Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 37)  

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào những ngày hè oi bức nhất. Nhưng năm nay thời tiết khá đặc biệt nên xen kẽ ngày nắng ngày mưa, mà mưa xối xả, hàng chục năm nay Hà Nội mới có ngập „lụt“ như thế. Nói lụt là quá vì thành phố nào phải lo kè gì hàng chục năm nó cứ lấn hoài ra đề sông Hồng vì nước lũ nào còn, ta và nước „lạ“ làm bao nhiêu đập thủy điện trên sông Hồng, sông Lô, sông Thao rồi mà, vì sự tiến bộ của kỹ thuật. Lụt là ở những khu phố mới xây chống úng kém chứ các khu phố cổ Pháp xây nào có chuyện đó, mẹ cha lũ thực dân! Thế nên sau mưa nhiều đêm lạnh, ông con những đêm nóng quá phải lên ngủ chung với bố mẹ, nhưng những đêm mưa là về phòng tầng hai chúng tôi vừa mới sửa lại nghiêm chỉnh cho cháu nhưng chưa lắp điều hòa, bố mẹ chẳng giàu đến thế, lại có cái họa nố mắc ung thư!

Nói chuyện ung thư, sau khi tiêm 4 liều hormon cứ tưởng mọi thứ teo đi kể cả cái u và trước hết là u ác vì đã có mầm ung thư thì khỏi phải xạ trị nhưng nào được, phải diệt cho bằng được cái mầm đó dù nhỏ đến mấy vì nếu nó lan ra thì toi luôn, trong vòng ít tháng lan ra khắp nội tạng, có mà Trời cứu. Mẹ tôi mất thế là cũng đã 8 năm nay rồi, cụ thọ 92 tuổi, chết không do ung thư mà do bị nghẹn vì cụ mổ được sớm. Còn cô bạn Moritzburger TTĐ chết trước cụ một băn vì ung thư phổi di căn, trước đó nghi ung thư vú đã đến chỗ bà vợ tôi kiểm tra mà không phát hiện ra nên H cứ băn khoăn mãi, nhưng cuối cùng không phải lỗi của U bướu Hà Nội. Ông con Đ làm to nhiều tiền mua tất cả những thuốc hay nhất thế giới mà cũng đành chịu nhìn mẹ đau đớn ra đi – rất nhanh, cũng may là vậy – chúng tôi lũ Moritzburger đến thăm rất đông và rất thường xuyên nhưng chỉ đau đớn nhìn mà chịu, c’est la vie, đời là vậy!

Nên bây giờ tôi cũng chỉ trông vào số phận mà thôi, mong cho các cụ nhà tôi đã đủ tu nhân tích đức để con cháu – trong đó có tôi – được nhờ. Còn bây giờ các bác sĩ BVQĐ 108 bắt đầu tôi xạ trị cho tôi, với những điều kiện tốt nhất có thể, tôi cũng không mong gì hơn là sau 25 lần xạ trị này họ sẽ kiểm tra, hội chẩn và  kết luận ok cho tôi để tiếp tục tiêm hormon, để đủ 2 năm, hy vọng trở lại người bình thường.

Ông bạn ĐVM thua tôi 2 tuổi, cùng vào VKHVN, cùng khóa đi làm TS, nay đi trước tôi được dăm năm về vấn đề này. Nay đã mạnh khỏe trở lại, ngày đi bộ 6km.

Đấy là chuyện bệnh tật, còn kỷ niệm cũ, bài trước có đến nhắc nhạc sĩ PT sáng tác bài „Tin yêu Đảng“. Trong bài đó tôi như có lời cáo lỗi vì khi đó 20 tuổi nông nổi vì chưa hiểu biết. Nhưng PT trên tôi cả một thế hệ thì không vậy, nhất là ở vào một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Tôi mang máng là PT và HT ngang tuổi nhau. Đúng vậy. Tra mạng ra ngay. PT  sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, HT sinh ngày 7 tháng 12 năm 1927, mất ngày 14 tháng 7 năm 2019. Tôi còn nhớ trước khi nhà khoa học lớn này mất, tôi có được dự một buổi lễ mà cụ già lụ khụ, ốm yếu HT lên nói lời cuối cùng, cụ nói đại ý, cả đời tôi làm biết bao nhiêu việc, chắc chắn có mắc lỗi thì nay xin nói lời xám hối, xin mọi người tha lỗi cho. Hai người này đều tài hoa và có nhiều đóng góp cho đất nước, dù mỗi người mỗi lĩnh vực và hoàn cảnh. Nhưng tôi nghĩ, nhân cách hai người khác nhau hoàn toàn. HT nói được lời xám hối, còn PT thì chưa, xin chờ thời gian trả lời, tôi vẫn mong và tin vào những cái gì tốt đẹp nhất ở một gia đình như gia đình PT.

Hay biết bao nếu vào cuối đời, PT nói được lời sám hối.                

Nhân đây như thường lệ, xin giới thiệu báo Đức. Tôi lấy 2 bài mà tôi thích về 2 vấn đề mà tôi quan tâm,từ tờ Monopol, số tháng hai và Spiegel, số tháng tư, hy vọng bạn đọc đồng tình.

*****

Nâng cốc nào

Gerhard Richter sẽ 90 tuổi. Các bảo tàng ở Dresden, Düsseldorf và Berlin kỷ niệm sinh nhật họa sỹ vĩ đại này với những cuộc triển lãm. Chúng tôi chúc mừng sinh nhật với một bài vinh danh nhà nghệ sĩ, nhưng trước hết hãy để chính người có sinh nhật được tỏ lời: Trong một cuộc tọa đàm với người bạn và người đồng hành với ông là Alexander Kluge

Đôi khi tôi nghĩ, tôi không nên nhận mình là họa sĩ, mà là nhà làm tranh. Tôi thích tranh hơn ngành hội họa“    Gerhard Richter

Họa sỹ Gerhard Richter và nhà văn kiêm đạo diễn Alexander Kluge không chỉ là bạn  nhau mà họ còn chung năm sinh 1932 – ngày 09. 02 Richter sẽ 90 tuổi, Kluge chỉ vài ngày sau, ngày 09. 02.  Hai người quen biết nhau ở Engadin, từ mối quen biết này xuất hiện, trong số những cái khác, các dự án sách „Tháng chạp“ và „Vào những thời điểm bình yên“. Khi vào tháng 10. 2012 Richter minh họa một số cho tờ „Die Welt-thế giới“, thì Kluge nói bài diễn thuyết. Ở phiá trước, 2 người thực hiện một loạt các cuộc tọa đàm, mà từ chúng cũng xuất hiện cuộc tọa đàm cho đến nay chưa công bố này.

Alexander Kluge: Từ khi bạn sống ở phía Tây (Đông và Tây Đức, N.H.T.), lẽ ra bạn luôn luôn làm việc với ảnh ở tư cách là một thể loại sưu tập dự trữ.

Gerhard Richter: Đúng thế, đôi khi tôi nghĩ, tôi không nên nhận mình là họa sĩ, mà là nhà làm tranh. Tôi thích tranh hơn ngành hội họa. Ngành hội họa mang cái nét gì đó như sự nâng lên một cái gì đó rất bụi bặm. Đối với tôi, nghề này là một điều hiển nhiên, người ta phải nắm nó vững đến mức tối đa có thể được (thể hiện ở làng nghề Việt Nam, N.H.T.)

Kl: Ở tư cách là nghệ sĩ, một mặt người ta là nhà sưu tập, rồi một nhà kiến tạo và cũng là một démolisseur, một kẻ phá hủy. Và tôi khẳng định rằng thậm chí người ta chưa có lần nào làm chủ được tất cả các tính chất này.

Ri: Tất cả các tính chất này phải dẫn tới tranh.

Kl: Đó là sinh vật mà chúng tự động tạo một dàn hợp xướng bên trong chúng ta.

Ri: Một dàn hợp xướng các năng lực.

Kl: Năm 1961 bạn sang phía Tây (Đức), và 1962 bắt đầu „Atlas“ của bạn. Rồi 1966 tôi thấy tranh „Acht Lernschwester- Tám dục tá“. Nhưng vấn đề ở đó lại xoay quanh những phụ nữ bị giết chết.

Ri: Bởi một người Đức.

Kl: Một người phụ nữ sống sót và nhận ra tên tội phạm và rồi nó bị bắt. Đấy là một bức ảnh báo chí?

Ri: Đúng thế. Ở phía Đông người ta không vẽ theo các bức ảnh, điều đó bị coi thường. Nghệ thuật nhiếp ảnh là cái gì đó thấp kém. Nhưng mỗi người đều biết rằng một bức ảnh hấp dẫn hơn một bức tranh, bởi lẽ nó thông báo nhiều hơn nhiều. Nên sau đó tôi năm bắt điều đó một cách đầy khiêu khích, tiếp thu bức ảnh để đi đến bức tranh.

Kl: Cả người làm từ cũng có thể tiếp thu khi y lắng nghe, và nhạc sĩ tiếp thu âm thanh. Rồi sau đó bạn làm ra các bức ảnh. „Tôi nói điều đó một cách nghiêm túc“, nghĩa là thế.

Ri: Vâng, các bức ảnh xứng đáng được phóng đại rồi dùng nhiều công để vẽ trong dầu lên toan, cái đó rât lâu hơn là chỉ một lần bấm máy – cái ấy không hoàn toàn đúng, nhưng về nguyên tắc, về mặt thủ công đầu tiên nó kéo dài lâu hơn đã.

Kl: Bạn sau đó làm việc rất mãnh liệt. Nếu bạn không hài lòng về cái gì đó, no sẽ lại bị phá hủy, vẽ đè lên rồi làm khác đi.

Ri: Kết quả phải đáng hài lòng về mặt thẩm mỹ. Đầu tiên thì các bức tranh đôi khi giữ được hai tiếng hay một ngày.

Kl: Chúng không giữ lâu được trước con mắt của người làm bức tranh.

Ri: Không lâu theo thời gian. Ở Goethe thì ông đã nói sao nhỉ: „Bài học của ông giống hệt như bánh đã được nướng, ngon và no cho một ngày. Đấy là „Bài học“ từ „Thầy Wihelm“ (tác phẩm rất nổi tiếng của Goethe)

Kl: Ở đây trên một bức ảnh người ta thấy vợ bạn giơ tay nắm lan can; đấy là một hẻm khá dốc, tôi cảm giác thế. Tay quá ngắn trước vấn đề an ninh. Và chính giây phút này được nhiếp ảnh gia giữ lại. Đó là ấn tượng của một giây mà có lẽ nó vốn đã được chuẩn bị từ lâu rồi.

Ri: Vâng, những nhiếp ảnh gia giỏi mà tôi không thuộc số họ có linh cảm về thời điểm đúng. Đấy là một thành tích mà tôi hết sức kính trọng.

Kl: Thế mà bạn lại chia ra các khu vực của bức ảnh. Bạn chụp 3 luống ruộng và cái cày đứng trước, và tất cả những cái còn lại biến mất.

Ri: Tôi không còn nhớ chính xác khi đó tôi muốn gì. Chỉ rất thích thú là nhìn thấy cái cày.

Kl: Nghệ thuật nhiếp ảnh chẳng phải là việc sao chép sự thật, mà là việc rút gọn thực tại, một thực tế thứ hai. Cái bị bỏ đi cũng quan trọng hệt như cái được giữ lại.

Ri: Máy ảnh không bỏ qua nhiều.

Kl: Chỉ có người làm ảnh là kẻ đứng sau máy ảnh.

Ri: Vâng, ngay từ sự thoải mái, và từ nguyên nhân kinh tế. Đơn giản là quá phức tạp nếu vẽ tất cả. Đấy sẽ là làm mất thời gian vô ích.

Kl: Bây giờ thì đó là lời khẳng định đầy khiêm tốn. Tôi không thể tưởng tượng bạn đã bỏ qua cái gì đó bởi lười. Khi người ta thấy trường hợp chẳng hạn như bạn với vợ con mà họ nhìn nhau trong gương thì người ta cảm nhận được rằng bạn có lý do để chụp cái cảnh đó.

Ri: Tôi đang đi tìm và tình cờ bắt được thời điểm thích hợp.

Kl: Đấy là bức tranh mà tôi rất thích, trong bộ sưu tập mà bạn vừa mang đến. Ở đây ta thấy (giống như ở trường phái ấn tượng) mờ mờ đằng sau nhà thờ có cuộc rước và đằng trước là người. Đấy là ở đâu?

Ri: Đấy là ở nhà thờ lớn thành phố Cologne (rất nổi tiếng ở Đức, N.H.T.). Đấy là buổi lễ ban thánh thể cho con gái tôi, tôi nghĩ thế. Và khi đó điều kiện cho ánh sáng là xấu. Bức ảnh hơi bị mờ.

Mờ là một phương tiện mà bạn thường dùng. Khi người ta nhìn một bức tranh mờ thì thật sự sẽ gây ra một dạng khả năng rồi, nghĩa là cái mà nó vẫn còn tồn tại bên cạnh cái hiện thực“

Kl: Nhưng lý thú chính là nó không rõ. Những cái như thế mà rõ thì người ta đã thường thấy cả rồi. Nhưng ở đây sẽ liên tưởng đến cái mà ở âm nhạc gọi là các âm bội. Có các bức tranh khác cùng xướng lên. Và khi đó nếu ở người làm tranh là đang ẩn một thầy tu mà y đang cẩn thận sao chép những bài viết về thánh thần, Ở quá trình này sẽ xuất hiện những thay đổi nho nhỏ. Người ta gọi đó là phiên mã mà nó là thời thượng bởi lẽ nó cho phép đi lên trước,  ra sau hay sang bên. Các bức tranh „Atlas“ của bạn có thể là những bức sơn dầu. Nhưng bạn không luôn làm một cái từ đó?

Ri: Đấy là những bức phác họa, những khả năng. Quá tiếc nếu vứt chúng đi. Vấn đề cũng không xoay quanh nghệ thuật để đem bán, mà những bài này phải sưu tập và giữ gìn.

Kl: Liệu một bức tranh như „Party-cuộc nhậu“ đầu tiên cũng là một bức ảnh như thế?

Ri: Đúng thế.

Kl: Nếu thấy được những chiếc khóa áo trên da, thì đấy là một ca mổ rất cực đoan.

Ri: Thậm chí còn hơi thô thiển.

Kl: Tôi không thấy thế.

Ri: Có chứ.

Kl: Ca mổ gây cảm xúc nơi tôi. Trên thực tế, bạn không thể mở những chiếc khóa áo đó ra. Và đồng thời da là một bộ áo. Và con người mà họ là cái gì đó đáng quý, mà ở đây bị quy về „Party-cuộc nhậu“, không ứng xử  đáng quý, điều đó gây cảm xúc nơi tôi. Những bức tranh mà bạn vẽ về những người chết năm 1977 ở Stammheim, thì bạn, tôi nghĩ thế, đã công bố 13 năm sau các sự kiện.

Ri: Trước hết phải có một quan điểm. Cần thời gian cho đến khi có thể đưa ra ở tư cách là ý kiến.

Kl: Ngay sau khi chết thì trông họ hết sức đáng sợ mà.

Ri: Nhưng tôi vẽ họ lờ mờ, tự động họ được nhẹ đi, một cách nhân từ là như che đi.

Kl: Mờ là một phương tiện mà bạn thường dùng. Khi người ta nhìn một bức tranh mờ thì thật sự  sẽ gây ra một dạng khả năng rồi, nghĩa là cái mà nó vẫn còn tồn tại bên cạnh cái hiện thực.

Ri: Sẽ tự động có nhiều điều bí mật hơn. Tôi không chủ động làm việc ấy, nó như là một hiệu ứng phụ. Tôi vẽ lại các bức ảnh mà sau đó chúng trông như những bức tranh vẽ tồi. Tôi từng muốn chúng giống những bức ảnh hơn để thêm chất lượng. Thực vậy một bức ảnh hoàn toàn không có tính vật chất đúng theo nghĩa đó. Cái là bột màu ở đó mỏng đến mức người ta hoàn toàn không thể coi là vật chất được. Chúng phẳng và phi vật chất gần như theo hướng hội họa phẳng y như Caspar David Friedrich, người cũng vẽ unpastos, trong khi  niềm vui ở hội họa lại là cái impasto và cái dầy. Để tránh điều ấy, sau đó tôi đã rửa các bức tranh. Rồi sau đó thì bỗng nhiên trông chúng hệt như một bức ảnh, có cùng bề mặt hoàn hảo, phẳng như vậy.

Trong âm nhạc thì chúng ta có một từ cho cái đấy khi ai đó hiểu ít hay nhiều về âm nhạc. Khi đó người ta sẽ bảo, ông ta có năng khiếu âm nhạc hay ông ta điếc nặng. Đấy là một tiêu chuẩn cố định. Trong nghệ thuật tạo hình chúng ta không có cái đó“.

Kl: Có lẽ người ta không thể nói rằng một bức tranh thành công hơn một cái khác, thế nhưng ở một bức tranh hay giữa các truyền thống của các bức tranh mà chúng ta có trong đầu, có cất giấu một ứng lực. Và nếu ở đó xuất hiện một ứng lực thì John Cage cũng sẽ bảo, đấy là một sắc độ xứng đáng giữ lại.

Ri: Tôi hy vọng rằng, có thể là mọi người lại có khả năng thấy tất cả mọi thứ đều hồn nhiên. Chẳng hạn tôi đến nhà một chính trị gia, ở đấy tôi thấy một bức tranh chân dung của Adenauer do Kokoschka vẽ. Một bức tranh khả ố, ở đó Adenauer trông như một thằng ngu về già. Nhưng mọi người có nhiều trân trọng trước cái tên này và trước món tiền mà họ lầm tưởng là bức tranh tuyệt vời này phải có. Tôi phải nói: „Thật sự ghê tởm. Tại sao Ngài lại có thể treo một con quỷ như thế ở đây? Đây không phải là Adenauer, đây là sự đểu giả và hèn hạ“. Mọi người không còn khả năng thấy điều ấy nữa. Bước phát triển này được trợ giúp bởi nỗi sợ bị coi là một kẻ phát-xít. Chúng vốn đã sáng tạo ra nền nghệ thuật „thoái hóa“. Từ đấy có nỗi kinh hoàng để dám nói: „Cái này vô nghĩa, thậm chí ghê tởm khi nhìn“. Chúng ta không được phép đó, nó có thể là nghệ thuật chăng, thậm chí nghệ thuật siêu đẳng. Đấy là một trạng thái đáng sợ khi  mọi người trở nên cẩn trọng hơn theo cái cách này.

Kl: Bạn có thể nói vài thí dụ về mức độ mà người ta xử lý hiện thực?

Ri: Trong âm nhạc thì chúng ta có một từ cho cái đấy khi ai đó hiểu ít hay nhiều về âm nhạc. Khi đó người ta sẽ bảo, ông ta có năng khiếu âm nhạc hay ông ta điếc nặng. Đấy là một tiêu chuẩn cố định. Trong nghệ thuật tạo hình chúng ta không có cái đó.

Kl: Dù sao ở nghĩa nào đó vẫn có, bởi lẽ tôi luôn lại phải kinh ngạc khi thấy rằng có người có thể nhận biết ra nghệ thuật mà họ chưa hề học mà dẫu sao vẫn có thể nhận biết những khác biệt.

Ri: Nhưng bây giờ thì bạn đã cần bao nhiêu lời. Đúng là bạn không thể bảo rằng những người này có năng khiếu âm nhạc. Họ „háo tranh“? Ở tư cách là họa sĩ người ta sẽ bảo: Lũ này có thể ngó! Kẻ kia không biết ngó!



*****

Khước từ tiến bộ là một bước đi chắc chắn tới chỗ chết 

 

Bay đến các vì sao? Chiến thắng trước biến đổi khí hậu? Nhà vật lý GS David Deutsch của đại học Oxford, một trong những cha đẻ của máy tính lượng tử, tin chắc rằng loài người có thể giải tất cả các bài toán ấy và ông cũng biết giải như thế nào. 

PV: GS Deutsch, ông tin rằng loài người sau hàng tỷ tỷ năm hoang vắng trong vũ trụ sẽ thay đổi nó theo cái cách của mình và trước chúng ta là một cuộc chuyển đổi thời đại. Ý ông nghiêm túc ư?

Deutsch: Tôi không phải là người đầu tiên đi đến ý tưởng này. Ngay từ thế kỷ 19, nhà địa chất Ý Antonio Stoppani chẳng viết, ông không chần chừ mà khuyên loài người hãy tuyên bố có một quyền lực mới trong vũ trụ, mạnh như sức hút

PV: Và bay tới những hành tinh xa vời? Rút năng lượng từ lỗ đen? Chinh phục cả các thiên hà?

Deutsch: Tôi không nói là chúng ta nhất thiết phải làm tất cả các việc đó. Tôi chỉ bảo, về nguyên tắc thì chẳng có gì cản chúng ta làm việc đó. Cùng lắm là những định luật vật lý có thể cản chúng ta. Và chúng ta không biết một định luật của tự nhiên mà chẳng hạn nó cấm chúng ta đi đến các vì sao xa lắc.

PV: Về mặt lý thuyết thì việc đi đến các thiên hà là có thể. Nhưng trên thực tế thì sao?

Deutsch: Não người, khi được máy tính hỗ trợ sẽ sáng tạo ra tri thức cần cho việc đó – dẫu cho ngày nay chúng ta còn chưa biết, bằng cách nào.

PV: Đồng nghiệp của ông, Stephen Hawkin (cuốn sách „Lược sử thời gian“ tái bản đến lần thứ 18 ở Việt Nam,N.H.T.), không tin nhiều đến thế ở loài người. Ông bảo chúng ta „chỉ là lớp váng hóa học trên một hành tinh cỡ vừa“, mà nó quay quanh một „ngôi sao cỡ rất trung bình ở vùng ngoài của một trong hàng trăm tỷ thiên hà“. Hawkin sai ư?

Deutsch: Chao ôi, theo ý ngôn từ thì ông nói đúng. Cũng như phần nào là đúng rằng chiến tranh Ucraina do nguyên tử gây ra. Thực tế là đúng, nhưng nó chẳng giải thích gì hết. Cái mà chúng ta cần để hiểu thế giới và vai trò của chúng ta ở đó là các lời giải thích chứ không phải là những lời phát biểu nào đó đã rút hết nội dung.

PV: Ngay trong các đồng nghiệp của ông cũng khó tìm ra nhiều người thừa nhận một vai trò ngang với Chúa trong vũ trụ như ông.

Deutsch: Hiện nay khoa học đang ở một tình trạng đáng phàn nàn. Tôi chẳng muốn xúc phạm đồng nghiệp, nhưng đáng tiếc là đã lan ra một thể loại như sùng bái chuyên gia. Tương ứng nhiều nhà nghiên cứu đã chuyên môn hóa sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình, và ở bên trong ấy đã phát triển những điều có ích, thay vì tìm ra những lời giải thích. Đấy là một nhầm lẫn đáng sợ

PV: Cái gì là đáng sợ ở một nền khoa học mang lại lợi ích?

Deutsch: Tất cả những cái mang lại lợi ích, mỗi dự bào đều dựa trên nhận thức. Nhưng nếu người ta không còn hướng đến những giải thích cơ bản mà tin rằng, sẽ là đủ nếu chỉ phát triển cái có ích thì người ta chỉ còn chuyển động từng bước nhỏ từ số thập phân này sang số thập phân khác, và điều đó cũng chỉ ở những lĩnh vực đã được nghiên cứu kỹ. Bước phát triển này đã kìm hãm tiến bộ ghê gớm.

PV: Đã thu được các bức ảnh của một lỗ đen, chúng ta có thể thay đổi con người bởi kỹ thuật gen và sau vài tháng đã phát triển được một vaccin chống lại một virus gây đại dịch mới. Tất cả những cái ấy chẳng phải là tiến bộ ư?

Deutsch: Vẫn là, nhưng chúng ta sẽ đi chậm hơn tốc độ mà lẽ ra có thể đi.

PV: Nhà sinh học Richard Dawkins tin rằng, điều đó có lẽ là do não chúng ta không đủ để thấu hiểu thế giới càng ngày càng phức tạp hơn. Bởi não chỉ phát triển để giải quyết những vấn đề của thảo nguyên châu Phi. Nhưng bây giờ chúng ta gặp những vấn đề như các ngôi sao, lượng tử và phản ứng hạt nhân.

Deutsch: Dawkins bỏ qua điều là, về cơ bản chỉ có một loại máy tính: hoàn toàn là như nhau, liệu đó là máy tính xách tay của ông hay một siêu máy tính để mô hình hóa khí hậu, mỗi máy tính đều có thể giải các phép tính như nhau. Và não chúng ta chẳng là cái gì khác là một cái máy tính đa năng như vậy. Phần cứng trong đó có thể thực hiện bất cứ chương trình nào –  nghĩa là nghĩ ra bất cứ giải thích nào. Không hề có một cái não mà nó có thể hiểu thảo nguyên, nhưng không hiểu Trời. Ngay cả khi chúng ta có cố gắng, chúng ta vẫn không thể chế tạo một máy tính mà nó chỉ có thể làm cái này chứ không phải cái kia. Nó sẽ vi phạm các định luật của vật lý học.

PV: Sẽ ra sao, nếu chúng ta chạm tới giới hạn của cái có thể giải thích được?

Deutsch: Nếu như giới hạn không được quy định bởi các định luật của vật lý học, thì ông đã đưa cái siêu nhiên vào cuộc chơi.

PV: Chúa ư?

Deutsch: Cũng có nhiều nhà khoa học không nhận thức (giác ngộ) được rằng họ đang cố gắng vì cái siêu nhiên khi họ nói rằng có cái gì đó khác vật lý học đang ngăn cản chúng ta hiểu biết thế giới. Ngay ở những người vô thần vẫn nhận thấy một chút tính tín ngưỡng khi họ nói về ý thức của chúng ta, về vũ trụ và về chỗ đưng của chúng ta trong đó.

PV: Thiên nhiên, ông nói thế, đã trang bị cho con người có một não bộ mà với cái đó, nó có thể chinh phục các thiên hà. Thế thì vì sao hàng vạn năm loài người vẫn chỉ dùng cái rìu?

Deutsch: Họ hầu như chỉ dùng não của mình để truyền bá nền văn hóa của mình. Đáng tiếc là không để cải tiến nó. Đấy là bi kịch lớn nhất trong lịch sử loài người, nó gây ra nhiều đau khổ hơn tất cả mọi cái khác.

PV: Nếu như tiến bộ thể hiện một lợi ích cho xã hội, thì vì sao nó không cố gắng để nhanh hơn?

Deutsch: Đáng tiếc rằng những ý tưởng gây khó cho sự khác biệt lại có một ưu thế văn hóa – tiến hóa so với những ý tưởng ca ngợi sự khác biệt. Bởi vậy những ý tưởng mới khó lan tỏa. Vậy nên ở nhiều xã hội truyền thống thì điều thông thường là, phải dâng hiến cái tốt nhất cho các vị thần. Cái gì xảy ra nếu như có người nêu ý kiến, thay vì lãng phí những đồ cúng tế ấy cho các vị thần, mà hay hơn, đem cho trẻ em đang đói ăn?  Anh ta sẽ bị giết. Ý tưởng của anh ta không thể lan tỏa được.

PV: Dẫu sao thì cũng không dẫn đến sự ngưng lại của tất cả các tiến bộ…

Deutsch: Cái đó đúng, văn hóa thay đổi, nhưng quá chậm để cho những người canh giữ sự ổn định có thể nhận ra. Trong kinh thánh có nói: „Cái gì đã xảy ra, thì chính cái ấy sau đó sẽ tồn tại. Cái người ta đã làm thì sau này người ta lại làm chính cái ấy, và hoàn toàn chẳng có cái gì mới dưới ánh Mặt Trời“. Vậy ông thấy đấy: với một người sống hàng thế kỷ trước Thánh Christo, thì thế giới có vẻ như chẳng bao giờ thay đổi. Bởi vậy gần như mỗi người sống cuộc đời của mình mà ở đó anh ta chẳng bao giờ thấy cái gì mới.

PV: Cái gì phải xảy ra để con người có thể cho phép những thay đổi?

Deutsch: Vào một lúc nào đấy thì một số xã hội cũng nhận thức rằng thật sự có thể có những cải thiện, Athen cổ đại hvà Florence thời Phục Hưng là những thí dụ đã biết cho việc đó. Nhưng ngay ở những trường hợp này, sau vài thế hệ thì xung lực cho đổi mới lại bị phá hủy. Chỉ có sự Khai sáng mới sống sót, nó lan rộng và cuối cùng mới sản sinh ra tất cả những cái mà ngày nay chúng ta thừa hưởng.

PV: Cái gì là khác ở trường hợp Khai sáng?

Deutsch: Tôi nghĩ rằng, đó là tinh thần lạc quan, nó đã giúp khoa học đi đến bước đột phá. Nó đã bám rễ rất sâu vào nền văn hóa ngày nay của chúng ta: nếu có cái gì đó thay đổi theo hướng xấu đi thì mọi người phản đối ngay. Bởi lẽ họ vững tin rằng vấn đề cho phép giải được và bởi vậy tình huống lại cho phép cải thiện. Quan điểm này là mới. Thực vậy ở phần lớn lịch sử thì mọi người nghĩ rằng: thế giới là xấu, thậm chí nó càng ngày càng xấu hơn.

PV: Ngay cả đến ngày hôm nay nữa, Khai sáng có thể thất bại chăng?

Deutsch: Rõ ràng là có. Nếu nó thất bại thì vấn đề là ở chỗ, con người thiếu tri thức cần thiết để ngăn cản cái đó. Bởi vậy chiếu chỉ cao nhất của chúng ta là thúc đẩy tiến bộ đi nhanh nhất có thể. Mà ở đây tôi không chỉ nói về tiến bộ kỹ thuật, mà cũng cả về tiến bộ đạo đức, chính trị và khoa học cơ bản. Ông không bao giờ có thể biết, nhận thức nào sẽ tỏ ra là mang tính quyết định cho bước tiến của nền văn minh của chúng ta. Khi bắt đầu Thế Chiến Hai chẳng có ai tiên đoán được rằng, các tính chất của nguyên tố ngoại lai Uranium lại đóng một vai trò ở kết thúc cuộc chiến. Nhưng mà nó lại là vậy.

PV: Một xã hội tiến bộ thì phải dân chủ?

Deutsch: Dân chủ, Winstin Churchill bảo, là chế độ xấu nhất trong các chế độ chính phủ, loại trừ tất cả các cái khác. Theo triết gia Anh-Áo Karrl Popper thì tôi nghĩ rằng, cái quyết định ở dân chủ chẳng phải là các cuộc bầu cử, thậm chí không phải là nhân quyền. Mang tính quyết định trước hết là ở các nền dân chủ có thể thay đổi chính phủ và chính trị mà không cần tới việc phải dùng bạo lực.

PV: Bảo đảm tự do ngôn luận quan trọng đến thế nào?

Deutsch: Rất quan trọng. Tội ác ghê tởm nhất về mặt đạo đức trong tất cả các tội ác là ở chỗ ngăn cản sửa chữa sai lầm. Chúng ta phải đánh giá tất cả các thể chế chính trị và xã hội theo điểm là, chúng khuyến khích việc sửa sai hiệu quả như thế nào.

PV: Xét về tổng thể, chúng ta đạt tới đâu ở điểm này?

Deutsch: Tôi nghĩ rằng, kinh tế và khoa học ở các xã hội phương Tây chúng ta về cơ bản là ok. Hướng tới nhiều tiến bộ, nhiều cởi mở, nhiều tính sáng tạo hơn. Nhưng các thành phần khác của nền văn hóa phương Tây của chúng ta lại vẫn còn luôn định hướng vào những ý tưởng cũ, trung thành đi tiếp theo tri thức truyền thống mà chúng chính là ngược với tư duy Khai sáng.

PV: Ông muốn nói đến những thành phần nào của nền văn hóa chúng ta?

Deutsch: Ở đây tôi đặc biệt nghĩ tới hệ thống giáo dục của chúng ta, các trường trung học và đại học đều có những chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn. Điều ấy có nghĩa rằng, ông quy định một vốn ý tưởng mà mỗi người phải tư hữu hóa chúng. Tiêu chuẩn có nghĩa rằng, con người phải tiêu chuẩn hóa. Ở một xã hội hợp lý hóa cao hơn thì các trường tuyển chọn sao cho mỗi đứa trẻ khi nó rời trường, sẽ khác đi. Nhưng hiện tại họ đang tuyển chọn theo chiều ngược lại.

PV: Tiến bộ kỹ thuật cũng mang lại cho chúng ta sự nóng lên toàn cầu, thác lũ nhựa và sự chết của các loài. Cuối cùng thì liệu chính tiến bộ lại tác động nhằm kết thúc nền văn minh của chúng ta?

Deutsch: Đấy là những hệ quả của tiến bộ, nhưng chúng sẽ không hủy hoại chúng ta. Mỗi lời giải cho một vấn đề lại tạo ra những vấn đề mới – và cả những cái này cũng lại giải được. Nhưng các phương pháp geoengineering-địa kỹ thuật mà có lẽ nó có thể giải được vấn đề biến đổi khí hậu đáng tiếc lại bị cấm. Vào những thập niên tới chúng ta phải phát minh ra và thử nghiệm nhiều nhất có thể những phương pháp như thế. Thay vì thế, tôi sợ vậy, người ta chỉ bắt đầu với chúng ta khi hầu như là đã quá muộn.

PV: Liệu mỗi vấn đề đã được giải lại đặt ra một vấn đề mới, và nếu như số các vấn đề cần phải giải, càng ngày càng tăng, thì điều đó có nhất thiết dẫn đến một thảm họa chăng?

Deutsch: Không, một mặt thì vấn đề là cái gì đó cực tốt, chúng là điều cơ bản để đưa chúng ta đi lên. Mặt khác thì có những thảm họa mà chúng ta không thể tránh được vì chúng ta vẫn đang còn thiếu tri thức cần thiết cho chúng. Thế nhưng thảm họa chẳng phải là không thể tránh được. Chẳng có ai cản được chúng ta tạo ra tri thức cần thiết để tránh chúng.

PV: Vắc-xin ngừa covid…

Deutsch: Vâng, một ví dụ hay. Vào lúc bắt đầu đại dịch, người ta bảo: cần nhiều năm cho đến khi có được một vắc-xin. Cuối cùng thì chỉ cần vài tháng. Và nếu như đã không có tất cả những thứ rối rắm là các quy định và chỉ thị thì vắc-xin đã sẵn sàng được đưa ra trong ít ngày. Những chỉ thị như thế này là thành phần của những lực lượng bảo thủ mà chúng cản đường để tạo ra tri thức  mới.

PV: Là sai ư khi cẩn thận test một vắc-xin trước khi đưa nó ra cho hàng triệu người?

Deutsch: Đủ cẩn thận để giải được vấn đề. Trong trường hợp này lẽ ra chúng ta đã phải cho phép những tình nguyện viên chủ động tự nhiễm covid để thử ở họ các loại thuốc hay vắc-xin. Có nhiều người sẵn sàng hy sinh tính mạng mình để cứu người khác. Tại sao người ta không cho phép họ làm việc đó?

PV: Ông bảo cẩn thận là sai ư?

Deutsch: Lo trước là tốt. Nhưng nguyên tắc cẩn thận là sai. Nếu ông trấn áp tất cả những cái mới vì nó có thể gây ra những hiệu ứng phụ thì ông đã ngăn cản tiến bộ, cản trở những giải pháp mới cho các vấn đề và điều ấy có nghĩa là: ông đã gây ra khổ đau cho con người.

PV: Liệu đôi khi có thông minh hơn chăng, nếu ta khước từ kỹ thuật mới mạo hiểm?

Deutsch: Không! Khước từ tiến bộ là một bước đi chắc chắn tới chố chết. Khi đó sẽ chẳng còn có câu hỏi liệu, mà chỉ còn là, bao giờ nền văn minh của chúng ta sẽ bị phá hủy. Hãy để sao nó chưa xảy ra với chúng ta, mà chờ đến con cái chúng ta! Đấy là cái tâm của nguyên tắc lo xa. Nó vô cùng không thông minh nếu không nói là vô đạo đức.

PV: Ông có tin rằng suy nghĩ của ông hợp lý hơn người khác chăng?

Deutsch: Không! Hoàn toàn không. Tôi tin chắc chắn rằng tôi cũng đầy rẫy sai lầm và mâu thuẫn. Mâu thuẫn trần trụi tuy nhiên  lại chẳng phải cái gì xấu xa. Trái lại: chúng là cái chất từ đó sinh ra những vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Và bởi vậy mà nó là cái chất mà từ đó sẽ là tiến bộ.

PV: Tiến bộ mà ông ca ngợi như thế, đến một ngày nào đấy sẽ dẫn đến hiểu biết hoàn toàn về thế giới, một loại như công thức thế giới chăng?

Deutsch: Không! Không bao giờ có công thức thế giới. Tuy nhiên các nhà vật lý dùng khái niệm này để gọi một cái gì đó khiêm tốn hơn rất, rất nhiều. Họ đi tìm một công thức mà nó mô tả tất cả các tương tác của các hạt cơ bản kể tất cả lực hấp dẫn. Trong mắt tôi thì cái đó chỉ là một thành phần nhỏ của vật lý học, và vật lý chỉ là một thành phần nhỏ của khoa học tự nhiên, và khoa học tự nhiên chỉ là một thành phần nhỏ của tri thức nhân loại. Điều đó có nghĩa là: rõ ràng nó không phải là một „công thức thế giới“.

PV: Liệu vẫn có một sự thật chứ?

Deutsch: Đúng thế, vẫn có một sự thật. Thế nhưng chúng ta không có khả năng nhận thức ra nó ở tư cách đó. Nếu chúng ta bảo, chúng ta tìm kiếm chân lý thì thực ra chúng ta muốn nói rằng chúng ta tìm kiếm những sai sót trong nhận thức cho đến nay của chúng ta. Còn nếu như chúng ta ủng hộ một lý thuyết thì chúng ta thâm ý rằng, chúng ta còn chưa tìm ra là, nó sai theo nghĩa nào. Tri thức của chúng ta cấu thành từ những nhầm lẫn mà chúng có ưu việt là có ít sai sót hơn là những nhầm lẫn trước đây của chúng ta.

PV: Thế thì nền văn minh kỹ thuật hiện nay là một thắng lợi vĩ đại của sự nhầm lẫn. Ông sẽ hưởng lợi biết bao nhiêu cho chính mình? Ông có còn trải nghiệm được tính bất tử chăng?

Deutsch: Xét về tiến bộ hiện nay của kiến thức y học sẽ có thể là tôi sống lâu hơn như tôi vẫn mong đợi. Tuy nhiên tôi chẳng hề tính đến sự bất tử ngay khi tôi đang còn sống. Nhưng có lẽ tôi sẽ bị bất ngờ. Nếu xảy ra điều đó, vào 100 năm nữa chúng ta có thể tiếp tục cuộc nói chuyện này.

PV: Rất hân hạnh. Cho đến khi đó, GS Deutsch ạ, chúng tôi xin đa tạ ông vì cuộc tọa đàm này.


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Cảm nghĩ tháng Tư 2020

Phan Thanh Hung

VNTB – Trẻ “mồ côi” Việt Nam đi du học ở Đức

Phan Thanh Hung

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 10)  

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo