VNTB – Việc phòng dịch từ phái đoàn Tập Cận Bình ở Hà Nội ra sao?

VNTB – Việc phòng dịch từ phái đoàn Tập Cận Bình ở Hà Nội ra sao?

Đông Đô

(VNTB) – CDC khuyến cáo 5 tình huống bắt buộc đeo khẩu trang

CDC Trung Quốc đã kêu gọi người dân đeo khẩu trang trong “tiếp xúc gần”. Theo đó, có 5 tình huống bắt buộc đeo khẩu trang:

(1) Người mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như Covid-19, cúm, Mycoplasma pneumoniae, virus hợp bào hô hấp khi vào khu vực công cộng trong nhà hoặc tiếp xúc gần với người khác (khoảng cách dưới 1 mét).

(2) Những người có triệu chứng của bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bao gồm sốt, ho, sổ mũi, đau họng, đau cơ, mệt mỏi khi vào không gian công cộng trong nhà hoặc tiếp xúc gần với người khác.

(3) Khi đến các cơ sở y tế để điều trị, đi cùng bệnh nhân hoặc vì mục đích chăm sóc, thăm hỏi.

(4) Trong thời kỳ tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cao, khi mọi người đến những địa điểm dễ bị tổn thương như viện dưỡng lão, cơ sở phúc lợi xã hội và cơ sở chăm sóc trẻ em.

(5) Trong thời kỳ tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cao, nhân viên tại các cơ sở quan trọng như viện dưỡng lão, tổ chức phúc lợi xã hội, cơ sở chăm sóc trẻ em và trường học.

Có 4 tình huống đeo khẩu trang được đề xuất ờ thời điểm hiện tại:

(1) Trong thời kỳ tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cao, khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như máy bay, tàu hỏa, xe buýt đường dài, tàu thủy, tàu điện ngầm và xe buýt.

(2) Trong thời kỳ tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cao, khi đi vào những nơi kín, đông dân cư như siêu thị, rạp chiếu phim, nhà ga hành khách, thang máy kín.

(3) Trong thời kỳ tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cao, người già, người mắc bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai khi vào không gian công cộng trong nhà.

(4) Trong thời gian học tập, sinh hoạt, làm việc chung với các cá nhân có triệu chứng mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.

Như vậy, với khuyến cáo trên từ CDC Trung Quốc, cho thấy phái đoàn của Tập Cận Bình đến Hà Nội vào lúc trưa ngày 12-12 và sau đó là các gặp gỡ trong một không gian kín, nhưng lại không thấy các biện pháp kiểm dịch trước đó, xem chừng sẽ tiềm ẩn nguy cơ về lây lan dịch hô hấp đang diễn ra như khuyến cáo từ CDC Trung Quốc.

Có những lúc lịch sử dường như lặp lại khiến ai nấy rùng mình: cuối năm rồi mà lại xôn xao về tình trạng bệnh đường hô hấp không được thông tin rõ ràng ở Trung Quốc…

Một đợt bùng phát viêm phổi do khuẩn Mycoplasma gây ra, thường là một bệnh nhiễm trùng nhẹ, đã tấn công hàng triệu trẻ em vào nửa cuối năm 2023, làm sống lại ký ức Covid-19 và làm dấy lên lo ngại về một mầm bệnh mới. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết mối nguy hiểm tiềm ẩn thực sự đứng sau làn sóng lây nhiễm này là sự gia tăng của siêu vi khuẩn, được tạo ra bởi tình trạng kháng thuốc hình thành trong nhiều năm và khiến các loại kháng sinh trở nên kém hiệu quả hơn.

Tình cảnh trên nếu xảy ra với Việt Nam thì sẽ là tai họa không thua kém, vì theo Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Theo đó từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%.

Số liệu từ bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) – cho biết có khoảng 30% bệnh nhi có vi khuẩn kháng thuốc. Một trong những nguyên nhân làm trẻ có vi khuẩn kháng thuốc là do nhiều trẻ được các ông bố bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị với liều lượng kháng sinh không hợp lý.

Xem ra trong khi chưa ngã ngũ có “chung vận mệnh chính trị” hay không giữa Việt Nam với Trung Quốc, thì Hà Nội và Bắc Kinh đang cùng chung “vận mệnh dịch bệnh” đến từ chuyện “lờn kháng sinh”.

________________

Nguồn: https://www.shine.cn/news/nation/2312103119/


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)