Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Về hưu, bà cựu thứ trưởng Bộ Giáo Dục xin xỏ, phàn nàn và tố cáo”

Giang Tử

 

(VNTB) – “Cùng thời với chúng tôi, nếu công tác ở hệ Đảng hoặc Quốc hội đều được hóa giá nhà (Nhà nước bán lại cho cán bộ), chỉ có chúng tôi bên hệ Chính phủ thì không có gì”.

***

Một số báo chí nhà nước đăng bức thư (đơn) “xin giữ lại” nhà công vụ ở Hà Nội của bà Đặng Huỳnh Mai cựu thứ trưởng Bộ Giáo dục đã nghỉ hưu, hiện về ở với gia đình ở Vĩnh Long trong căn biệt thự hoành tráng trên con phố lớn nhất thành phố này.

Căn hộ tiêu chuẩn thứ trưởng bà được cấp khi công tác ở Hà Nội, khi nghỉ hưu bà không trả cho nhà nước, mà giao cho con trai là giảng viên một trường Đại học ở Hà Nội cùng ở nhiều năm nay. Bà viết thư đơn gửi thủ tướng “xin giữ lại” hàm nghĩa xin hoá giá, mua đứt. Đây là thư riêng của một cựu thành viên chính phủ gửi về cơ quan cũ. Vì sao văn phòng chính phủ lại cho báo chí đăng công khai ? Liệu điều đó phải chăng đã xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, cụ thể là “quyền bảo mật thư tín cá nhân”? Vi phạm cả hai bộ luật Dân sự và Luật An Ninh Mạng.

Bà kể lể công lao là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Bà kể rằng hiện là ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp hội Người khuyết tật, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

Sau khi đơn thư cá nhân của bà Mai được đăng trên các báo, phóng viên đến “hỏi thăm sức khỏe” bà Mai, mạng xã hội nổi con bão chỉ trích dữ dội. Tư liệu về dòng họ vợ chồng bà “làm quan cả họ ở Vĩnh Long” vồn xưa nay im ắng nay tung khắp lên mạng… Bà  hoảng hồn, không ngờ một bức thư riêng lại “vỡ trận” đến vậy. Bà vội vàng gọi điện ra Hà Nội xin hẹn ngày bàn giao trả nhà. Bà thanh minh với nhà báo rằng đó là “hiểu lầm”.

Bà thanh minh lúng túng, vụng chéo khéo chống, rằng bà “xin thuê tiếp” chứ không xin cấp hoá giá hẳn.

Chúng ta sẽ lý giải nguyên nhân thực sự của đơn thư là gì.

Theo đơn, bà Mai kể, khi nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, sau 6 tháng ở ký túc xá sinh viên Đại học Bách Khoa (Hà Nội), bà được phân một căn chung cư ở khu Hoàng Cầu. “Lúc đó đây là nhà thô, chúng tôi tự hoàn thiện, trang bị vật dụng. Sau khi nhận sổ nghỉ hưu, tôi trả tiền thuê nhà cho Bộ Xây dựng”, đơn viết.

Ngụy biện che giấu sự thật:

Đoạn văn 1:

Khi nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, sau 6 tháng ở ký túc xá sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi mới được phân 1 căn chung cư ở P608 nhà A2. Đây là nhà thô hoàn toàn, chúng tôi tự hoàn thiện, trang bị vật dụng. Sau khi nhận sổ nghỉ hưu, tôi trả tiền thuê nhà cho Bộ Xây dựng”- bà Mai viết trong đơn.

Thử nghĩ xem, một vị tân thứ trrưởng Bộ Giáo dục đến nhận nhiệm vụ , lại bị nhét vào “ký túc xá sinh viên”,  phải chăng Hà Nội và Bộ giáo dục rẻ rúng bà đến thế ?

Thực tế là bà nói mập mờ. Trong “Ký túc xả sinh viên” có nhiều loại phòng ốc. Trong đó có loại phòng ốc đặc biệt khép kín dành cho Nghiên cứu sinh và Khách thỉnh giảng nước ngoài rất sang trọng, chảng kém khách sạn hạng sang. (Hầu hết các khu đại học đều có loại phòng ốc đặc biệt này).

Mặt khác bà chỉ ở tạm vài tháng trong khi chờ căn “chung cư cấp thứ trưởng” đang xây dựng sắp xong ở khu phố Hoàng Cầu.

“Ký túc xá SV đại học Bách Khoa” lại ở gần kề bên trụ sở Bộ Giáo Dục, chỉ cần đi bộ vài trăm thước là bà Mai có thể đến nơi làm việc hàng ngày. Bà Mai không hiểu sự chu đáo của Bộ Giáo Dục  mà lại viết như phàn nàn bà chịu đựng cực khổ, để gọi lòng trắc ẩn của thủ tướng như vậy, phải chăng là lập lờ ngụy biện ?

