Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam khai thác cơn thịnh nộ dân tộc với bản đồ Trung Quốc

Anh Khoa dịch

 

(VNTB) – Netflix, Thành Long và H&M đều vi  phạm ‘đường lưỡi bò’ 

 

Tác  giả: Điền Lương – Viện nghiên cứu châu Á ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.

Netflix, DreamWorks, thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M và ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Thành Long có điểm gì chung?

Gần đây, tất cả đều bị cuốn vào làn sóng tranh luận gay gắt về chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, dù ở những hoàn cảnh khác nhau, mối liên hệ giữa các cuộc tranh cãi là “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh đơn phương tuyên bố xác định yêu sách hàng hải của họ ở Biển Đông.

Vụ việc mới nhất bùng lên vào tháng trước khi Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Việt Nam yêu cầu Netflix loại bỏ bộ phim gián điệp Úc “Pine Gap” khỏi chương trình vì “đã gây phẫn nộ và tổn thương cảm xúc của toàn thể người dân Việt Nam” với bản đồ lưỡi bò mà Hà Nội phản đối lâu nay.

Trong khi Netflix xác nhận rằng bộ phim “Pine Gap” đã bị gỡ bỏ ở Việt Nam – người đăng ký ở nơi khác vẫn có thể xem phim này được – nViệt Nam cho biết hai phim khác của Netflix cũng đã vi phạm tương tự trong 12 tháng qua.

Netflix không phải là trường hợp vi phạm duy nhất. Vào tháng 10 năm 2019, cư dân mạng Việt Nam phát hiện ra bộ phim “Abominable” – Người tuyết bé nhỏ – do DreamWorks và Pearl Studio của Thượng Hải hợp tác sản xuất, cũng có xuất hiện một bản đồ có đường lưỡi bò. Bộ phim này ngay lập tức bị truất quyền chiếu tại các rạp ở Việt.

Ngày càng nhiều những người yêu nước trên mạng lên tiếng việc bảo vệ hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài bằng cách báo cáo những nội dung mà họ cho là gây tranh cãi và không phù hợp. Trong không gian mạng Việt Nam, tinh thần bài Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ hoặc ảnh hưởng của Bắc Kinh là nguyên nhân chính cho các biểu hiện chủ nghĩa dân tộc.

Trong những năm qua, nhà chức trách Việt Nam đã nhận thức rõ rằng bất kỳ động thái trấn áp chủ nghĩa dân tộc nào, đặc biệt là bài Trung chỉ làm cho người ủng hộ ngày càng xa lánh. Trong bối cảnh đó, Việt Nam tỏ ra rất nhạy cảm với việc thể hiện tình cảm dân tộc chủ nghĩa trên mạng, và thường được sử dụng để phục vụ cho chương trình nghị sự.

Phản ứng dữ dội trên mạng thể hiện rõ nhất đối với thương hiệu quần áo Thụy Điển H&M và ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Thành Long.

Vào tháng 4, H&M đã bị tấn công trên mạng sau khi Trung Quốc yêu cầu nhà bán lẻ thời trang này sửa lại một “bản đồ có vấn đề về Trung Quốc” trên trang web của họ.

Mặc dù không rõ vấn đề với bản đồ là gì, nhưng ở Việt Nam, sự kiện đó nhanh chóng được cho là dấu hiệu cho thấy H&M đã đầu hàng Trung Quốc khi sử dụng bản đồ có đường lưỡi bò, qua đó xuất hiện việc kêu gọi tẩy chay trên mạng và trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Vào tháng 11 năm 2019, Thành Long đã phải hủy bỏ chuyến thăm Việt Nam sau khi một cuộc phản đối trên mạng cáo buộc rằng Thành Long ủng hộ đường lưỡi bò. Dù được biết có quan điểm ủng hộ Trung Quốc, nhưng tại thời điểm đó, không có tài liệu nào cho thấy Thành Long công khai ủng hộ các yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh.

Tất cả những trường hợp này đều diễn ra theo một mô hình giống nhau kỳ lạ: Mặc dù thiếu bằng chứng thuyết phục, những người Việt Nam yêu nước trên mạng vô cùng hồ hởi vồ vập. Hơn nữa, nhà chức trách Việt Nam sau đó đã nắm bắt được tình cảm dân tộc chủ nghĩa như vậy để phát đi những thông điệp quan trọng đến đông đảo khán giả quốc tế.

Điều quan trọng nhất trong số những thông điệp này là không nên bỏ qua tình cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ cuồng nhiiệt trong nước. Thứ hai, không có gì có nguy cơ khuấy động tranh cãi nhanh hơn việc xác thực các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc. Cuối cùng, mặc dù nền kinh tế Việt Nam bị lép vế trước Trung Quốc, nhưng trong một số trường hợp, các công ty đang tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam nên cân nhắc kỹ lưỡng việc lấy lòng những người yêu nước trên mạng – hoặc ít nhất là không làm họ giận dữ.

Điều gây tò mò hơn về vụ việc mới nhất của Netflix là trong khi cơ quan phát thanh truyền hình Việt Nam nhắc lại những lời thường thấy cảm giác bị tổn thương, thì phản ứng dữ dội đối với công ty Mỹ lần này lại không dữ dội. Ít nhất, là gần như không mạnh như những làn sóng dân tộc chủ nghĩa khác buộc nhà chức trách phải hành động.

Điểm mấu chốt ở đây là Việt Nam ngày càng thoải mái chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, đến mức có thể trích dẫn ý kiến của công chúng, bất kể có hay không tình cảm dân tộc chủ nghĩa phổ biến đó.

Tuy nhiên, chiến thuật đó không phải là không có nguy cơ. Giống như Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam phải đối mặt với câu hỏi gay gắt là làm thế nào để cân bằng giữa nguy cơ lâu dài của việc thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc quá cao so với lợi ích ngắn hạn của việc củng cố tính chính danh của chế độ bằng những màn trình diễn trên trường quốc tế.

Để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc, lãnh đạo Việt Nam đang kết hợp chặt chẽ giữa việc xoa dịu chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành và ngăn chặn người yêu nước quay lưng lại với họ. Đánh vào tâm lý bài Trung Quốc, Việt Nam phải cẩn thận không để mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trở nên bạo động trước đây là một viên thuốc đắng cho nhà cầm quyền Việt Nam.

Việt Nam cũng đã yêu cầu phải xử lý những gì họ gọi là “nội dung chống nhà nước”, chủ yếu là nội dung được cho là có hại cho uy tín chế độ và lãnh đạo.

Nhưng những người yêu nước trên mạng đã nói rõ nguyên nhân cuối cùng của họ là vì tổ quốc. Việt Nam phải đối mặt với một thách thức khó khăn trong việc tiếp tục biện minh cho việc đàn áp các nội dung chống phá nhà nước mà không quay lưng lại với những người yêu nước mà họ cần sự ủng hộ.

Nguồn: Nikkei Asia Review


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Mỹ cam kết bảo vệ Philippines, Việt Nam sẽ hưởng lợi?

Trương Thế Tử

ĐKSBĐ – Hải Cảnh Trung Quốc Thường Trực Gần Như Hàng Ngày Ở Bãi Tư Chính

Do Van Tien

VNTB – Trung Quốc phớt lờ quan hệ an ninh Việt – Mỹ?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo