Ukraine có thể bị sáp nhập, tương tự như Iraq sáp nhập Kuwait hồi năm 1990. Nhưng điều đó chỉ có thể hình dung được sau một cuộc chiến tranh tàn phá khủng khiếp và kéo dài, buộc người dân Ukraine phải cầu hòa bằng bất cứ giá nào. Với diễn biến của các sự kiện trong tuần qua cho đến nay, điều này khó có thể xẩy ra.

Khả năng thứ hai là sự chia cắt Ukraine, tương tự như Đức hoặc Triều Tiên năm 1945 – hoặc, có lẽ thích hợp hơn, như theo Hiệp ước Moscow năm 1686 về nền “hòa bình vĩnh viễn” giữa Đế chế Sa hoàng và Ba Lan-Litva, vốn về cơ bản chia Ukraine thành hai phần. Đây cũng là một kịch bản rất khó xảy ra trong bối cảnh kháng cự quyết liệt của quân đội Ukraine và sự tồn tồn tại song song nhiều mặt trận.

Avez-vous changé votre opinion sur la Chine après votre visite dans le pays ?

Oui, quand même un peu. Quand j’étais gamin, à la fin des années 50, les religieux en classe nous vendaient pour 25 cents de petites fiches avec le nom et la photo d’un petit Chinois dessus. L’argent était censé aider le petit Chinois pauvre qui n’avait rien à manger.

Nị Ăn Cơm Chưa 

(VNTB) – “Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) nơi một thành phố nhỏ – ở phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”

Sau này, sau khi đọc lại một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn (Ký Thác) của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông : “Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra thì cũng gốc Tầu. Nói nào ngay : tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào…

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sống sót sau ba vụ ám sát trong tuần trước

Các sát thủ đã cố gắng giết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ít nhất ba lần kể từ khi Nga xâm lược đất nước của ông vào tuần trước, một báo cáo mới cho biết.

Các âm mưu ám sát đã bị lật tẩy, khi những người Nga phản chiến cung cấp thông tin cho Ukraine về hai nhóm lính đánh thuê riêng biệt lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công, tờ Times of London đưa tin….

Putin và CS quá hèn. Xem Ủn ám sát cả anh trai nó, chỉ vì quyền lợi ích kỷ.

Nguyễn Phú Trọng: Mèo khen mèo dài đuôi

Một cuốn sách mới vừa được ra đời. Sách đã lựa chọn một số bài viết, bài thơ tiêu biểu từ hàng nghìn bài viết, bài thơ, phần lớn của quần chúng nhân dân xuất hiện trên các báo, trang mạng xã hội, rồi được báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập xuất bản.

Tác phẩm “Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” này đã ca ngợi Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo cấp cao có tầm tư duy chiến lược, luôn luôn trăn trở, lo toan cho dân, cho nước, nói đi đôi với làm và quyết tâm làm bằng được; một con người trọng danh dự, có lối sống giản dị, đạo đức trong sáng, liêm chính, khiêm nhường, thân thương, gần gũi nhân dân [1]. Tác phẩm này dự kiến sẽ lựa chọn những bài hay nhất và chuyển ngữ sang tiếng Anh để giới thiệu rộng rãi đến bạn bè quốc tế [2].

Đại diện các tổ chức xã hội dân sự trao thư ủng hộ

Sáng ngày 3/3/2022, tức nhằm ngày mồng Một tháng Hai năm Nhâm Dần, bà Đại biện lâm thời ĐSQ Ukraine tại Hà Nội Nataliya Zhynkina đã xúc động nghẹn ngào trong câu nói đứt đoạn, bằng chính tiếng Việt, giọng Hà Nội pha chút phương ngữ Xla-vơ, đón tiếp cụ Nguyễn Khắc Mai (90 tuổi), Nhà Nghiên cứu Văn Hóa và Giáo Sư Nguyễn Đình Cống (86 tuổi), đại diện cho 6 Tổ chức Xã hội Dân sự, từ Nam ra Bắc, trao tận tay người phụ nữ có thẩm quyền nhất của Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Việt Nam bức thư ngỏ, gửi Chính phủ và Nhân dân Ukraine.

Ai có thể chặn Putin?

Biden, EU? Không đánh nhau với Nga nên không biết có chặn nổi? Cô lập ngoại giao? Chả nghĩa lý gì vì Nga đang bị cô lập rồi.

Đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây? Vô nghĩa, vì dân Nga có biết tự do và hạnh phúc bao giờ. Dù đói nghèo nhưng họ coi Putin là thánh nên Putin luôn đúng. PS. 10 năm ở Campuchia, VN mới hiểu thế nào là cấm vận.

Ukraine? Không phải đối thủ. Chỉ cần 1 tuần là Kiev đầu hàng theo ước tính của Nga.

Tuy nhiên, kết quả trên chiến trường sẽ quyết định. Thương vong lớn sẽ làm Putin chùn bước.

Nước Nga vĩ đại đang tàn lụi bởi Putin

Theo UNHCR nói khoảng 1 triệu người Ukraine đang chạy tỵ nạn sang phía EU và không biết bao nhiêu chạy sang với Nga và Belarus.Nếu nước Nga giải phóng Ukraine khỏi ách phát xít, là nơi đáng sống sao người Ukraine không sang đó tỵ nạn.

Phản đối chiến tranh tại nước Nga do cánh trẻ cầm đầu, họ bị bắt, bị tù, hiện khoảng 6000 bị bắt nhưng họ không dừng.

Dân số Nga đạt đỉnh 148 tr vào năm 1991, ngay trước khi Liên Xô tan rã. Tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ tử vong cao bất thường khiến dân số Nga giảm với tỷ lệ 0,5% hàng năm, tương đương khoảng 750.000 đến 800.000 người mỗi năm từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2000.

Nước Nga và cuộc khủng hoảng tại Ukraina

Gửi các bạn của tôi!

Thực sự thì tôi không có ý định viết bài này, nhưng sau khi đọc những thông tin từ Việt Nam tôi quyết định phải viết, viết để ít nhất là những người bạn của tôi, những người đã có một thời gắn bó với nước Nga có một cái nhìn khác với cái nhìn của truyền thông Nga đưa lại.

1.Nước Nga và Putin trong mắt tôi

Putin có lượng cử tri ủng hộ trong nước rất lớn. Ở Việt Nam cũng vậy, rất nhiều người cho Putin là nhà lãnh đạo toàn tài, người phục hưng nước Đại Nga trên thế giới.Đối với tôi Putin sinh ra gặp thời . Thời kỳ của Putin là thời kỳ giá dầu và giá gas cao kỷ lục .Ngân sách của nước Nga được xây dựng trên 80% là dựa vào nguồn thu từ bán dầu và gas.

Chỉ cần giá dầu tụt xuống dưới 100$/ thùng thì ngân sách Nga đã có vấn đề.Dựa vào nguồn thu này Nga có thể chi rất nhiều tiền vào quân đội và trả lương cho các công chức nhà nước (cũng nói thêm rằng bộ máy hành chính vô cùng cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng, phần lớn là những nguời làm việc không hiệu quả kiểu “uống nước chè” nhưng Putin không cả

Truy bắt Putin – sống hoặc chết”: trùm tư bản Nga treo tiền thưởng 1 triệu đô la

Một doanh nhân Nga đã đặt một khoản tiền thưởng trị giá 1 triệu USD lên đầu Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã ra lệnh xâm lược Ukraine. 

Doanh nhân người Nga đang rao tặng 1 triệu USD cho bất kỳ sĩ quan quân đội nào tóm được Tổng thống Nga Vladimir Putin dù “sống hay chết” vì đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lược Ukraine.

Alex Konanykhin, một doanh nhân và cựu chủ ngân hàng, đã đăng thông báo khoản tiền thưởng lên mạng xã hội khi Nga bước vào một tuần hành động quân sự tổng lực chống lại quốc gia láng giềng.

Các chính phủ và công ty phương Tây đã đáp trả cuộc xâm lược bằng việc tìm cách trừng phạt kinh tế Putin và giới cầm quyền của Nga.

Khoản tiền thưởng được đưa ra bởi Konanykhin, người hiện đang làm việc tại Mỹ, đặt mục tiêu trực tiếp hơn vào nhà lãnh đạo Nga khi ông phản ứng dữ dội về cuộc xâm lược tiếp tục leo thang.

Thiên Thu Định Luận” và người bạn sử học của cha (Phần 1)

Chú Hoàng Nhật Tân là dịch giả và là nhà sử học nổi tiếng với bút danh Thanh Đạm, Hoàng Thanh Đạm. Từng dịch cuốn “Bàn về Khế ước Xã hội” (của J.J.Rousseau); “Bàn về Tinh thần Pháp luật” (của Montesquieu); từng viết cuốn “Nguyễn Trường Tộ” và “Tìm hiểu lịch sử một xí nghiệp – Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo”…

Năm 1952, chú từng là thư ký cho Việt thọt-Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang) chính khách đảng CSVN. Năm 1957, chú được Trung ương Đảng cử sang Mạc-Tư-Khoa học tập lý luận ở trường Đảng cao cấp Đảng Cộng sản Liên Xô rồi bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ Sử học. Về nước, chú công tác tại Viện Sử học. Chú là bạn thân, cùng tuổi, cùng làng, cùng học với cha tôi từ thời để chỏm. Nhắc tới chú Tân bao giờ mẹ tôi cũng nói: Anh Tân là người con có hiếu.

Cha đẻ chú Tân là ông Hoàng Văn Hoan (Hoàng Ngọc Ân), cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Ông Hoan có hai người vợ chính thức nhưng duy nhất có mỗi chú Tân là con bà vợ cả, còn bà vợ hai mất khi tuổi đang xuân ở trong quê làng Quỳnh Đôi…

Đại kế hoạch của Vladimir Putin đang dần sụp đổ

Một tổng thống Nga bị dồn vào đường cùng có thể trở nên tàn nhẫn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Vladimir Putin là một “thiên tài”, Donald Trump cười nói. Cựu tổng thống Mỹ phát biểu ngay trước thềm cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ người đàn ông “hiểu sâu biết rộng” ở Điện Kremlin.

Vậy thiên tài này đã đạt được những gì? Bốn ngày sau cuộc xâm lược và quân đội Nga vẫn không thể giành được chiến thắng nhanh chóng mà Putin trông đợi. Sự kháng cự của Ukraine mãnh liệt hơn nhiều so với dự đoán của nhà lãnh đạo Nga, quân đội thì liên tục chống trả, trong khi toàn dân nhanh chóng huy động lực lượng. Những người lính Nga bị quay phim lại đã phàn nàn rằng họ chỉ được thông báo tham gia một nhiệm vụ huấn luyện.

Phản ứng quốc tế cũng cứng rắn hơn, phối hợp hơn, và thống nhất hơn so với những gì Putin dự tính. Nga đang bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Hầu hết không phận châu Âu đã đóng cửa đối với các hãng hàng không Nga. Đồng thời, có một sự đảo ngược mang tính lịch sử trong chính sách đối ngoại và an ninh của Đức – khi Berlin cuối cùng cũng gửi vũ khí đến Ukraine, và cam kết chi hơn 2% GDP cho quốc phòng. Liên minh NATO cũng tìm thấy một mục tiêu mới cho mình. Nga đang trở thành kẻ xấu, ngay cả Trung Quốc cũng không công khai ủng hộ nước này tại Liên Hiệp Quốc – và đã chọn cách bỏ phiếu trắng.

Putin KHÔNG ĐIÊN và cuộc xâm lược của Nga KHÔNG THẤT BẠI. 

Nhà phân tích quân sự Bill Roggio viết: Việc phương Tây ảo tưởng về cuộc chiến này – và không hiểu được kẻ thù – sẽ ngăn cản họ cứu Ukraine

Mộng tưởng chiếm ưu thế trên mặt trận sẽ định hình cho nhận thức của phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.

Sự thông cảm dành cho những người bảo vệ Kyiv đông hơn và mạnh hơn đã dẫn đến tình trạng phóng đại về những thất bại của Nga, hiểu lầm về chiến lược của Nga và thậm chí là cả những tuyên bố vô căn cứ từ các nhà phân tâm học nghiệp dư rằng Putin đã mất trí.

Một phân tích tỉnh táo hơn cho thấy Nga có thể đã tìm kiếm một đòn đánh hạ gục ngay lập tức, nhưng luôn có kế hoạch bài bản cho các cuộc tấn công tiếp theo nếu các động thái ban đầu của họ tỏ ra không đủ.

Thế giới đã đánh giá thấp Putin trước đây và những sai lầm đó một phần đã dẫn đến thảm kịch ở Ukraine.

Giờ đây chúng ta phải có cặp mắt tinh tường để thấy rằng cuộc chiến đang diễn ra.

Trung Quốc từng yêu cầu Nga trì hoãn cuộc xâm lược Ukraine cho đến sau Thế vận hội

WASHINGTON, ngày 2 tháng 3 (Reuters) – Các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã nói với các quan chức cấp cao của Nga vào đầu tháng 2 rằng không được xâm lược Ukraine trước khi kết thúc Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, tờ New York Times (NYT) đưa tin, trích lời các quan chức chính quyền Biden và một quan chức châu Âu viện dẫn nội dung một báo cáo tình báo của phương Tây.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) điều tra tội ác chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra sau khi Nga bị cáo buộc ném bom vào dân thường tại Ukraine.

Công tố viên chính của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nói rằng đang thu thập các bằng chứng về các cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.

Cuộc điều tra được tiến hành sau khi 38 quốc gia cùng nhau kêu gọi điều tra tình hình tại Ukraine.

Các thành phố gồm Kyiv, Kharkiv và Kherson bị pháo kích nặng nề.

LHQ-Ukraine: Việt Nam bỏ phiếu trắng, Sứ quán Ukraine ‘rất thất vọng’

Kết quả cuộc bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư 02/03 đã bỏ phiếu áp đảo để lên án Nga về cuộc xâm lược Ukraine và yêu cầu Moscow rút các lực lượng quân sự của họ.

Nghị quyết, được sự ủng hộ của 141 trong số 193 thành viên của hội đồng.

Nga, và chỉ 4 nước – Bắc Hàn, Syria, Belarus, và Eritrea – bỏ phiếu chống nghị quyết.

35 nước, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, bỏ phiếu trắng.

Đầu zica không muốn biết Putin là kẻ xâm lược mà vẫn là bạn và ‚đồng chí’ thân thiết của mình nữa ư, lú lẫn chẳng kém gì tổng chủ. Càng ngày người Việt càng thất vọng cho lãnh đạo của mình, thôi tự an ủi rằng mình có bàu ra họ đâu, it nhất cá nhân tôi ở cuộc ‚bàu cử’ vừa rồi. Đó là lũ mafia sau khi cướp được chính quyền, chỉ hành xử theo lợi ích của chính chúng mà thôi. Lũ độc tài toàn trị mà. Chỉ biết lừa dân siêu hạng.

Nhạc trưởng nổi tiếng người Nga Valery Gergiev bị Đức sa thải

(VNTB) – Nhạc trưởng người Nga Valery Gergiev đã bị mất chức vụ nhạc trưởng tại Dàn nhạc iao hưởng Munich (Đức) – Munich Philharmonic. 

Nhạc trưởng người Nga Valery Gergiev, một người bạn của Putin, im lặng trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Vì thế ông đã bị mất chức vụ nhạc trưởng của mình tại Dàn nhạc giao hưởng Munich (Đức) – Munich Philharmonic.

Thị trưởng Munich, ông Dieter Reiter (đảng SPD), đã sa thải Gergiev vào thứ Ba 1/3 với hiệu lực ngay lập tức.

Ông Gergiev không trả lời gì về lời yêu cầu “có khoảng cách rõ ràng và dứt khoát với cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo mà Putin đang tiến hành chống lại Ukraine và đặc biệt chống lại Kiev là thành phố kết nghĩa với thành phố Munich của chúng ta“, ông Reiter giải thích nguyên do sa thải. Trước đó hôm thứ Sáu 25/2, ông thị trưởng đã yêu cầu ông Gergiev nêu quan điểm và ra hạn định cho đến thứ Hai 28/2. Nếu không, ông Gergiev không thể tiếp tục đứng đầu Munich Philharmonic nữa.

Trước đó công ty Agentur Felsner Artist đại diện cho Gergiev đã quyết định chia tay ông ấy – đây là một đòn nhạy cảm đối với nhạc trưởng nhiều bận rộn. Công ty đã thông báo cho ông ta vào Chủ nhật 27/2 rằng ông ta không còn là khách hàng của họ nữa. Ông sếp công ty, Marcus Felsner, đánh giá Gergiev là “một trong những nhạc trưởng vĩ đại nhất của thời đại chúng ta” và là một nghệ sĩ có tầm nhìn xa “mà nhiều người trong chúng ta yêu mến và ngưỡng mộ“. Nhưng với cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine, “không thể tiếp tục bảo vệ lợi ích của Gergiev”.

Ngoài ra, các buổi hòa nhạc với Gergiev và dàn nhạc của ông đã được lên kế hoạch cho tuần lễ Phục sinh tại Elbphilharmonie ở Hamburg cũng đã bị hủy bỏ vào sáng thứ Ba. “Do Valery Gergiev tiếp tục im lặng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, hai buổi hòa nhạc tại Elbphilharmonie được lên kế hoạch cho Lễ Phục sinh với ông ấy và dàn nhạc của Nhà hát Mariinsky của Nga hiện đã bị hủy bỏ“, thông báo từ Hamburg cho biết.

Việt Nam ở đâu trong tiến trình dân chủ hóa? 

(VNTB) – Điểm nghẽn trong tiến trình dân chủ tại Việt Nam là không có tương tác giữa nhân dân và đảng cai trị.

Đầu tháng 2/2022 Economist Intelligence Unit công bố báo cáo Chỉ Số Dân Chủ năm 2021, Việt Nam nằm gần chót bảng, chung với các nước bị xếp vào nhóm có thể chế chuyên chế toàn trị như Trung quốc, Bắc Hàn, Campuchia, Lào… ĐCS và chính quyền Việt Nam luôn phủ nhận những đánh giá như thế này. 

Qua gần một thế kỷ ĐCSVN tự nhận “một lẽ đương nhiên” là đảng duy nhất cầm quyền và làm chủ đất nước Việt Nam, thế nhưng họ không nhận tiếng xấu là độc tài, đảng trị. Các lãnh tụ đảng không dấu diếm khẳng định Việt Nam không có tam quyền phân lập nhưng luôn tự hào lãnh đạo một nhà nước dân chủ, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Những gì đã diễn ra ở Việt Nam từ ngày ĐCSVN cầm quyền cho thấy Việt Nam không phải là một nước dân chủ và thật sự không muốn trở thành một nước dân chủ.

Từ dân chủ mô tả một hình thức chính phủ trong đó người dân có tiếng nói trong cách điều hành chính phủ, điều hành quốc gia. Chính phủ của một quốc gia dân chủ làm điều này bằng cách bỏ phiếu, mặc dù thường có các quy tắc về người có thể bỏ phiếu. Các chế độ dân chủ khác với các chế độ độc tài. Thí dụ một vài quốc gia có một hình thức chính phủ dân chủ như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada,Mexico, Nam Phi, Pháp, Israel và Nhật Bản. Tại Việt Nam, tổng bí thư nắm quyền lực bao trùm, tuyệt đối và các chính sách điều hành quốc gia đều đưa ra từ đảng, hay nói rõ hơn, từ bộ chính trị, trung ương đảng mà tổng bí thư là người cầm chịch. Chế độ này bị gọi là chế độ đảng trị, chế độ độc tài. Tổng bí thư là nhà độc tài.

Có một số người cho rằng Việt Nam đang dần bước sang chế độ tư bản. Điều này còn tranh cãi, nhưng các nhà lãnh đạo cộng sản của nước này có định cho dân hưởng sự dân chủ hay không thì đến bây giờ có thể thấy rõ ràng là không.

Liên Hợp Quốc ra nghị quyết yêu cầu Nga rút khỏi Ukraine

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư 2/3 đã bỏ phiếu áp đảo để chê trách Nga về cuộc xâm lược Ukraine và yêu cầu Moscow rút các lực lượng quân sự của họ.

Nghị quyết, được sự ủng hộ của 141 trong số 193 thành viên của hội đồng.

35 nước, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, bỏ phiếu trắng.

Nga, và chỉ 4 nước – Bắc Hàn, Syria, Belarus, và Eritrea – bỏ phiếu chống nghị quyết.

Mặc dù các nghị quyết của Đại hội đồng không có tính ràng buộc, nhưng chúng có sức nặng chính trị.

Sau gần một tuần, Nga vẫn chưa đạt được mục tiêu lật đổ chính phủ Ukraine, nhưng đã vấp phải phản ứng dữ dội chưa từng có từ phương Tây và nhiều quốc gia khác như Singapore.

Tại sao Chiến tranh Nga-Ukraine không giống Chiến tranh Trung-Việt năm 1979

Rạng sáng 24/2, Nga chính thức tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, đánh dấu bước leo thang lớn đối với xung đột Nga-Ukraine bắt đầu từ năm 2014. Cuộc chiến đã gây chấn động phần còn lại của thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Cuộc xâm lược của Nga, sau khi không đảm bảo được cam kết từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không mở rộng thành viên sang Ukraine, khiến nhiều người Việt Nam nhớ lại cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc vào năm 1979, sau khi đất nước nghiêng hẳn về phía Liên Xô sau việc ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Moscow vào năm trước.

Nhiều cư dân mạng Việt Nam đã rút ra sự tương đồng giữa hai cuộc xâm lược: một cường quốc lớn, không hài lòng với chính sách đối ngoại của một cường quốc nhỏ, quyết định tiến hành một cuộc xâm lược để dạy cho thế lực nhỏ một bài học. Theo nghĩa này, việc Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược chớp nhoáng vào Việt Nam rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, với hơn 600.000 quân có sự tham gia, gần giống với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Mặc dù rất hấp dẫn để rút ra mối liên hệ giữa hai sự kiện này, nhưng sự ví von như vậy đã bỏ sót một điểm khác biệt cơ bản giữa Việt Nam vào năm 1979 và Ukraine vào năm 2022.

Cụ thể, Trung Quốc đã xâm lược một quốc gia được hậu thuẫn bởi một siêu cường mà họ đã có hiệp ước chính thức, trong khi Ukraine không chính thức là một phần của bất kỳ liên minh quân sự nào với phương Tây. Trong khi mục tiêu của hai cuộc xâm lược có thể giống nhau – nhằm làm suy giảm niềm tin của Việt Nam và Ukraine vào các cam kết an ninh của Liên Xô và NATO – thì  sự hiện diện của một đồng minh cường quốc trong trường hợp Việt Nam đã hạn chế đáng kể cách các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiến hành chiến tranh. Đối với trường hợp của Nga, cho đến nay có rất ít bằng chứng cho thấy nước này cảm thấy bị NATO kiềm chế khi tính đến các kế hoạch chiến tranh của mình.

Liên minh khác với liên kết ở một ý nghĩa chính: liệu có tồn tại một văn bản pháp lý quy định rõ ràng rằng một bên phải đứng ra bảo vệ bên kia khi có mối đe dọa quân sự hay không. Hiệp ước liên minh có ý nghĩa trong một số khía cạnh.

Thế giới hôm nay: 02/03/2022

Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo sắp tấn công các mục tiêu ở Kyiv, thủ đô Ukraine. Cách đây vài giờ người ta quan sát được một lượng lớn xe tăng và khí tài Nga đổ về thành phố này. Trong khi đó ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của đất nước, Nga cho bắn tên lửa vào tòa nhà chính phủ hôm sáng thứ Ba, gây ra một vụ nổ lớn. Ngoài ra giao tranh cũng xuất hiện trên đường phố thành phố Kherson ở miền nam sau khi nơi này bị quân đội Nga bao vây. Cuối cùng, điện đang bị cắt tại nhiều nơi của thành phố miền đông Mariupol, nơi xảy ra giao tranh ác liệt trong gần một tuần qua.

Một công tố viên tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã thông báo mở điều tra về tội ác chiến tranh trong xung đột Ukraine từ năm 2014 cho đến nay. Ukraine không phải thành viên ICC nên không thể trình đơn kiện, mặc dù tổng thống nước này cáo buộc Nga phạm tội khi ném bom Kharkiv. Còn Nga, bản thân không phải thành viên ICC, chắc chắn sẽ không hợp tác với tòa.

Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu đề xuất hướng tới kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu. Trước đó, EU cho biết quá trình này sẽ “khó khăn” vì một số nước trong khối phản đối mở rộng. Trước tiên Ukraine sẽ phải đáp ứng một số điều kiện kinh tế và chính trị. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói nước ông đang “đấu tranh sinh tồn” và yêu cầu các lãnh đạo châu Âu “chứng minh các bạn đồng hành cùng chúng tôi.”

Hà Nội khó rời bỏ Moscow để về phe với phương Tây trong vấn đề Ukraine

Chính phủ Việt Nam cho đến nay vẫn có quan điểm không rõ ràng đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine do có quan hệ an ninh quốc phòng chặt chẽ với cả Moscow và phương Tây dân chủ hiện đang phản đối cuộc chiến của Moscow.

Hà Nội bị ràng buộc bởi phải phụ thuộc vào mối quan hệ ngày càng được cải thiện với các chính phủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, để phát triển kinh tế cũng như lợi ích an ninh của họ trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, mà Việt Nam đã phải tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong nhiều thập kỷ.

Nhận thức được rằng Washington và các quốc gia châu Âu đang tích cực cố thành lập một khối thống nhất chống lại Nga, để phối hợp các biện pháp trừng phạt và đáp trả, Hà Nội có thể phải chịu áp lực, ít nhất là phải lên tiếng ủng hộ việc phương Tây lên án Moscow xâm lược một nhà nước dân chủ.

Mặt khác, Nga được cho là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam tính đến năm 2018 và vẫn là một đối tác thương mại quan trọng. Việt Nam trong những năm 1980 bị nhiều nước phương Tây coi là một quốc gia bị bỏ rơi, song lại được Liên Xô là một trong số ít nước khác coi là người bạn.

Nga đã trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam và cho đến nay, là một trong ba “đối tác chiến lược toàn diện” của nước này cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Năm ngoái, các nhà phân tích an ninh Nga thậm chí còn thảo luận về việc liệu quân đội nước này có nên hay không trong việc cố gắng hình thành một thỏa thuận mới, để tái triển khai quân đến Vịnh Cam Ranh của Việt Nam, một căn cứ hải quân do Liên Xô xây dựng vào những năm 1970.

Đến năm 2002, hạm đội hải quân Nga đã rời căn cứ Vịnh Cam Ranh, chuyển giao toàn bộ cơ sở vật chất cho Việt Nam.

Phản ứng của Việt Nam thường không rõ ràng vì họ muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Moscow, trong khi chắc chắn hiểu rằng sự hung hăng của Nga là mối đe dọa trực tiếp đối với nguyên tắc không can thiệp vào nước khác của họ, đặc biệt với nhận thức của chính Hà Nội về mối đe dọa từ Trung Quốc,theo Nguyễn Khắc Giang, một nhà phân tích tại Đại học Victoria, Wellington.

Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga

Bất chấp đe dọa tính mạng bản thân, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky quyết ở lại cùng thủ đô Kyiv khi vòng vây quân Nga ngày một siết chặt.

Chiến dịch quân sự của Nga đang dần siết chặt vòng vây quanh thủ đô Kyiv. Bất chấp binh lính Nga đã ở cửa ngõ thủ đô, Tổng thống Volodymyr Zelensky quyết ở lại thành phố chỉ huy chính phủ phòng thủ đến cùng.

Liên tục cuối tuần qua, Tổng thống Zelensky một lần nữa xuất hiện bên ngoài Văn phòng Tổng thống ở trung tâm Kyiv, khẳng định quyết tâm bảo vệ đất nước. Những thể hiện này của ông nhận được sự tán dương của người dân trong nước và giới quan sát quốc tế.

Con vẹt ở Bộ Ngoại giao và hai con vẹt mang hàm Tướng

Thưa với hai ông tướng công cụ bạo lực của chuyên chính vô sản bảo vệ nhà nước cộng sản độc tài, thưa với hai phát ngôn viên tình thế của cơ quan Tuyên giáo đảng cộng sản rằng hành xử của độc tài Putin với Ukraine sẽ là hành xử của độc tài Tập Cận Bình với Việt Nam đấy. Tập coi cuộc chiến tranh Putin xâm lược Ukraine là một chiến lệ, một bài học, một cuộc diễn tập để Tập Cận Bình áp dụng hoàn hảo hơn.

Độc tài Putin phát động chiến tranh xâm lược Ukraine. Thế giới văn minh đùng đùng nổi bão táp lên án quân Nga xâm lược và phẫn nộ vạch mặt tên tội phạm chiến tranh Putin. Chính phủ các nước đồng loạt và liên tiếp áp đặt những hình thức trừng phạt nặng nề kẻ xâm lược và hối hả viện trợ từ giọt máu nhân đạo cứu người dân Ukraine bị bom đạn sát thương, giúp đồng tiền cho cuộc sống hàng ngày đến quả tên lửa vác vai giúp nhân dân Ukraine bắn xe tăng quân xâm lược.

Nhà hoạt động Trần Văn Bang bị bắt theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự

Ông Trần Văn Bang- người lâu nay công khai lên tiếng đấu tranh chống những bất công trong xã hội; cổ xúy cho tự do, dân chủ trong nước- vừa bị bắt giữ hôm 1 tháng 3 năm 2022.

Ông Lê Thân, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng – nơi ông Trần Bang là một thành viên, nói với RFA tối 1 tháng 3:

Lúc 3 giờ tôi nhận được tin của anh em báo cho biết là công an đương lục soát ở nhà của ông Trần Bang. Tôi hỏi ai nói thì họ bảo là vợ anh Trần Bang nói do những người xung quanh báo lại vì lúc đó vợ anh Bang không có ở nhà.”
Chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến

Tờ Der Spiegel, một tuần báo có tiếng và uy tín nhất nước Đức, hôm qua 28/2 có đăng một bài báo phân tích những sai lầm và thất bại của quân đội Nga và từ đó dự đoán một viễn cảnh khủng khiếp cho người dân Ukraine. Sau đây là bản dịch.

Tại Ukraine, quân đội Điện Kremlin đang tiến chậm hơn dự kiến. Các chuyên gia quân sự rất ngạc nhiên trước những sai lầm chiến lược của quân đội Nga. Bây giờ nó có thể thay đổi chiến lược của mình.

Khi tìm hiểu về cuộc chiến này, có những điều ít ai có thể ngờ tới. Trong những ngày qua, các bức ảnh về những xác xe tăng Nga còn sót lại đã tăng lên gấp bội trên mạng xã hội. Phi cơ và máy bay trực thăng Nga bị bắn cháy trên bầu trời. Trong một đoạn video, một hệ thống phòng không của Nga dường như đã bị đánh cắp: nó được kéo bởi một máy kéo Ukraine (xem clip video ở đây: 

Mỹ cần loại bỏ ‘chiến lược mơ hồ’ để tránh biến Đài Loan thành Ukraine thứ hai

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, đã đến lúc Mỹ phải công khai nói rõ rằng họ sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi cuộc tấn công từ Trung Quốc.

Mỹ thực hiện một chiến lược không rõ ràng, có nghĩa là họ có thể can thiệp quân sự hoặc không thể can thiệp quân sự nếu Đài Loan bị tấn công”, ông Abe nói trong một chương trình của Fuji TV được phát sóng hôm 28.2.

Theo cựu Thủ tướng Nhật, đã đến lúc từ bỏ chiến lược mơ hồ này và việc Mỹ thể hiện có thể can thiệp sẽ giữ cho Trung Quốc trong tầm kiểm soát.

Biden cảnh báo Putin: ‘Những kẻ độc tài phải trả giá đắt’

Thông tin cập nhật từ các phóng viên BBC tại Ukraine và khu vực: Orla Guerin, Lyse Doucet và James Waterhouse ở Kyiv, Sarah Rainsford ở Dnipro, Fergal Keane ở Lviv, Steve Rosenberg ở Moscow và các nhóm phóng viên ở biên giới phía tây Ukraine

Boeing cắt đứt quan hệ với Nga

Một trong những nhà sản xuất hàng không vũ trụ lớn nhất thế giới đã cắt đứt quan hệ với các đối tác Nga. 

Hôm thứ Ba, Boeing tuyên bố sẽ đình chỉ tất cả các hoạt động chính ở Moscow. 

Nhà sản xuất máy bay của Mỹ sẽ không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hoặc bảo trì, hoặc các bộ phận, cho máy bay Nga. 

Hôm thứ Hai, công ty đã đóng cửa văn phòng tại Kyiv và tạm dừng các hoạt động đào tạo phi công ở Moscow. 

Một phát ngôn viên cho biết Boeing đang “tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho các đồng nghiệp của chúng tôi trong khu vực”.

TT Biden cấm máy bay Nga vào không phận Hoa Kỳ

Tổng thống Biden xác nhận chính quyền của ông đang chặn tất cả các chuyến bay của Nga – thương mại và tư nhân – hoạt động trong không phận Hoa Kỳ. 

Động thái này diễn ra sau các biện pháp tương tự do các quốc gia châu Âu và Canada áp đặt. 

Ông Biden nói rằng lệnh cấm sẽ cô lập Nga hơn nữa và gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế của nước này. 

Ông lưu ý rằng đồng rúp Nga và thị trường chứng khoán đã mất lần lượt 30% và 40% giá trị. 

Tổng thống kêu gọi người Mỹ “lấy cảm hứng từ ý chí sắt đá của người dân Ukraine”. 

“Putin có thể vây quanh Kyiv bằng xe tăng, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ chiếm được trái tim và linh hồn của người dân Ukraine”, ông nói.

Mỹ đã làm gì với Ukraine cho đến nay?

Tổng thống Biden bắt đầu Thông điệp Liên bang với một chính sách đối ngoại mạnh mẽ,

Đây là những gì Hoa Kỳ đã cam kết cho đến nay: 

Chuyển giao vũ khí trị giá 350 triệu đôla cho Ukraine 

Cung cấp trị giá 54 triệu đôla hỗ trợ nhân đạo 

Xóa các ngân hàng Nga đã chọn khỏi hệ thống Swift toàn cầu 

Hạn chế ngân hàng trung ương Nga bảo vệ đồng rúp 

Tham gia lực lượng đặc nhiệm xuyên Đại Tây Dương để đóng băng và thu giữ tài sản của các nhà tài phiệt 

Đóng cửa không phận Hoa Kỳ đối với máy bay do Nga sở hữu và vận hành 

Nhà Trắng cũng đã yêu cầu Quốc hội hỗ trợ thêm 6,4 tỷ đôla hỗ trợ khẩn cấp trong vài tháng tới. 

Tuy nhiên, ông Biden một lần nữa nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không gửi quân tham chiến với người Nga ở Ukraine.

Việt Nam nêu quan điểm về tình hình Ukraine

Đại sứ Đặng Hoàng Giang – trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc – đã nói về lịch sử chiến tranh mà Việt Nam phải trải qua; và rằng chiến tranh và xung đột thường xuất phát từ các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Ông Giang nói rằng Việt Nam ‘có lập trường nhất quán’ về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Ông cũng kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.

Đại sứ đề nghị các bên liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán các công dân Việt Nam ở Ukraine đến nơi an toàn.

Putin đã đánh giá thấp Ukraine và phương Tây

(VNTB) – Tính toán sai lầm của Tổng thống Nga sẽ tạo ra những rủi ro mới nghiêm trọng

Người Ukraine đang thể hiện lòng dũng cảm đặc biệt khi chống chọi với sự tấn công dữ dội của quân đội của Vladimir Putin. Hôm Chủ nhật, ngày thứ tư của cuộc tấn công, quân đội Nga không kiểm soát được thành phố lớn nào. Thành phố thứ hai nói tiếng Nga là Kharkiv và thủ đô Kyiv đã kháng cự. Trong khi đó, các quốc gia dân chủ phương Tây có muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm trọng không lường trước được, nhắm vào dự trữ của ngân hàng trung ương của Moscow và loại một số ngân hàng khỏi hệ thống nhắn tin Swift. Kế hoạch của Tổng thống Nga cho một cuộc xâm lược đã bị nhầm lẫn. 

Cuộc chiến của Putin xem ra là một tính toán sai lầm nhất. Tuy nhiên, điều đó có thể làm cho Putin nguy hiểm hơn. Hôm Chủ nhật, ngay cả khi người đồng cấp, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đồng ý đàm phán ở biên giới Belarus, Putin đã đặt các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga trong tình trạng báo động đặc biệt. 

 

Sử gia Harari: Hướng đi của nhân loại đang được quyết định tại Ukraina

Những tuần lễ đầu tiên của năm 2022, khi đại dịch Covid-19 có phần tạm lắng sau 2 năm hoành hành, nhân loại lại đứng trước một đe dọa lớn mới đáng sợ hơn bội phần : Chiến tranh. Nguy cơ nước Ukraina bị xâm lăng không chỉ là đại họa với người dân của riêng quốc gia này cùng những khu vực xung quanh, mà còn đe dọa toàn bộ thành tựu của thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua : Nền hòa bình.

Đối với sử gia nổi tiếng người Israel, Yuval Noah Harari, « thành tựu chính trị lớn nhất » của nhân loại trong bảy thập niên qua là « tình trạng suy tàn của chiến tranh ». Chiến tranh, chinh phạt, xâm chiếm lãnh thổ, cướp bóc tài nguyên, lấy bạo lực để bảo đảm vị thế, sự thịnh vượng, bảo đảm vinh quang, vốn từng là hoạt động hết sức phổ biến trong lịch sử nhân loại hàng ngàn năm nay. Luật Rừng, nơi mạnh được yếu thua, đã từng là nguyên tắc chủ yếu chi phối lịch sử nhân loại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo sử gia Harari, trong vòng một vài thế hệ gần đây, thế giới đã chuyển sang một hướng đi hoàn toàn khác, một thay đổi triệt để. Cụ thể là một bộ phận lớn của giới tinh hoa lãnh đạo thế giới hiện nay tin tưởng là chiến tranh là « cái ác có thể tránh được ».

Putin và nước Nga như tôi biết

Mấy ngày nay, khi Putin xua quân xâm lược Ucraina, nhiều bạn đọc gọi điện hỏi tôi, thậm chí có người lâu nay không đến, nay đến chơi, và lo lắng hỏi: Vì sao Putin cả gan xâm lược một nước có chủ quyền? Liệu Ucraina có trụ vững được không, khi quân Nga mạnh vượt trội? 

Thôi thì hiểu đến đâu, biết đến đâu, tôi xin “hầu chuyện” bạn đọc đến đó.

Điều đầu tiên phải nói ngay là, Putin không hề sợ tên lửa của NATO kéo đến biên giới sát nách nước Nga một khi Ucraina vào được NATO. Lý do được đưa ra đó chỉ là trò lừa bịp của anh chàng KGB này. Putin dọa dân Nga rằng, nếu không lật đổ được tổng thống Zelensky thì nước Nga sẽ bị đe doạ. Những người Nga sáng suốt đã nhận ra trò lừa bịp này, và đã xuống đường phản đối cuộc xâm lược Ucraina. Và đã bị Putin bắt! 

Thực chất, tên độc tài Putin sợ tự do, dân chủ và văn minh. Putin sợ một khi Ucraina vào được Liên minh Châu Âu như Ba Lan, Cộng hoà Sec, Rumani… thì ánh sáng tự do, dân chủ, văn minh và cả phồn vinh sẽ toả sáng từ quốc gia rộng lớn có hơn 40 triệu dân này, làm thức tỉnh dân Nga đang bị chính quyền độc tài Putin đàn áp, ru ngủ bằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan “Đại Nga”. 

Nhìn Ukraina lại nghĩ về Việt Nam

Xung đột Nga-Ukraina làm nổi lên mấy điều cần phân biệt. Việt Nam gần gũi với Ukraina và Đài Loan hay gần gũi với Nga và Trung Quốc? Nền văn hóa Nga và Trung Hoa có đáng yêu không? Nhân dân Nga và nhân dân Trung Hoa có đồng nhất với nhà nước Nga và Trung Quốc không? Một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn thì nên và phải ứng xử thế nào?

1/ Tôi sống lại những năm 50-60 của thế kỷ trước, hồi tôi còn trẻ và hệ CS thế giới còn tạm thời cường tráng. Tôi nhớ thuộc lòng những bài hát tôi yêu về các xứ sở, các quê hương. Tôi yêu những bài Làng tôi của Văn Cao, Làng tôi của Chung Quân, Quê hương của Hoàng Giác… Cũng yêu Chiều Matxcova ( ПОДМОСКОВНЫЕ ВЕЧЕРА) của Nga, Kết đoàn là sức mạnh của Trung Quốc (团结就是力量 Tuán Jié Jiù Shì Lì Liàng), và bài Quê hương, dân ca Ukraina. TỔ QUỐC CỦA NƯỚC NÀO CŨNG ĐẸP VÀ NGƯỜI DÂN NƯỚC NÀO CŨNG THA THIẾT MẾN YÊU ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH! 

Một người Việt ở Kharkiv kể về cuộc sống giữa lúc Nga bắn phá

Thứ Ba 01/3, tên lửa và rocket của Nga đã bắn vào trung tâm văn hóa của Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine. 

Cùng ngày, BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn nhanh với anh Cường, hiện đang sống tại thành phố Kharkiv.

Nói với BBC, anh Cường cho biết anh phải chạy lên khỏi hầm trú ẩn và tìm nơi an toàn để có thể trò chuyện. Thậm chí vừa trò chuyện anh vừa cho biết vẫn nghe thấy tiếng pháo kích của Nga đang bắn vào thành phố.

Anh Cường đã sang Ukraine được hơn 20 năm, lập gia đình và đã có cuộc sống ổn định ở đây trước khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược. 

Ukraine: “Người dân đổi bút và bàn phím lấy súng”

Hàng ngàn công dân Ukraine đang xung phong nhập ngũ, kể cả nhiều người chưa từng cầm súng. 

Đàn ông trong độ tuổi 18 đến 60 bị cấm rời khỏi Ukraine và được kêu gọi chiến đấu. 

Bộ trưởng quốc phòng Ukraine nói 25.000 cây súng đã được giao cho các đơn vị phòng vệ địa phương ở khu vực Kyiv. 

BBC Tiếng Ukraine có mặt ở một điểm phân phối vũ khí tại thủ đô Kyiv. 

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine.

Volodymyr Zelensky: Từ diễn viên hài thành tổng thống thời chiến

Sáng ngày 26/02, Volodymyr Zelensky đăng một đoạn video lên Twitter. Sau đêm giao tranh tồi tệ nhất mà Kyiv từng chứng kiến kể từ Thế chiến 2, và sau lời tuyên truyền từ Moscow rằng ông đã trốn chạy khỏi thủ đô vì sợ hãi, Tổng thống Ukraine xuất hiện từ văn phòng, với đôi mắt đỏ hoe và bộ râu chưa cạo. Tay phải ông cầm chiếc điện thoại thông minh, quay lại cảnh mình đi qua “House with Chimaeras,” một địa danh nổi tiếng của Kyiv, đang được dùng làm dinh thự của tổng thống. Ông mỉm cười trước ống kính và tuyên bố: “Chào buổi sáng tất cả người dân Ukraine! Đang có rất nhiều tin giả … [nhưng] tôi vẫn ở đây.”

Zelensky trông có vẻ mệt mỏi, nhưng hạnh phúc: hạnh phúc vì được sống, hạnh phúc vì Kyiv đã không chịu khuất phục, và hạnh phúc khi đóng vai trò nhà lãnh đạo quốc gia, giữ vững tinh thần của đất nước và của chính mình trong giờ phút đen tối nhất trong lịch sử 30 năm với tư cách là một nhà nước độc lập của Ukraine. Đó không phải là vai trò ông tự thân chọn lựa, mà là vai trò được đặt trên vai ông khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02. Ông đã nhận lấy nó với phẩm giá, sức mạnh, và một chút hài hước. Khi Mỹ đề nghị không vận ông đến nơi an toàn, ông đáp lại: “Cuộc chiến đang diễn ra ở đây; tôi cần đạn chống tăng, chứ không phải một chuyến bay.”

Ukraine- Niềm tin chiến thắng.

Chỉ vài ngày đầu cuộc chiến tranh trong  tuần qua dân Ukraine đã đoàn kết một lòng  chống lại  ý  đồ xâm lược của Putin. Hình  ảnh già , trẻ,  bé, lớn, cả các cô gái  xinh như hoa hậu, cho đến vị tổng thống, tổng thống phu nhân đều mặc áo trận, sẵn sàng hy sinh, đã đánh thức toàn thế giới ! Và khiến cho nhiều quốc gia quyết định nhanh chóng tham gia cuộc chiến hỗ trợ Ukraine.

Ngay cả tên đồng chí của Putin là Tập cận Bình cũng đã thoái thoát, giữ khoảng cách. Như thế  Putin đang đứng trong tình thế hiểm nghèo, vì một mình phải chống trả thế giới. 

Câu hỏi liệu Putin có hoá điên để xử dụng vũ khí hạt nhân không, được trả lời phần nào qua hình ảnh các cuộc biểu tình của chính dân Nga, chống lại Putin. 

Putin có hoá điên thì dân Nga , các đồng chí  thân cận Putin không thể hoá điên theo hắn, một khi tin tức qua mạng Net tràn lan, đặc biệt tin tức từ chính những người thân của họ đang ở Ukraine, đã cho họ thấy Chính nghĩa nằm ở bên nào và Ai sẽ là người thắng cuộc..! 

Điện Kremlin “cử hơn 400 lính đánh thuê từ lực lượng dân quân tư nhân vào Kyiv để ám sát Tổng thống Zelensky và chính phủ của ông”

+ Lực lượng dân quân tư nhân được gọi là Nhóm Wagner ‘bay đến từ châu Phi năm tuần trước’

+ Nó được điều hành bởi nhà tài phiệt Yevgeny Prigozhin, một đồng minh thân cận của tổng thống Nga

+ Các đặc vụ được đào tạo bài bản với một danh sách 23 nhân vật cần hạ thủ, bao gồm cả thủ tướng và nội các

Hơn 400 lính đánh thuê Nga đã bay đến từ châu Phi để ám sát tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thông tin được tiết lộ vào đêm qua.

Nguyễn Chí Thiệp 

Trong tác phẩm (Ký Ức Sơ Sài) của nhà giáo Nguyễn Anh Khiêm, có ghi lại một câu nhận định của bạn bè tác giả về nơi sinh trưởng của ông: “Này, tao nói thật nghe, Quảng Nam mày mười thằng thì tao thấy hết chín đứa liều mạng rồi. Nói thế cũng không đúng hẳn, tao thấy thật ra là … chín thằng rưỡi!”

Tôi cũng quen biết đâu chừng chục ông/bà Quảng Nam. Nhận xét của tôi về họ thì hơi khác: mười người chỉ cỡ tám kẻ liều mạng mà thôi, hai còn lại thì cẩn trọng và dè dặt hơn (chút xíu) nhưng cũng sẵn sàng bán mạng hay liều mình khi cần. 

Nguyễn Chí Thiệp (NCT) thuộc loại này.

Ở trang bìa sau của cuốn Trại Kiên Giam – do Sông Thu xuất bản lần đầu, năm 1992 – tôi thấy in dòng chữ sau: NCT sinh năm 1944 tại Quảng Nam, tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 – 1969, trường Bộ Binh Thủ Đức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt 1970…

Tác giả – rõ ràng – không phải là kẻ liều lĩnh mà là mẫu người của cửa Khổng sân Trình, với tâm niệm tu thân/tề gia/bình thiên hạ. Tuy thế, thay vì theo đúng lời dậy của Khổng Tử (nguy bang bất nhập loạn bang bất cư / không vào nước lâm nguy, không ở nước loạn lạc) cho nó chắc ăn thì NCT lại hành xử khác hẳn. Liều lĩnh hơn thấy rõ!

Dù là một công chức cao cấp của chính quyền miền Nam nhưng ông không chịu di tản ra nước ngoài, và cũng nhất định không chịu “đi trình diện học tập” (như bao kẻ khác) sau khi vùng đất này thất thủ. 

Đã thế, NCT còn tính “vào bưng” luôn nữa chớ – theo như lời của chính ông, qua tác phẩm thượng dẫn: “Có người móc nối tôi vào tổ chức Phục Quốc, nhưng tôi từ chối vì biết không thể hoạt động ở nội thành – vào bưng để chiến đấu thì không có tổ chức nào có mật khu. Có lần tôi lên Dốc Mơ, để được đưa vào mật khu, không thành …”

Chả trách, NCT bị bắt với tội danh (“tham gia tổ chức phản cách mạng”) tuy không hoàn toàn chính xác nhưng cũng chả oan ức gì cho lắm. Vào tù không lâu, ông đã gặp ngay giáo sư Đoàn Viết Hoạt – một nhân vật cũng vô cùng liều lĩnh dù không hề dính dáng chi đến Quảng Nam – và hai người lại “rù rì” tính chuyện tiếp tục  … vá Trời :

Chúng tôi mong được đóng góp và chia sẻ với những anh em trẻ bị bắt trong các tổ chức phục quốc. Giúp họ thêm một phần hiểu biết, cộng với nhiệt tình của tuổi trẻ và lòng căm thù sâu sắc với Cộng sản, để trước hết là những ngày tù không trở nên vô ích, không bị hủy hoại tinh thần trí óc bởi sự nhàn rỗi…

Nga xâm lược Ukraine: Liệu Tổng thống Putin sẽ bấm nút hạt nhân hay không?

“Putin sẽ không bao giờ sáp nhập Crimea và rồi ông ấy đã làm.”

“Putin sẽ không bao giờ khởi động một cuộc chiến tại Donbass và ông ấy đã thực hiện.”

“Putin sẽ không bao giờ tiến hành một xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine và ông ấy đã tiến hành”, Steve Rosenberg viết.

Và Steve Rosenberg đi đến kết luận rằng cụm từ “sẽ không bao giờ” không thể được áp dụng cho Vladimir Putin.

Tất cả đã đưa đến một câu hỏi không mấy dễ chịu, “Ông ấy sẽ không bao giờ nhấn nút hạt nhân trước phải không?”

Đây không phải là một câu hỏi về mặt lý thuyết. Ông Putin nói đã ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng hạt nhân trong tình trạng “báo động đặc biệt” để đáp lại điều mà ông mô tả là “sự hung hãn” của Nato. 

Nếu lắng nghe kỹ những gì Tổng thống Putin đã nói, vào ngày 17/02 khi ông tuyên bố trên truyền hình về “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông (trên thực tế là cuộc xâm lược toàn diện Ukraine), ông cũng đưa ra một lời cảnh báo khiến ‘rợn sống lưng’:

“Với bất kỳ ai đang muốn can thiệp từ bên ngoài – nếu làm điều đó thì người đó sẽ lãnh chịu hậu quả chưa từng có trong lịch sử.”

“Ngôn từ của Putin dường như một lời đe dọa trực tiếp về một cuộc chiến hạt nhân,” người được trao giải Nobel Hòa bình 2021, nhà báo Dmitry Muratov, tổng biên tập tờ Novaya Gazeta nhận định…

Chiến tranh là da thịt của lịch sử và con người cần yêu hòa bình qua sức mạnh

Cộng hòa Liên bang Nga dưới sự chỉ đạo của Vladimir Putin đã chính thức xâm lăng Ukraine. Chiến tranh bùng nổ. Âu châu sau nhiều thập niên hòa bình, nay cung nhịp lịch sử đã chuyển hướng. Chuyện bất bình thường – của xâm lược, chiến trường đẫm máu, hủy hoại tang thương, chết chóc bi thảm – hôm nay trở lại khung trời Âu châu.

Chiến tranh là bất thường?

Thực ra, hòa bình mới là bất thường. Carl von Clausewitz (1780 – 1831), chiến lược gia gốc Phổ (Prussia) trong cuốn “Bàn về Chiến Tranh” viết, “Chiến tranh không phải là một hiện tượng khác lạ, nhưng chỉ là sự tiếp nối chính trị bằng phương tiện khác mà thôi.”

Ông viết tiếp, “Người tử tế thường nghĩ rằng làm sao để có một phương cách hay ho nhằm đánh bại kẻ thù mà không tốn quá nhiều máu xương – và như vậy mới là nghệ thuật chiến tranh. Nhưng với lối suy tư như thế, dù tốt lành, nhưng đó chỉ là một ngụy biện. Chiến tranh là chuyện tối nguy hiểm. Sai lầm tệ hại nhất thường xẩy ra từ những trái tim nhân hậu khi suy tư như thế.” 

Và ông kết luận, “Muốn có hòa bình thì hãy chuẩn bị cho chiến tranh.”

Thế giới ngày nay, tất cả lãnh thổ và biên giới quốc gia được định hình bởi chiến tranh. Từ Trung quốc đến Ba Tử cổ đại đến Phi châu, Mỹ châu, hay Hoa Kỳ, sự ra đời của các quốc gia tân thời đã được quyết định bởi xung đột vũ khí – là kết quả từ xương thịt trên chiến trường. Bản đồ phân định dân tộc và biên cương, đế chế lên ngôi hay suy tàn, những trang sử nhân loại không phải được in bằng mực tím – mà được vẽ và viết bằng máu đỏ.

Bản đồ Âu châu hiện tại được vẽ bằng máu từ thuở xa xưa. Riêng từ đầu thế kỷ 17, Cuộc chiến Ba Mươi Năm (1618-1648), giữa các lãnh chúa và Giáo hội Thiên Chúa La Mã đã góp phần cho sự hình thành một ý thức chính trị công quyền hiện đại… 

Nguyễn Hữu Liêm là triết gia viết những bài đáng đọc, tôi quý trọng ông này

Tổng thống Nga Putin đối mặt cáo buộc là “tội phạm chiến tranh”

(VNTB) –  Đài truyền hình Ukraine dẫn lời Trưởng công tố Iryna Venediktova giải thích, mục tiêu của Ukraine là chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin là “tội phạm chiến tranh” của thế kỷ 21. 

Theo Reuters, Ukraine hôm 28-8 thông báo nước này đang chuẩn bị đệ đơn kiện Nga ra Tòa án Công lý quốc tế ở The Hague (Hà Lan).

Tổng công tố Ukraine Iryna Venediktova đưa trên trang Facebook của bà: “Gần làng Zelenivka, vùng Kherson, Dilierbek Shakirov, một nhà báo dân sự của ấn phẩm tuần báo Navkolo Tebe và là thành viên của Quỹ từ thiện House of Hope, đã bị bắn chết bằng súng tự động từ một chiếc ô tô”.

Ngoài ra, theo Venediktova, vào thứ Bảy, ngày 26 tháng 2 năm 2022, một chiếc xe cấp cứu đã bốc cháy trên đường cao tốc ở vùng Kherson, khi vận chuyển những người bị thương. Một tài xế xe cứu thương 64 tuổi và một thương binh đã chết trong đám cháy. Một trong số những người bị thương cũng lãnh một vết đạn.

Sau những trường hợp này, các nhân viên thực thi pháp luật đã mở các thủ tục hình sự. “Tất cả những kẻ phạm tội nghiêm trọng nhất đối với dân thường sẽ không trốn tránh trách nhiệm. Cơ quan công tố và thực thi pháp luật tiếp tục ghi nhận và điều tra các tội ác chiến tranh của quân đội Nga ”, bà Venediktova nhấn mạnh.

Phiên xử phúc thấm Lê Hữu Minh Tuấn – Thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Hôm nay ngày 28 tháng 2 năm 2022 sẽ diễn ra phiên toà phúc thẩm đối với Lê Hữu Minh Tuấn, nhà báo, thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam lúc 7:30 tại Trụ sở Toà án Nhân Dân cấp cao tại TP. HCM. 

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 231/2022/QDXXPT-HS của Toà án Nhân dân cấp cao tại TP HCM, đây là vụ án xét xử công khai với Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà là ông Phạm Công Mười cùng các thẩm phán Lê Thành Vân và Trần Thị Thu Thuỷ. 

Trả lời phỏng vấn của đài RFA, luật sư bào chữa cho Lê Hữu Minh Tuấn, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết:

Hướng bào chữa của chúng tôi thì vẫn cho rằng là các ông ấy chỉ thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà thôi chứ không phải là những hành vi vi phạm pháp luật.

Quan điểm này đã được xác định từ phiên toà sơ thẩm rồi, chúng tôi chỉ yêu cầu phiên toà phúc thẩm đánh giá lại về vụ án.

Nhưng mà cũng phải nói thẳng thắn với nhau thật ra thì đối với những phiên toà có yếu tố liên quan đến chính trị như thế này thì chúng tôi cũng không đặt quá nhiều hy vọng vào việc thay đổi bản án. Vì thông lệ nó là như vậy.”

Trong hơn một năm bị biệt giam tại trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu từ sau phiên sử sơ thẩm, Lê Hữu Minh Tuấn bị từ chối quyền được tiếp xúc luật sư với lý do rất khéo léo và thức thời là do COVID. Phiên xử phúc thẩm bị bị đẩy lùi mà không có lý do chính đáng được đưa ra. 

Trông người lại nghĩ đến ta, nhìn Ukraina ngẫm ra nước mình!

Putin tổng thống Nga đem quân đánh Ukraina – một nước độc lập, có chủ quyền và yêu cầu hạ vũ khí đầu hàng thì sẽ đàm phán! Rõ là lý lẽ của kẻ mạnh. Dù với lý do gì, đây cũng là cuộc chiến phi nghĩa, không thể chấp nhận. 

Cuộc xâm lăng này có lẽ kết thúc nhanh thôi, nhưng nó gây ra chết chóc đau thương, tàn phá cơ sở hạ tầng, phá hoại kinh tế, khủng hoảng xã hội không kể xiết. Nhưng nguy hiểm nhất là gây lòng hận thù sâu sắc giữa hai dân tộc láng giềng vốn từng là anh em; gây nên nỗi bất an cho cộng đồng thế giới…

Ukraine ‘kiên cường chống trả’, Putin muốn chiến thắng trước ngày 2/3

Quân đội Ukraine được cho là tiếp tục kiên cường đánh trả Nga xâm lược trong ngày giao tranh thứ tư kể từ khi Nga vượt qua biên giới hôm 24/2.

Trong ngày Chủ nhật 27/2, Ukraine tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát thành phố lớn thứ hai của mình, Kharkiv, sau cuộc giao tranh trên đường phố với lực lượng Nga.

Lính Nga đã vào Kharkiv, thành phố 1,4 triệu dân, cách biên giới với Nga 12 km về phía nam giao tranh dữ dội trên đường phố với lực lượng Ukraine. 

Người đứng đầu chính quyền khu vực Kharkiv, Oleh Sinegubov, sau đó nói rằng người Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát thành phố… 

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga.

Hỏi: Thưa ông Aslund, liệu tổng thống Nga Putin có kham nổi cuộc tấn công vào Ukraine không? Cho đến nay, sự thôn tính Crimea đã là một hành động mạo hiểm vô cùng tốn kém.

Đáp: Trong một thời gian dài, Putin luôn phải để ý về chuyện tiền nong. Đầu độc và triệt tiêu những người chống đối chế độ không tốn nhiều tiền. Với việc chiếm đóng Crimea, ông ta đã bước vào một xu hướng với tầm vóc hoàn toàn khác: nước Nga tiêu tốn mỗi năm 5 tỷ đôla Mỹ, trong đó hai tỷ dành cho cơ sở hạ tầng, ở đó tình trạng vô cùng thảm hại…

Why is Vietnam not neutral when relations between the Soviet Union and China are tense?

Lê Duẩn was officially named First Secretary of the Communist Party of Vietnam in 1960, thereby succeeding Hồ Chí Minh as the party’s de facto leader even though the latter remained its Chairman.

However, Hồ Chí Minh continued to influence North Vietnam’s governance: Lê Duẩn, Tố Hữu, Trường Chinh and Phạm Văn Đồng (all of whom were influential figures in the country’s politics during and after the war) often shared dinner with him.

In 1963, Hồ Chí Minh purportedly corresponded with South Vietnamese President Ngô Đình Diệm in the hope of achieving a negotiated peace.

Together with Lê Đức Thọ, Head of the Party Organisational Department and Nguyễn Chí Thanh, a military general, Lê Duẩn tried to monopolise the decision-making process – this became even more evident following Hồ Chí Minh’s death.

In 1964, Hồ Chí Minh’s health began to fail and Lê Duẩn, as his trusted underling, more visibly took on day-to-day decision-making responsibilities…


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)