Khi “chung cư cấp thứ trưởng” mới làm thô, chưa hoàn chỉnh, bà đòi đến ở ngay và chấp nhận “tự hoàn thiện”. “Đây là nhà thô hoàn toàn, chúng tôi tự hoàn thiện, trang bị vật dụng”. Hãy nghĩ, lương thứ trưởng khó mà đủ để “hoàn thiện một căn hộ cao cấp” 93 mét vuông. Lẽ tất nhiên, ông xã ở quê nhà Vĩnh Long phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, rồi chủ tịch UBND tỉnh đã động lòng giúp đỡ bà về tài chính, chứ đâu nỡ để cho phu nhân và con trai ở “nhà thô” ?

Bà Mai trình bày suốt cuộc đời hoạt động, chưa hề nhận được chính sách nào của Đảng về nhà ở, đất đai hay phương tiện đi lại. Bà chỉ có một căn nhà thuê để tiếp tục làm việc và ở cùng con trai.

Tố cáo sự đặc quyền đặc lợi  của cán bộ Hệ Đảng và Quốc hội:

Đoạn văn 2

Thực lòng bà Mai chỉ so sánh (ganh tỵ) để xin cho bản thân, chẳng có ý tố cáo ai. Nhưng bà Mai tiến sĩ khoa tiểu học không biết câu thành ngữ “bút sa gà chết”:

Cùng thời với chúng tôi, nếu công tác ở hệ Đảng hoặc Quốc hội đều được hóa giá nhà (Nhà nước bán lại cho cán bộ), chỉ có chúng tôi bên hệ Chính phủ thì không có gì”.

Bà không ngờ mình đã vô tình phơi bày chế độ đặc quyền đặc lợi của cán bộ Đảng và Quốc Hội. Vì sao “bên chính phủ” lại phải kém cạnh ? Có lẽ, theo logic hình thức, vì “bên chính phủ” gắn liền với kinh tế tài chính nên có thể “tự túc, tự lực” không cần phải ưu tiên như “bên Đảng, Quốc hội” nghèo vì chỉ gắn với “giấy tờ, công văn” thuần túy, đạm bạc, chẳng có mỡ màu như các bộ ngành bên chính phủ.

Vì sao trung ương lại có quan niệm “phân biệt” hai hệ như vậy ?

Hãy đi ngược trở về những năm chiến tranh trước 1975, phiếu mua hàng hóa  chia ra tới 5 loại: A,B,C,D,E theo cấp bậc chức vụ. Riêng đối với cơ quan trung ương, còn có cửa hàng phân phối riêng ở số nhà 5 phố Tôn Đản quận Hoàn Kiếm chuyên cung cấp bán lẻ cho cán bộ cao cấp những thứ hàng nhập ngoại và đặc sản trong nước (giá rẻ như cho). Chiến tranh và thiếu thốn cực khổ, dành cho Nhân dân. Ưu đãi dành cho cán bộ cấp cao. “Dù phải tiến hành chiến tranh 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa” (Lời Hồ chủ tịch) thì có sao đâu.

Năm 2018 Bộ Xây dựng còn đưa ra đề án “Dự thảo Nghĩa trang Cao cấp” mới, bị dư luận xã hội ào ạt phản đối, vội rút bỏ chờ… thời cơ khác.

Chưa hết, bà Mai còn kể trong đơn thư, “tôi là Nhà giáo Nhân dân, tiến sĩ”.

Thực ra, ai cũng biết giá trị của “Nhà giáo Nhân dân” là sự “phân phối quyền lợi tinh thần” trong ngành của bà. Lại còn “tiến sĩ giáo dục học” là gì ?  Hãy nghĩ xem, bà Mai là thứ trưởng BGD, được phân công “phụ trách mảng tiểu học và miền núi”. Bà lại tranh thủ làm cái Luận án “tiến sĩ giáo dục tiểu học” ở ngay cái trường ĐHSP Hà Nội, nơi bà lãnh đạo họ. Thiếu gì người làm giúp bà luận án TS. Bà lấy bằng Tiến sỹ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2006 (khi bà vẫn đang đương chức Thứ trưởng). Bà Mai vừa là lãnh đạo cơ sở ĐH, vừa là học trò của trường đó. Nghĩ mà thương bà Mai rơi vào trường hợp trớ trêu eó le quá.

Bà Mai nghỉ hưu theo quyết định của Chính phủ từ năm 2007... Bà giao hẳn lại cho con trai công tác ở Hà Nội ở “ngôi nhà thứ trưởng” và trả tiền thuê nhà giá ưu đãi… Nay Bộ Xây dựng gửi công văn giục trả nhà, bà và 11 thứ trưởng khác tìm cách “khắc phục”.

Bà Mai hoang tưởng rằng mình tài cao đức trọng từ một giám đốc Sở GD tỉnh Vĩnh Long được tìn nhiệm thăng lên Thứ trưởng.

Bà Mai ở Hà Nội mà không biết câu thành ngữ chính trịi “miền Nam, miền núi, phụ nữ”.

Dân Hà Nội sành chuyện chính trị “vỉa hè”, thực ra  bí mật cung đình lọt từ trong nội bộ ra ngoài. Về qui hoạch nhân sự, Trung ương khi chia ghế cần phải cân đối theo vùng miền. Có câu thành ngữ như trên. Giải nghĩa là:

Trong các ứng viên tương đương về tài đức, năng  lực, bằng cấp.

Ai có hơn điểm ưu tiên sau đây sẽ được chọn.

+ Miền Nam (+3 điểm)

+ Miền núi (+2 điểm)

+ Phụ nữ (+1 điểm)

Bà Đặng Huỳnh Mai được 04 điểm ưu tiên (miền Nam + 3, phụ nữ +1).

Thiên hạ tung hê lên mạng “thành tích” của đại gia đình hai họ Trương – Đặng, dòng họ hiển hách nhất xứ Vĩnh Long và ảnh ngôi nhà đẹp nhất thành phố Vĩnh Long.

Chồng: Trương Văn Sáu (sinh năm 1950), cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long (2005-2010), chủ tịch UBND Vĩnh Long, nghỉ hưu năm 2010.

Em trai: Đặng Văn Lượng, Chủ tịch UBND Thành phố Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016-2021.

Em gái: là bà Thanh nhận trách nhiệm làm Giám đốc Ngân hàng Công thương VCB.

Em rể (chồng của bà Thanh): Nguyễn Văn Diệp, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long..

Con trai: Trương Đặng Vĩnh Phúc (sinh năm 1976) hiện là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.

Con dâu: Nguyễn Thị Quyên Thanh (sinh năm 1978) nối ghế mẹ chồng làm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, sau 10 năm dạy học trung học.

Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai vốn xưa nay kín tiếng. Ngay khi còn công tác, bà được tiếng là người phụ nữ Nam Bộ giản dị, chân tình, chẳng để lại điều tiếng gì. Về hưu lại càng kín tiếng hơn. Ai ngờ khi lòng tham sân si trỗi dậy, bà gửi một cái đơn thư khiến cho công luận bức xúc. Báo chí nhà nước và Mạng xã hội song kiếm hợp bích dày vò bà khốn khổ suốt hơn1 tuần lễ. Bà chịu hết nổi vì cả dòng họ bị đem ra bêu trên công luận… và vô tình, đặc biệt bà viết lên những lời tố cáo khiến Đảng và Quốc Hội bị vạ lây.

 

__________

Tham khảo:

https://vnexpress.net/cuu-thu-truong-giao-duc-va-dao-tao-xin-thue-nha-cong-vu-4142704.html

https://dantri.com.vn/blog/ba-cuu-thu-truong-oi-xin-dung-lam-kho-thu-tuong-nua-20200810045913401.htm

Tin bài liên quan:

VNTB – Buồn vui Câu Lạc Bộ Thơ  FB Về Chủ Đề “Tố Hữu”

Phan Thanh Hung

VNTB – Nghệ thuật chắp vá tượng đài- một sự khủng hoảng nghệ thuật XHCN

Phan Thanh Hung

VNTB – Ngày 9.1.2020 – thảm kịch Đồng Tâm, bản chất và hiện trạng*

Phan Thanh Hung

6 comments

Ngọc Thuỷ 21.08.2020 1:50 at 01:50

Người ta đầu tư chất xám, đầu tư tuổi trẻ, đầu tư tiền bạc để đánh cược với cuộc đờ họ, ..nhưng cuối cùng chưa chắc đến cuối đời được giàu sang, cuộc sống sung túc. Nhưng nếu bạn chỉ cần đầu tư tuổi trẻ vào nhà nước, chắc chắn đến khi về hưu nhà cao cửa rộng, từ ông nhỏ bà nhỏ đến ông lớn bà lớn. Lời thế thì bảo sao mà “Ghế ít đít nhiều”.

Reply
Minh Tangtuyet 21.08.2020 1:51 at 01:51

…bà nầy (cả thím Ngân, Trương Mỹ Hoa…) đều được ông Trọng cộng thêm 4 điểm (1 đ là nữ, 3 đ là miền nam)…mà dân HN họ gọi là loại cán bộ “vừa nữ vừa nam”…và không thể cạnh tranh được…

Reply
Hùng Phạm 21.08.2020 1:51 at 01:51

Lòng tham có ở mọi người, chỉ khác ở chỗ vị trí được nói và bị nghe mà thôi

Reply
Van Le 21.08.2020 1:51 at 01:51

Kêu Bộ CA khởi tố bà này luôn

Reply
Thiên Hoàng 21.08.2020 1:51 at 01:51

Lòng tham không đáy!

Reply
Tran Hoat 21.08.2020 1:52 at 01:52

Cháy nhà ra mặt chuột,bà Mai nêu ra người ta mới biết những chuyện như thế chứ

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo